Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn lưu động tại công ty mẹ tập đoàn xăng dầu việt nam​ (Trang 42)

1.2.4.1.Chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

(i) Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Việc sử dụng hợp lý tiết kiệm vốn lưu động được biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp nhanh hay chậm. Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể được đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển (số vòng quay vốn) và kỳ luân chuyển vốn (số ngày của một vòng quay vốn).

Số lần luân chuyển Vốn lưu động phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện trong thời kỳ nhất định, thường tính trong 1 năm. Công thức tính như sau:

L = 𝑀

𝑉𝐿Đ

Trong đó:

• L: số lần luân chuyển(số vòng quay) của VLĐ trong kỳ

• M: tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ, bằng doanh thu thuần • VLĐ: vốn lưu động bình quân trong kỳ

Kỳ luân chuyển VLĐ phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay VLĐ. Công thức: K = 360 𝐿 ℎ𝑎𝑦 𝐾 = 360 𝑥 𝑉𝐿Đ 𝑀 Trong đó: • K: Kỳ luân chuyển VLĐ. • M,VLĐ: Như công thức trên.

Vòng quay VLĐ càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn và chứng tỏ VLĐ càng được sử dụng có hiệu quả.

(ii) Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

Phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của một đồng vốn lưu động. Có 3 chỉ tiểu chính là:

- Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động trước thuế lãi vay - Tỷ suất lợi nhuân vốn lưu động trước thuế

- Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động sau thuế Các công thức:

ed

1.2.4.2.Yếu tố ảnh hướng đến quản trị vốn lưu động

(i) Yếu tố khách quan

- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: do tác động của nền kinh tế tăng trưởng chậm nên sức mua của thị trường bị giảm sút. Điều này làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, doanh thu sẽ ít hơn, lợi nhuận giảm sút và như thế sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.

- Rủi ro: là những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp thường gặp phải trong điều kiện kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia cùng cạnh tranh với nhau. Ngoài ra, doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên tai gây ra như hoả hoạn, lũ lụt...mà các doanh nghiệp khó có thể lường trước được.

- Do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nên sẽ làm giảm giá trị tài sản, vật tư...Vì vậy, doanh nghiệp cần nắm bắt kịp điều này để điều chỉnh kịp thời giá trị của sản phẩm khi đó đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

- Ngoài ra, do chính sách vĩ mô của Nhà nước có sự thay đổi về chính sách chế độ, hệ thống pháp luật, thuế,... cũng tác động đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

(ii) Yếu tố chủ quan

- Xác định nhu cầu vốn lưu động: do xác định nhu cầu vốn lưu động thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

- Việc lựa chọn phương án đầu tư: là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời giá thành hạ thì doanh nghiệp thực hiện được quá trình tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay của vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và ngược lại.

- Do trình độ quản lý: trình độ quản lý của doanh nghiệp mà yếu kém sẽ dẫn đến thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn thấp.

- Do kinh doanh thua lỗ kéo dài, do lợi dụng sơ hở của các chính sách gây thất thoát vốn lưu động, điều này trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Trên đây là những nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng tới công tác tổ chức và sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Để hạn chế những tiêu cực ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ, các doanh nghiệp cần nghiên cứu xem xét một cách kỹ lưỡng sự ảnh hưởng của từng nhân tố, tìm ra nguyên nhân của những mặt tồn tại trong việc tổ chức sử dụng VLĐ, nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất, để hiệu quả của đồng vốn lưu động mang lại là cao nhất.

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện nội dung nghiên cứu tác giả dự định thực hiện các bước làm như sau:

Bƣớc 1: Tìm hiểu về cơ sở lý luận, tổng quan tài liệu nghiên cứu trƣớc đây.

Tác giả tham khảo kiến thức của môn học “Quản trị tài chính ngắn hạn” theo chương trình học của Khoa Sau đại học, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ đó, lựa chọn các nội dung phù hợp về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động tại Doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, đề tài về quản trị vốn lưu động tại Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam chưa có tài liệu nghiên cứu trước là khoảng trống nghiên cứu giúp tác giả có thêm động lực tìm hiểu.

Bƣớc 2: Tập hợp thông tin, số liệu minh chứng cho vấn đề cần nghiên cứu

Trước hết, về cơ sở thực tiễn công tác điều hành kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam, tác giả nắm bắt các quy định chi tiết theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP và các văn bản quy phạm liên quan về điều kiện kinh doanh (như hạ tầng kho bể, phương tiện vận tải, dữ trữ hàng hóa…), cơ chế điều hành giá và định mức lợi nhuận – chi phí định mức…

Tiếp theo, thực tiễn vận hành và kết quả hoạt động kinh doanh qua quá trình thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu, tác giả tổng hợp từ nguồn thông tin tin cậy tại Báo cáo tài chính của Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 đã được kiểm toán bởi các tổ chức uy tín. Bên cạnh đó, với ưu điểm làm việc tại bộ phận Kế toán tài chính, việc thu thập các dữ liệu chi tiết về tiền, hàng hóa và thông tin quản trị là một lợi thế trong quá trình tổng hợp thông tin.

Cuối cùng, trong quá trình tìm hiểu số liệu, cần tham khảo, học hỏi ý kiến của cán bộ đồng nghiệp và cán bộ cấp cao để có những cái nhìn đa chiều cũng như khắc phục những hạn chế về kinh nghiệm làm việc trong doanh nghiệp của tác giả.

Bƣớc 3: Tổng hợp thông tin, phân tích và đƣa ra giải pháp

và học hỏi, tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả sẽ tổng hợp thông tin và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Để thực hiện được các công việc mình cần thực hiện, tác giả dự kiến sẽ sử dụng phương pháp: Phân tích định tính dựa trên các tài liệu thứ cấp. Cụ thể, thực hiện các phương pháp chi tiết sau:

2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu

Để làm cơ sở lý luận, thực tiễn cho nghiên cứu, tác giả đã tìm kiếm và đọc một số quy định của Chính phủ về lĩnh vực kinh doanh xăng dầu phục vụ trong quá trình nghiên cứu:

- Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03/09/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

- Thông tư 38/2014/TT-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ Tài chính quy định chi tiết một số điều của Nghị định 83/2014/NĐ-CP;

- Thông tư 39/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 29/10/2014 của Liên Bộ Tài chính – Công thương quy định về phương pháp tính giá cơ sở, cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu;

- Thông tư 90/2016/TTLT-BCT-BTC ngày 24/06/2016 của Liên Bộ Tài chính – Công thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2014 quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

Thông qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, tác giả nắm được những yếu tố chi phối việc hoạt động của Tập đoàn từ đó nhận ra khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn về quản trị vốn lưu động khi áp dụng trong phạm vi nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, tác giả cũng lựa chọn những góc nhìn của lý luận phù hợp với đặc điểm riêng có của doanh nghiệp ngành xăng dầu để từ đó tăng tính khả thi cho những khuyến nghị của mình.

2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là công ty đại chúng nên việc đảm bảo thông tin minh bạch, chính xác là yêu cầu tất yêu vì vậy tác giả rất tự tin về chất lượng thông tin mà mình thu thập, bao gồm từ các nguồn thông tin:

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

+ Thu thập số liệu thông qua thông tin công khai từ cổng thông tin điện tử chính thức của Tập đoàn tại website: http://petrolimex.com.vn, như: giới thiệu, cơ cấu tổ chức, lịch sử phát triển, báo cáo phát triển bền vững, báo cáo thường niên…

+ Báo cáo tài chính đã công bố tại Sở giao dịch chứng khoản Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).

Qua 02 kênh này, tác giả sẽ nắm được giới thiệu cách thức kinh doanh của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và tình hình tài chính sơ bộ của Công ty mẹ Tập đoàn.

- Qua quá trình ghi nhận sổ sách

Với vị trí đang công tác tại bộ phận Kế toán Tài chính của công ty, tác giả thuận lợi trong việc tiếp cận, tìm hiểu về cách thức quản lý vốn lưu động hiện tại từ các quy định nội bộ như quy chế kinh doanh xăng dầu đến hệ thống ghi nhận, theo dõi kế toán. Điều này là cơ sở để tác giả nắm bắt nhanh hơn ý nghĩa các con số cũng như đặc thù riêng trong tình hình tài chính của doanh nghiệp mình cũng như tăng tính khả thi cho kết quả mình tìm hiểu.

2.3. Phƣơng pháp thống kê, phân tích và so sánh thông tin

2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Tác giả sử dụng phương pháp này để thu thập thông tin, thống kê tình hình tài chính từ các báo cáo tài chính giai đoạn 2014 – 2018 và kế hoạch thực hiện năm 2019 của Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

Việc thống kê sẽ được tác giả chia riêng theo thành tố của quản trị vốn lưu động là tiền và tương đương tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho, khoản phải trả.

2.3.2 Phương pháp phân tích, so sánh

Sau quá trình thống kê số liệu, tác giả tiếp tục sử dụng phân tích, so sánh để tính toán các hệ số đánh giá mức độ hiệu quả của quản trị vốn lưu động nói chung cũng như từng thành tố của vốn lưu động nói riêng giai đoạn 2014 – 2018.

Việc phân tích sẽ phối hợp cùng phương pháp thống kê lịch sử để kết hợp các sự kiện tài chính nổi bật trong giai đoạn này của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam để thấy tính logic giữa điều hành thực tế và ý nghĩa các con số, qua đó, có đánh giá xác thực hơn cũng như làm tiền đề để đưa ra các giải pháp cải thiện hiện trạng.

2.4 Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia

Kết quả điều hành kinh doanh của Công ty mẹ Tập đoàn tại một doanh nghiệp có quy mô hoạt động toàn quốc là kết quả của sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp quản lý và sự phối hợp thực hiện của nhiều phòng/ban từ khâu xuất – nhập khẩu, kinh doanh, đảm bảo chất lượng và cuối cùng tài chính kế toán với vai trò cân đối dòng tiền, ghi chép biến động số liệu tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động điều hành nguồn. Vì vậy, chỉ với góc độ của một kế toán viên có sự hạn chế trong nghiệp vụ và góc nhìn, tác giả không thể thiếu được sự chia sẻ từ đồng nghiệp của phòng/ban trong Công ty mẹ Tập đoàn cũng như lắng nghe, ghi chép những kinh nghiệm của lãnh đạo Tập đoàn.

Thông qua phương pháp phỏng vấn chuyên gia, tác giả tin tưởng rằng việc thu thập thông tin nghiên cứu của mình sẽ được toàn diện, đặc biệt quá trình khuyến nghị sẽ có được ý kiến xác đáng về tính khả thi từ mọi mặt của quá trình điều hành kinh doanh.

Với định hướng triển khai việc nghiên cứu theo 04 phương pháp cùng với cơ sở lý luận đã được tìm hiểu từ các kết quả nghiên cứu của các tác giả nổi tiếng trên thế giới, tác giả tự tin và hy vọng rằng bài nghiên cứu có những kết quả theo đúng mục đích và tìm câu trả lời thỏa đáng cho các câu hỏi nghiên cứu của đề tài đặt ra.

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNGQUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG TẠI

CÔNG TY MẸ TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2018

3.1. Tổng quan về cơ chế kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam

Kể từ ngày 01/11/2014, nghị định 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực. Theo đó, việc kinh doanh xăng dầu chịu sự điều tiết trực tiếp của Nhà nước và giao cho Liên Bộ Tài chính – Công thương phối hợp chủ trì cùng với các Bộ Ban Ngành liên quan như Bộ Khoa học Công nghệ - Bộ Tài nguyên môi trường về tiêu chuẩn đo lường, Bộ Công an về phòng cháy chữa cháy, Bộ Giao thông và UBND các tỉnh, thành phố về quy hoạch mạng lưới kho bãi, cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Cùng với cơ chế giám sát từ các cơ quan Nhà nước, việc kinh doanh xăng dầu bao gồm các nội dung sau:

- Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động: Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.

- Thương nhân kinh doanh xăng dầu bao gồm:

+ thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu; + thương nhân sản xuất xăng dầu;

+ thương nhân phân phối xăng dầu;

+ thương nhân làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu; + thương nhân làm đại lý bán lẻ xăng dầu;

+ thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu; + thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu. - Dự trữ xăng dầu bắt buộc

- Quản lý kinh doanh xăng dầu: Quản lý về chất lượng, đo lường; Hạn mức nhập khẩu xăng dầu; Quỹ bình ổn giá; Giá bán xăng dầu.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là một trong 31 thương nhân đầu mối trên thị trường. Khác với các lĩnh vực kinh doanh khác không được Nhà nước quản lý đặc biệt, việc kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam có một số điều kiện bắt buộc như: hạ tầng cơ sở vật chất, chất lượng – chủng loại sản phẩm được phép kinh doanh, lượng hàng tồn kho tối thiểu, khống chế giá bán lẻ và giới hạn lợi nhuận kinh doanh. Những yêu cầu này tác động trực tiếp, chi phối tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn lưu động tại công ty mẹ tập đoàn xăng dầu việt nam​ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)