Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn lưu động tại công ty mẹ tập đoàn xăng dầu việt nam​ (Trang 62)

Nam giai đoạn 2014 – 2018

Cơ chế kinh doanh xăng dầu mới vận hành theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP khống chế mức chi phí, lợi nhuận định mức của hoạt động bán lẻ xăng dầu –phương thức kinh doanh chiếm tỉ trọng cao nhất trong một hệ thống phân phối xăng dầu của Petrolimex nói chung và của Công ty mẹ nói riêng. Trước khi, tìm hiểu về số liệu kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện trên các chỉ tiêu Báo cáo tài chính, tác giả thống kê về sản lượng kinh doanh xăng dầu của Công ty mẹ trong giai đoạn 2014 – 2018 và tình hình tăng trưởng hàng năm (năm N so với năm N – 1) tại Bảng 3.3 dưới đây:

Bảng 3.3: Sản lƣợng tiêu thụ xăng dầu của công ty giai đoạn 2014-2018 Đơn vị tính:m3 , % Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018

Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ I. Nhóm xăng 3.689.320 3.914.854 6,11% 3.963.253 1,24% 4.382.441 10,58% 4.482.536 2,28%

1. Xăng RON 92-II 2.975.769 2.891.638 2.618.017 2.663.728 166.448

2. Xăng RON 95-II 695.506 905.605 1.013.200 38.303

3. Xăng E5 18.044 117.610 332.035 480.634 2.014.786

4. Xăng RON95-III 776.474 1.312.654

5. Xăng RON95-IV 423.300 988.647

II. Nhóm pha chế 19 249 6.398

1. E100 biến tính 19 249 6.398

III. Nhóm dầu hỏa 38.225 47.855 25,19% 58.683 22,63% 64.230 9,45% 51.981 -19,07%

1. Dầu hỏa 38.225 47.855 58.683 64.230 51.981 IV. Nhóm Diesel 3.981.542 4.341.859 9,05% 4.710.540 8,49% 4.825.222 2,43% 4.906.389 1,68% 1. DO 0,25S 731.052 369.133 12 2. DO 0,05S-II 3.250.490 3.972.726 4.710.527 4.816.935 3.031.975 3. DO 0,001S-V 8.287 1.874.414 V. Nhóm Mazut 511.690 558.306 9,11% 530.557 -4,97% 450.753 -15,04% 503.745 11,76% 1. FO 3,5 S 304.757 401.990 321.252 299.313 324.121 2. FO 3,0S 160.773 98.100 141.134 67.574 92.136 3. FO 380 46.159 58.215 68.169 83.865 87.487 Tổng 8.220.779 8.862.894 7,81% 9.263.035 4,51% 9.722.897 4,96% 9.951.052 2,35%

(Nguồn dữ liệu: Báo cáo tài chính của Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 và một số chỉ tiêu tự tính toán)

Với vai trò tạo nguồn, Công ty mẹ bán hàng cho Công ty con là các mạng lưới phân phối xăng dầu ra thị trường trên toàn quốc. Vì vậy, sản lượng bán tại Công ty mẹ chính là lượng hàng Petrolimex tiêu thụ cho xã hội. Trong giai đoạn 2014 – 2018, mặc dù tín hiệu vui là sản lượng này tăng trưởng qua các năm nhưng điều đáng lo lắng là tốc độ tăng giảm dần. Hơn nữa, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, nếu công ty duy trì thị phần trong nước thì tốc độ tăng trưởng phải tương đương với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước. Trong khi giai đoạn này, chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (chỉ số GDP) tăng bình quân 6,55%/năm (theo số liệu của Tổng cục Thống kê) thì tốc độ tăng trưởng trung bình của sản lượng chỉ đạt 4,91%. Chứng tỏ, thị phần của Petrolimex đang bị cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt trong năm 2018, thị trường bắt đầu đón nhận các nhà phân phối từ nước ngoài là Thái Lan và Nhật Bản.

Tuy nhiên, việc kinh doanh của Petrolimex vẫn có một số tín hiệu đáng tích cực: - Petrolimex luôn tiên phong trong việc cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao, thân thiện với môi trường. Khi mà Nhà nước còn đang vận động người dân chuyển sang sử dụng xăng sinh học và các chế phẩm xăng dầu có chỉ số thân thiện với môi trường cao, thì Petrolimex đã dừng hẳn việc kinh doanh Xăng RON 92-II; Dầu DO-0,25S và chuyển sang các sản phẩm mới như Xăng sinh học E5; Xăng RON 95-IV và Dầu DO-0,001S.

- Sản lượng tiêu thụ các mặt hàng trên tăng rất nhanh, cho thấy niềm tin từ người tiêu dùng đối với các sản phẩm tốt và đối với Petrolimex là luôn vững bền.

Việc kinh doanh các sản phẩm chất lượng dù mang lại cho Petrolimex những giá trị xã hội nhưng đánh đổi là Công ty mẹ gia tăng các khoản chi phí cho việc tạo nguồn như hao hụt trong các quá trình lưu trữ tồn chứa, vận chuyển phân phối và tiêu thụ trực tiếp cũng như các chi phí đầu tư trang thiết bị công nghệ đảm bảo đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật cao do Bộ Khoa học Công nghệ quy định. Điều này, thể hiện bởi các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh trên Báo cáo tài chính được tổng hợp tại Bảng 3.4 dưới đây:

Bảng 3.4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2014 – 2018 Đơn vị tính: ngàn m3 , tỉ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 ngành TB Sản lượng (ngàn m3 ) 8.220 8.862 9.263 9.722 9.951 Lợi nhuận ròng (tỉ đồng) 58 2.055 3.468 3.492 3.061 Doanh thu (tỉ đồng) 154.775 105.559 81.755 106.849 134.041 Tổng Tài sản (tỉ đồng) 33.450 28.969 30.909 42.156 36.159 Vốn chú sở hữu (tỉ đồng) 10.762 12.391 17.850 18.636 17.953 1. Tỉ lệ LNST/Tổng TS (ROA) 0,17% 6.71% 11,22% 8,28% 8,47% 4,01% 2. Tỉ lệ LNST/VCSH (ROE) 0,54% 16,58% 19,43% 18,74% 16,81% 11,73%

(Nguồn dữ liệu: Báo cáo tài chính của Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 và một số chỉ tiêu tự tính toán)

Với những quy định về lợi nhuận và chi phí định mức, để một doanh nghiệp xăng dầu có thể tồn tại và phát triển, yêu cầu tiên quyết là việc gia tăng sản lượng và kiểm soát chi phí. Tổng quan về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh, bước qua giai đoạn 2013 – 2014, giá dầu thô chạm đáy ảnh hưởng nặng nề đến lợi nhuận của công ty, thì đến năm 2015, giá bán lẻ xăng dầu được Nhà nước điều tiết theo diễn biến thế giới giúp cho công ty có những chủ động và thuận lợi cho việc kinh doanh của mình. Từ năm 2015 đến nay, công ty luôn duy trì mức lợi nhuận cao so với trung bình ngành dầu khí. Cụ thể, với chỉ tiêu ROA, trong 5 năm qua, công ty đạt trung bình 6,97%/năm cao gần gấp 1,73 lần so với toàn ngành là 4,01% và với chỉ tiêu ROE, công ty đạt trung bình 14,42%/năm cao gấp 1,23 lần so với toàn ngành là 11,73%. Ngoài những hiệu quả kinh doanh nói trên, công ty còn đối mặt với một số thách thức như việc gia tăng sản lượng không đồng nghĩa với lợi nhuận ròng tăng lên điều này thể hiện trong giai đoạn 2016 – 2018 tỉ lệ ROA, ROE có sự chững lại. Lý giải điều này đến từ 02 nguyên nhân: thứ nhất là việc kinh doanh các mặt hàng mới yêu cầu công ty phải đầu tư dây chuyền sản xuất như hệ thống phối trộn xăng E5, hệ thống kho bể đạt tiêu chuẩn cao do các mặt hàng chất lượng như xăng RON 95-IV và dầu DO-0,001S rất dễ dàng biến tính, chuyển loại sang các mặt hàng thấp cấp hơn ảnh hưởng đến giá bán của sản phẩm; thứ hai là thiệt hại về thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh xăng E5 do Nhà nước chưa có cơ chế hoàn thuế, ước tính khoảng 400 tỉ đồng/năm. Ngoài ra, nguyên nhân khác đến từ ảnh hưởng

tiết giá của Liên Bộ là 15 ngày, như vậy sẽ có độ trễ 15 ngày so với biến động thế giới và mọi tổn thất này thuộc về doanh nghiệp.

3.4. Thực trạng quản trị vốn lƣu động của Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018

3.4.1 Thực trạng vốn lưu động

Qua các phân tích tại mục 3.3 cho thấy bức tranh khái quát về cơ cấu tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018. Các chỉ tiêu của vốn lưu động như “tiền và các khoản mục tương đương tiền”; “khoản phải thu”; “hàng tồn kho” và “khoản phải trả” chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp cũng như biến động các khoản mục này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty.

Để đánh giá thực trạng vốn lưu động của công ty, tác giả tiến hành tính giá trị và các chỉ số đánh giá hiệu quả vốn lưu động trong giai đoạn phân tích tại bảng 3.5 dưới đây:

Bảng 3.5: Hiệu quả vốn lƣu động

Đơn vị tính: tỉ đồng; lần; ngày

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018

1. Tài sản ngắn hạn 27.901 23.454 20.471 20.788 30.159 24.257 2. Nợ ngắn hạn 26.230 20.274 16.443 13.058 23.519 17.953 3. Doanh thu thuần 154.775 105.559 81.755 106.849 134.041 4. Lợi nhuận sau thuế 58 3.800 3.912 3.723 3.377

Vốn lƣu động ròng (tỷ đồng) 1.671 3.180 4.028 7.730 6.640 6.304 Tỷ suất lợi nhuận VLĐ sau thuế 4,13% 147,03% 66,54% 51,82% 52,18% Vòng quay VLĐ (lần) 110 41 14 15 21 Số ngày luân chuyển VLĐ 3 9 26 24 17

(Nguồn dữ liệu: Báo cáo tài chính của Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 và một số chỉ tiêu tự tính toán)

Cùng với xu hướng đưa tỉ lệ nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu về trạng thái cân bằng và trong khi tỉ lệ tài sản ngắn hạn/tài sản dài hạn giữ ổn định trong giai đoạn vừa qua, giá trị vốn lưu động giai đoạn 2014 – 2018 tăng nhanh về giá trị.Từ giá trị 3.180 tỷ năm 2014 đã tăng đạt đỉnh vào cuối năm 2016 là 7.730 tỷ và duy trì trong khoảng 6.000 – 7.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2017 – 2018. Công ty đang sử dụng nguồn vốn dài hạn tài trở cho một phần tài sản ngắn hạn, mặc dù có sự đánh đổi về

chi phí sử dụng vốn nhưng bù lại là cơ cấu vốn an toàn khi nguồn vốn dài hạn là tương đối ổn định và công ty nhận định tài sản ngắn hạn là yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Minh chứng cho hiệu quả kinh doanh từ vốn lưu động, thể hiện tại chỉ tiêu “tỷ suất lợi nhuận VLĐ sau thuế” luôn duy trì ở mức cao, nếu không tính tổn thất nặng nề năm 2014 do ảnh hưởng biến động giá thế giới, tỷ suất này luôn đạt trên 50%. Tuy nhiên, có một số tín hiệu cần chú ý, trong giai đoạn 2016 – 2018, hiệu quả vốn lưu động đang có những xu hướng giảm dần khi chỉ tiêu này giảm từ 66,54% năm 2016 xuống 51,82% năm 2017 và đạt52,18% năm 2018.

Ngoài ra, một chỉ tiêu khác cho thấy hiệu quả vốn lưu động là “vòng quay vốn lưu động” và “số ngày luân chuyển vốn lưu động”. Giai đoạn 2014 – 2018 chứng kiến sự biến động của chỉ tiêu này. Nếu như tình trạng xấu đi trong những năm 2014, 2015 và kém nhất là năm 2016, thì 02 năm 2017 – 2018 đang có những chuyển biến tốt hơn.

Theo cơ sở lý luận, “số ngày luân chuyển vốn lưu động” chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi số ngày luân chuyển các yếu tố cấu thành nên vốn lưu động. Và để xác định nguyên nhân dẫn đến những biến động này, tác giả tiếp tục tìm hiểu thực trạng quản trị các chỉ tiêu tác động đến vốn lưu động như tiền; khoản phải thu; hàng tồn kho và khoản phải trả.

3.4.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động

3.4.2.1. Thực trạng quản trị tiền mặt

- Nguyên tắc quản lý vốn tập trung

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là Tập đoàn kinh tế đa ngành nghề trong đó trọng tâm là kinh doanh xăng dầu với công ty mẹ là đầu mối nhập khẩu và cung cấp hàng cho 43 công ty xăng dầu thành viên thực hiện chức năng phân phối hàng hóa ra thị trường qua hệ thống tổng đại lý, đại lý, cửa hàng xăng dầu và thương nhân nhượng quyền thương mại sử dụng thương hiệu của Petrolimex. Để đảm bảo nguồn tiền chi trả cho các hợp đồng nhập hàng với giá trị lớn, yếu tố tất yếu là huy động

hiện quản lý vốn tập trung. Theo đó, toàn bộ tiền trong hệ thống tập trung tại công ty mẹ. Hàng ngày, tiền bán hàng trên cả nước sẽ được Tập đoàn ký kết với Ngân hàng áp dụng hình thức thu tiền tận nơi và chuyển tiền tự động chuyển về tài khoản của công ty mẹ. Các Công ty duy trì mức tối thiểu đảm bảo nhu cầu thanh toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, toàn bộ tiền bán hàng thu được trong ngày của Công ty được chuyển tự động về Công ty mẹ.

- Dòng tiền vào:

+ Tiền thu từ 43 công ty xăng dầu thành viên;

+ Tiền thu từ bán hàng tái xuất tại Lào và Campuchia; + Tiền thu từ gửi tiền tiết kiệm ngắn hạn, lãi cho vay; + Tiền thu từ vay ngân hàng;

+ Thu tiền khác: hoàn thuế khâu nhập khẩu, một số công ty con thanh toán tiền thuê địa điểm, tiền điện nước, cổ tức góp vốn các công ty cổ phần.

- Dòng tiền ra:

+ Chi thanh toán tiền hàng bao gồm: nhà cung cấp nước ngoài, nhà cung cấp trong nước, phí vận chuyển, phí bảo hiểm, phí thuê kho.

+ Chi nghĩa vụ thuế hàng tháng: thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và một phần nhỏ thuế nhà thầu.

+ Chi thanh toán chi phí hoạt động của công ty mẹ: chi phí lương, chi phí vận hàng tòa nhà,…

+ Chi trả gốc và lãi vay đến hạn

+ Chi khác: quỹ khen thưởng, phúc lợi; thanh toán các hợp đồng dịch vụ tư vấn, hàng hóa thiết bị vật tư công nghê xăng dầu mua hộ công ty thành viên… Để hiểu rõ hơn về đặc điểm dòng tiền của công ty, tác giả đã thống kê giao dịch 01 tháng bất kỳ trong năm 2018, tổng hợp tại bảng 3.6 và bảng 3.7 dưới đây:

Bàng 3.6: Thống kê dòng tiền vào tháng 6 năm 2018

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Ngày tiền gửi Thu hàng tái xuất Thu tiền hàng nội địa Thu tiền Thu tiền cổ tức hoàn thuế Thu tiền Thu tiền vay Thu lãi tiền gửi Thu tiền khác Tổng thu 1 01/06/2018 112.000 34.894 521.530 1.553 392 670.368 2 02/06/2018 30.437 30.437 3 03/06/2018 55 55 4 04/06/2018 72.000 967.415 18.159 1.117.964 1.020 2.176.557 5 05/06/2018 180.000 454.651 1.584 17 636.252 6 06/06/2018 322.000 54.726 481.255 163.141 2.724 26 1.023.872 7 07/06/2018 150.000 15.491 359.329 2.590 2.102 22 529.534 8 08/06/2018 155.000 21.742 538.403 727.580 2.172 19 1.444.916 9 09/06/2018 30.449 30.449 10 10/06/2018 12 12 11 11/06/2018 1.022.763 576.249 105 1.599 12 12/06/2018 180.00 44.316 553.485 24.281 5.547 18 807.648 13 13/06/2018 180.000 38.367 459.225 158.655 1.620 2.289 840.156 14 14/06/2018 200.000 422.998 4.952 6.195 2.180 636.325 15 15/06/2018 195.000 593.884 788.884 16 16/06/2018 33.728 33.728 17 17/06/2018 35 34 18 18/06/2018 270.000 998.313 553.405 2.543 743 1.825.004 19 19/06/2018 705.000 43.215 506.286 533.179 9.351 1.797.031 20 20/06/2018 440.000 469.315 3.825 402.553 4.444 1.320.138 21 21/06/2018 200.000 16.060 380.258 105.917 2.773 26 705.034 22 22/06/2018 110.000 7.157 667.900 1.079.235 1.525 1.865.817 23 23/06/2018 29.226 29.226 24 24/06/2018 245 245 25 25/06/2018 1.017.180 37.925 55 17 1.055.178

STT Ngày tiền gửi Thu hàng tái xuất Thu tiền hàng nội địa Thu tiền Thu tiền cổ tức hoàn thuế Thu tiền Thu tiền vay Thu lãi tiền gửi Thu tiền khác Tổng thu 29 29/06/2018 128.287 49.892 1.348.036 127.778 48.113 165.596 1.261 15 1.868.980 30 30/06/2018 64.727 7.279 72.006

(Nguồn dữ liệu: Thống kê dòng tiền vào tại hệ thống Internet – banking các tài khoản ngân hàng của Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tháng 6 năm 2018)

Bảng 3.7: Thống kê dòng tiền ra tháng 6 năm 2018

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Ngày Chi gửi tiền Chi thuế Chi mua hàng nhập khẩu Chi mua hàng trong nƣớc Chi NCC khác Chi trả gốc vay Chi trả lãi vay Chi khác Tổng chi 1 01/06/2018 112.000 35.201 323.332 27.903 657.302 748 7.043 1.163.530 2 02/06/2018 0 3 03/06/2018 0 4 04/06/2018 291.871 42.064 1.109.666 354.634 156 90 1.798.481 5 05/06/2018 252.000 1 21.749 217.368 617.261 536 534 1.109.449 6 06/06/2018 322.000 37.948 71.080 360.386 325 213 791.954 7 07/06/2018 150.000 204.581 11.677 318.385 150.000 10.24 844.888 8 08/06/2018 80.001 550.176 240.922 20.000 376.863 261 42 1.268.266 9 09/06/2018 0 10 10/06/2018 0 11 11/06/2018 93.033 625.539 437.266 2.155 1.157.992

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn lưu động tại công ty mẹ tập đoàn xăng dầu việt nam​ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)