Phương pháp phân tích, so sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn lưu động tại công ty mẹ tập đoàn xăng dầu việt nam​ (Trang 48)

Sau quá trình thống kê số liệu, tác giả tiếp tục sử dụng phân tích, so sánh để tính toán các hệ số đánh giá mức độ hiệu quả của quản trị vốn lưu động nói chung cũng như từng thành tố của vốn lưu động nói riêng giai đoạn 2014 – 2018.

Việc phân tích sẽ phối hợp cùng phương pháp thống kê lịch sử để kết hợp các sự kiện tài chính nổi bật trong giai đoạn này của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam để thấy tính logic giữa điều hành thực tế và ý nghĩa các con số, qua đó, có đánh giá xác thực hơn cũng như làm tiền đề để đưa ra các giải pháp cải thiện hiện trạng.

2.4 Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia

Kết quả điều hành kinh doanh của Công ty mẹ Tập đoàn tại một doanh nghiệp có quy mô hoạt động toàn quốc là kết quả của sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp quản lý và sự phối hợp thực hiện của nhiều phòng/ban từ khâu xuất – nhập khẩu, kinh doanh, đảm bảo chất lượng và cuối cùng tài chính kế toán với vai trò cân đối dòng tiền, ghi chép biến động số liệu tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động điều hành nguồn. Vì vậy, chỉ với góc độ của một kế toán viên có sự hạn chế trong nghiệp vụ và góc nhìn, tác giả không thể thiếu được sự chia sẻ từ đồng nghiệp của phòng/ban trong Công ty mẹ Tập đoàn cũng như lắng nghe, ghi chép những kinh nghiệm của lãnh đạo Tập đoàn.

Thông qua phương pháp phỏng vấn chuyên gia, tác giả tin tưởng rằng việc thu thập thông tin nghiên cứu của mình sẽ được toàn diện, đặc biệt quá trình khuyến nghị sẽ có được ý kiến xác đáng về tính khả thi từ mọi mặt của quá trình điều hành kinh doanh.

Với định hướng triển khai việc nghiên cứu theo 04 phương pháp cùng với cơ sở lý luận đã được tìm hiểu từ các kết quả nghiên cứu của các tác giả nổi tiếng trên thế giới, tác giả tự tin và hy vọng rằng bài nghiên cứu có những kết quả theo đúng mục đích và tìm câu trả lời thỏa đáng cho các câu hỏi nghiên cứu của đề tài đặt ra.

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNGQUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG TẠI

CÔNG TY MẸ TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2018

3.1. Tổng quan về cơ chế kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam

Kể từ ngày 01/11/2014, nghị định 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực. Theo đó, việc kinh doanh xăng dầu chịu sự điều tiết trực tiếp của Nhà nước và giao cho Liên Bộ Tài chính – Công thương phối hợp chủ trì cùng với các Bộ Ban Ngành liên quan như Bộ Khoa học Công nghệ - Bộ Tài nguyên môi trường về tiêu chuẩn đo lường, Bộ Công an về phòng cháy chữa cháy, Bộ Giao thông và UBND các tỉnh, thành phố về quy hoạch mạng lưới kho bãi, cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Cùng với cơ chế giám sát từ các cơ quan Nhà nước, việc kinh doanh xăng dầu bao gồm các nội dung sau:

- Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động: Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.

- Thương nhân kinh doanh xăng dầu bao gồm:

+ thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu; + thương nhân sản xuất xăng dầu;

+ thương nhân phân phối xăng dầu;

+ thương nhân làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu; + thương nhân làm đại lý bán lẻ xăng dầu;

+ thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu; + thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu. - Dự trữ xăng dầu bắt buộc

- Quản lý kinh doanh xăng dầu: Quản lý về chất lượng, đo lường; Hạn mức nhập khẩu xăng dầu; Quỹ bình ổn giá; Giá bán xăng dầu.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là một trong 31 thương nhân đầu mối trên thị trường. Khác với các lĩnh vực kinh doanh khác không được Nhà nước quản lý đặc biệt, việc kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam có một số điều kiện bắt buộc như: hạ tầng cơ sở vật chất, chất lượng – chủng loại sản phẩm được phép kinh doanh, lượng hàng tồn kho tối thiểu, khống chế giá bán lẻ và giới hạn lợi nhuận kinh doanh. Những yêu cầu này tác động trực tiếp, chi phối tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, các điều kiện bắt buộc này bao gồm các nội dung sau:

3.1.1. Điều kiện, quyền lợi và nghĩa vụ của thương nhân đầu mối

Thương nhân đầu mối bao gồm: Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu và thương nhân sản xuất xăng dầu. Thương nhân đầu mối là chủ sở hữu xăng dầu trên toàn hệ thống phân phối xăng dầu của mình, trừ trường hợp xăng dầu bán cho thương nhân phân phối xăng dầu và cho thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu.

- Điều kiện về cơ sở vật chất:

+ Hạ tầng, phương tiện nhập khẩu: cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống vận tải quốc tế bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu có trọng tải tối thiểu 7.000 tấn.; kho tiếp nhận xăng dầu có dung tích tối thiểu 15.000 m3

+ Phương tiện vận tải nội địa: tổng sức chứa tối thiểu 3.000 m3

+ Hệ thống phân phối xăng dầu: tối thiểu 100 cửa hàng

+ Hệ thống đảm bảo chất lượng: Có phòng thử nghiệm đủ năng lực kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

- Quyền lợi và nghĩa vụ

+ Đảm bảo chất lượng kỹ thuật và an toàn

+ Chủ động nguồn cung: Đăng ký hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu; Nhập khẩu hoặc Mua trong nước nguyên liệu pha chế

+ Hình thức kinh doanh: Xuất – nhập khẩu; tạm nhập tái xuất; chuyển khẩu; gia công, sản xuất xăng dầu; phân phối tại hệ thống các đơn vị trực thuộc: doanh nghiệp thành viên, chi nhánh, kho, cửa hàng của mình hoặc thông qua hệ thống

phân phối của thương nhân là tổng đại lý, đại lý, nhượng quyền thương mại, cửa hàng bán lẻ.

+ Thiết lập hệ thống nhận diện thương hiệu: biểu tượng (logo), nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại.

+ Dự trữ: ổn định mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng ba mươi (30) ngày cung ứng, tính theo sản lượng tiêu thụ nội địa bình quân một (01) ngày của năm trước liền kề, cả về cơ cấu chủng loại; bao gồm dự trữ phục vụ an ninh năng lượng quốc gia, dự trữ lưu thông bắt buộc.

3.1.2. Quản lý kinh doanh xăng dầu

3.1.2.1. Giá cơ sở

Giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu bao gồm các yếu tố và được xác định bằng (=) {Giá CIF cộng (+) Thuế nhập khẩu cộng (+) Thuế tiêu thụ đặc biệt} nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng (+) Thuế giá trị gia tăng cộng (+) Chi phí kinh doanh định mức cộng (+) mức trích lập Quỹ Bình ổn giá cộng (+) Lợi nhuận định mức cộng (+) Thuế bảo vệ môi trường cộng (+) Các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong đó:

- Giá CIF được tính bằng (=) giá xăng dầu thế giới (giá Platt Singapore) cộng (+) các khoản chi phí để đưa xăng dầu từ nước ngoài về đến cảng Việt Nam. Các yếu tố này được xác định ở nhiệt độ thực tế. Trong đó , giá xăng dầu thế giới đư ợc đươ ̣c tính bình quân c ủa 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc.

Các khoản chi phí để đưa xăng dầu từ nước ngoài về đến cảng Việt Nam bao gồm: cộng (+) hoặc trừ (-) Premium cộng (+) phí bảo hiểm cộng (+) cước vận tải về đến cảng Việt Nam cộng (+) các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ phát sinh trong khâu nhập khẩu (nếu có); trong đó phí bảo hiểm, cước vận tải về đến cảng Việt Nam được căn cứ theo mức trung bình tiên tiến phát sinh thực tế tại các thương nhân đầu mối.

- Tỷ giá ngoại tệ để tính giá CIF là tỷ giá ngoại tệ bán ra cuối ngày của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc.

- Tỷ giá ngoại tệ tính thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt dùng để tính giá cơ sở là tỷ giá theo quy định của pháp luật về thuế, tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc.

- Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường; các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật.

3.1.2.2. Lợi nhuận, chi phí kinh doanh xăng dầu định mức

- Chi phí kinh doanh xăng dầu định mức là chi phí lưu thông xăng dầu trong nước (chi phí bán buôn, chi phí bán lẻ ở nhiệt độ thực tế) của các thương nhân đầu mối (đã bao gồm chi phí dành cho thương nhân phân phối, thương nhân nhận quyền bán lẻ, tổng đại lý, đại lý xăng dầu) để tính giá cơ sở theo mức tối đa như sau:

+ Đối với các loại xăng là: 1.050 đồng/lít;

+ Đối với các loại dầu điêzen, dầu hỏa là: 950 đồng/lít; + Đối với các loại dầu madút là: 600 đồng/kg.

Đối với các địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu có chi phí kinh doanh (bán buôn, bán lẻ) hợp lý, hợp lệ (được kiểm toán nhà nước hoặc kiểm toán độc lập kiểm toán) cao hơn mức quy định trên, thương nhân đầu mối cân đối, xem xét quyết định, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình; đồng thời, được quyết đi ̣nh giá bán thực tế ta ̣i đ ịa bàn đó để bù đắp chi phí kinh doanh hợp lý, hợp lệ phát sinh, nhưng giá bán không vượt quá 2% giá cơ sở công bố tại cùng thời điểm;

- Lợi nhuận định mức là lợi nhuận kinh doanh xăng dầu trong nước của các thương nhân đầu mối để tính giá cơ sở theo mức tối đa là 300 đồng/lít,kg ở nhiệt độ thực tế, sẽ được Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản để điều chỉnh phù hợp với thực tế kinh doanh của các thương nhân đầu mối trong từng thời kỳ.

Lợi nhuận thực tế thu được trong kinh doanh phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của các thương nhân đầu mối.

3.1.2.3. Quỹ bình ổn giá xăng dầu (quỹ BOG)

- Theo dõi quỹ bình ổn giá: được thương nhân đầu mối hạch toán và theo dõi riêng bằng một tài khoản tiền gửi tại một ngân hàng thương mại hoạt động hợp

pháp tại Việt Nam nơi thương nhân đầu mối có giao dịch. Thương nhân đầu mối là chủ tài khoản, thực hiện các thủ tục liên quan để mở tài khoản, trích lập, thực hiện các nghiệp vụ thu, chi từ tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá.

- Trích lập quỹ bình ổn giá: Quỹ Bình ổn giá được trích lập thường xuyên, liên tục bằng một khoản tiền cụ thể, cố định trong giá cơ sở là 300 đồng/lít ở nhiệt độ thực tế đối với các loại xăng, các loại dầu điêzen, dầu hỏa và 300 đồng/kg đối với các loại dầu madút thực tế tiêu thụ.

Trong trường hợp cần thiết, Liên Bộ Công Thương - Tài chính sẽ điều chỉnh mức trích lập, thời điểm trích lập Quỹ Bình ổn giá cho phù hợp với biến động của thị trường và có thông báo bằng văn bản để các thương nhân đầu mối thực hiện.

3.2. Giới thiệu về Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

3.2.1. Thông tin chung

Tên giao dịch TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM

Tên giao dịch Quốc tế: VIETNAM NATIONAL PETROLEUM GROUP

Tên viết tắt PETROLIMEX

Địa chỉ Số 1 Khâm Thiên, Phường Khâm Thiên, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại (024) 3851 2603

Fax (024) 3851 9203

Website http://www.petrolimex.com.vn/

Biểu tượng

Website http://www.petrolimex.com.vn/

Loại hình doanh nghiệp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là công ty cổ phần có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật của Việt Nam. - Quá trình hình thành và phát triển:

+ Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex), tiền thân là Tổng công ty Xăng dầu mỡ được thành lập theo Nghị định số 09/BTN ngày 12/01/1956 của Bộ Thương

nghiệp và được thành lập lại theo Quyết định số 224/TTg ngày 17/04/1995 của Thủ tướng Chính Phủ.

+ Tập đoàn được hình thành từ việc cổ phần hóa và cấu trúc lại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam theo quyết định số 828/QĐ- TTg ngày 31/05/2011 của Thủ tướng Chính phủ và chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ 01/12/2011 theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0100107370.

+ Từ ngày 28/4/2017, Tập đoàn chính thức trở thành công ty đại chính với sự kiện cổ phiếu của Tập đoàn chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoản TP.HCM (HOSE) với mã cổ phiếu: PLX.

3.2.2.Hoạt độngsản xuất kinh doanh

- Khối ngành xăng dầu là ngành kinh doanh chủ yếu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam với tổng sản lượng xuất bán năm 2017 đạt 9,705 triệu m3. Là một trong những ngành hàng kinh doanh chính, Tập đoàn và các công ty thành viên luôn nỗ lực vượt bậc trong tất cả các khâu như tăng cường công tác tiếp thị, chiến lược đầu tư, linh hoạt trong tạo nguồn, chính sách giá bán, chính sách khách hàng để giữ thị phần cũng như tập trung vào các đối tượng khách hàng có thực lực.

Các sản phẩm xăng dầu của Tập đoàn: + Xăng sinh học E5 RON 92

+ Xăng RON 95

+ Dầu DO 0,001S và DO 0,05S + Dầu Mazut (FO) và dầu hoả (KO)

- Ngoài ra, Tập đoàn đầu tư vốn cho một số ngành khác: còn có các ngành khác do các công ty cổ phần chịu trách nhiệm như sau;

+ Dầu mỡ nhờn & các sản phẩm hóa dầu (Tổng công ty CTCP Hóa dầu Petrolimex – PLC)

+ Gas (Tổng công ty Gas Petrolimex – PGC )

+ Vận tải xăng dầu đường thủy (Tổng công ty Vận tải thủy Petrolimex - PGT) + Nhiên liệu bay (Công ty cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex – PA)

+ Bảo hiểm (Tổng công ty bảo hiểm Petrolimex – PJICO)

+ Ngân hàng (Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex – PGBANK)

+ Dịch vụ khác (CTCP Tổng Công ty Xây lắp và Thương mại Petrolimex – PGCC)

3.2.3. Vai trò Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Bộ máy tổ chức: Công ty mẹ, 43 Công ty xăng dầu thành viên trong nước, 02 Công ty xăng dầu nước ngoài tại Singapore và Lào, 02 văn phòng đại diện, 04 Tổng công ty và 24 Công ty cổ phần, liên doanh liên kết.

Trong đó, công ty mẹ là trung tâm điều hành chính của Tập đoàn gồm Ban Tổng Giám đốc và các bộ phận giúp việc cho Tổng Giám đốc:

- Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Tập đoàn; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Giúp việc cho Tổng giám đốc gồm các Phòng/Ban chức năng điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.

- Trong công tác tài chính kế toán, Ban Tài chính Kế toán tham mưu giúp Tổng Giám đốc Tập đoàn chỉ đạo, quản lý, điều hành công tác tài chính, kế toán trong Tập đoàn theo các quy định pháp luật hiện hành

- Chức năng của Phòng Kế toán trong Ban Tài chính Kế toán:

+ Tổ chức triển khai thực hiện chế độ kế toán thống kê (chứng từ, sổ sách, hạch toán) của Tập Đoàn và quy định của Nhà nước áp dụng tại cơ quan Tập đoàn và Văn phòng Đại diện Tập đoàn ở trong và ngoài nước.

+ Tổ chức đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý tài chính, công tác hạch toán thống kê tài chính của cơ quan Tập đoàn định kỳ và đề xuất các giải pháp quản lý, điều hành thuộc chức năng nhiệm vụ của phòng.

+ Tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài chính, kế toán, thống kê tại cơ quan Tập đoàn.

3.3. Khái quát tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018

3.3.1. Phân tích cơ cấu tài sản – nguồn vốn

Trước khi phân tích cơ cấu và biến động tài sản – nguồn vốn tác giả thu thập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn lưu động tại công ty mẹ tập đoàn xăng dầu việt nam​ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)