Phân tích cơ cấu tài sản – nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn lưu động tại công ty mẹ tập đoàn xăng dầu việt nam​ (Trang 57 - 62)

Trước khi phân tích cơ cấu và biến động tài sản – nguồn vốn tác giả thu thập thông tin giá trị tuyệt đối từng thành phần của tài sản, nguồn vốn tại Bảng cân đối kế toán và tính toán tỉ lệ so với tổng tài sản (hay tổng nguồn vốn) và thể hiện qua bảng 3.1 và bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.1: Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2014-2018

Đơn vị tính: Tỉ đồng; %

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 trung bình Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ

A. Tài sản ngắn hạn 23.575 70,48% 20.137 69,51% 20.789 67,26% 30.159 71,54% 24.257 67,08% 69,17% I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 6.402 19,14% 7.778 26,85% 8.240 26,66% 10.738 25,47% 6.680 18,47% 23,32%

1.Tiền 3.247 9,71% 3.145 10,86% 3.018 9,76% 4.187 9,93% 2.763 7,64% 9,58% 2. Các khoản tương đương tiền 3.155 9,43% 4.633 15,99% 5.222 16,89% 6.551 15,54% 3.917 10,83% 13,74%

II. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 1.244 2,95% 3.748 10,37% 2,66%

1. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 1.244 2,95% 3.748 10,37% 2,66%

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 9.333 27,90% 6.534 22,56% 4.405 14,25% 4.900 11,62% 5.210 14,41% 18,15%

1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 6.306 18,85% 4.906 16,94% 4.188 13,55% 4.492 10,66% 4.857 13,43% 14,68% 2. Trả trước cho người bán 88 0,26% 5 0,02% 10 0,03% 15 0,04% 20 0,06% 0,08% 2. Phải thu ngắn hạn khác 2.939 8,79% 1.623 5,60% 206 0,67% 392 0,93% 333 0,92% 3,38%

IV. Hàng tồn kho 7.370 22,03% 4.993 17,24% 5.806 18,78% 10.200 24,20% 7.186 19,87% 20,42%

1. Hàng tồn kho 7.370 22,03% 5.075 17,52% 5.806 18,78% 10.206 24,21% 7.744 21,42% 20,79% 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 0,00% -82 -0,28% 0 0,00% -6 -0,01% -557 -1,54% -0,37%

V. Tài sản ngắn hạn khác 470 1,41% 832 2,87% 2.338 7,56% 3.075 7,29% 1.433 3,96% 4,62%

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 120 0,36% 87 0,30% 86 0,28% 116 0,28% 131 0,36% 0,31% 2. Thuế GTGT được khấu trừ 160 0,48% 174 0,60% 114 0,37% 127 0,30% 126 0,35% 0,42% 3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 70 0,21% 522 1,80% 2.099 6,79% 2.812 6,67% 1.176 3,25% 3,74% 4. Tài sản ngắn hạn khác 120 0,36% 49 0,17% 39 0,13% 20 0,05% 0 0,00% 0,14%

B. Tài sản dài hạn 9.875 29,52% 8.832 30,49% 10.120 32,74% 11.996 28,46% 11.902 32,92% 30,82%

1. Tài sản cố định 401 1,20% 365 1,26% 380 1,23% 364 0,86% 370 1,02% 1,11%

2. Tài sản dở dang dài hạn 0 0,00% 4 0,01% 5 0,02% 16 0,04% 7 0,02% 0,02%

Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2014-2018

Đơn vị tính: Tỉ đồng; %

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 trung bình Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ

C. Nợ phải trả 22.688 67,83% 16.578 54,10% 13.058 42,25% 23.520 55,79% 17.953 49,65% 53,92% I. Nợ ngắn hạn 22.434 67,07% 16.370 53,42% 13.058 42,25% 23.520 55,79% 17.953 49,65% 53,64%

1. Phải trả người bán ngắn hạn 8.887 26,57% 6.697 21,86% 8.308 26,88% 11.507 27,30% 8.461 23,40% 25,20% 2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 0 0,00% 121 0,39% 141 0,46% 48 0,11% 36 0,10% 0,21% 3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 647 1,93% 2 0,01% 246 0,80% 72 0,17% 36 0,10% 0,60% 4. Vay ngắn hạn 10.676 31,92% 7.070 23,07% 2.163 7,00% 8.509 20,18% 7.137 19,74% 20,38% 5. Quỹ bình ổn giá 2.159 6,45% 2.377 7,76% 1.831 5,92% 3.040 7,21% 1.931 5,34% 6,54% 6. Phải trả ngắn hạn khác 65 0,19% 103 0,34% 369 1,19% 344 0,82% 352 0,97% 0,70% II. Nợ dài hạn 254 0,76% 208 0,68% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0,29% D. Vốn chủ sở hữu 10.762 32,17% 12.391 40,44% 17.851 57,75% 18.636 44,21% 18.206 50,35% 44,98% NGUỒN VỐN 33.450 100% 30.642 100% 30.909 100% 42.156 100% 36.159 100% 100%

(Nguồn dữ liệu: Báo cáo tài chính của Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 và một số chỉ tiêu tự tính toán)

Như đã đề cập ở mục 3.2 giới thiệu về Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Công ty mẹ và 43 Công ty xăng dầu thành viên thực hiện phân phối xăng dầu trên toàn hệ thống cả nước. Trong đó, Công ty mẹ thực hiện vai trò tạo nguồn, ký kết hợp đồng với các đối tác trong nước và nước ngoài thực hiện đưa hàng về gửi kho tại các Công ty. Với tính chất thương mại sản phẩm xăng dầu, đặc điểm kinh doanh được thể hiện ở cơ cấu tài sản như sau:

- Tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao trong tổng tài sản, trong giai đoạn 2014 – 2018 tỉ lệ này biến động từ 67,26% đến 71,54%, trung bình khoảng 69,17%. Trong đó: 03 chỉ tiêu “tiền và tương đương tiền”; “khoản phải thu ngắn hạn” và “hàng tồn kho” chiếm tỉ trọng cao nhất và tỉ lệ biến động tương đương ổn định, không có nhiều sự biến động mạnh qua các năm. Ngoài ra, công ty đầu mối xăng dầu có một số đặc điểm riêng so với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng khác như sau:

+ Chỉ tiêu “tiền và các khoản tương đương tiền” duy trì số dư khá cao và tỉ trọng lớn (trung bình trên 23% so với tổng tài sản) do nhu cầu thanh toán các lô hàng nhập với tần suất liên tục và giá trị khá lớn (khoảng 15 - 20 triệu đô la Mĩ/lô hàng).

+ Chỉ tiêu “hàng tồn kho” có tỉ trọng trung bình cao thứ hai trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, chiếm tỉ lệ trung bình 20,42% tổng tài sản. Lý giải cho tỉ lệ này, tiếp tục là từ yêu cầu duy trì nguồn hàng cho toàn quốc và đảm bảo dự trữ trong thời hạn nhất định theo quy định hiện hành. Giá trị hàng tồn kho xăng dầu chịu sự ảnh hưởng rất lớn của giá dầu thế giới giao dịch tại Sinapore (giá MOPS) vì vậy đối với các giai đoạn có những biến động mạnh, công ty thực hiện trích lập “dự phòng giảm giá hàng tồn kho”.

+ Chỉ tiêu “thuế và các khoản phải thu Nhà nước” từ năm 2015 bắt đầu có biến động tăng mạnh do Chính phủ áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với sản phẩm xăng dầu có xuất xứ từ một số quốc gia có quan hệ thương mại song phương như các nước ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc… Do có sự chênh lệch giữa thuế suất ưu đãi thông thường (thuế MFN) và thuế suất ưu đãi đặc biệt (thuế Form D, KV…) nên Công ty phát sinh số dư khoản phải thu Nhà nước. Từ năm 2018, khoản phải thu

này có chiều hướng giảm nhanh do Công ty bắt đầu giảm nguồn nhập khẩu và mua hàng từ 02 nhà máy lọc dầu trong nước là Dung Quất và Nghi Sơn.

+ Ngoài các điểm nêu trên về tài sản ngắn hạn, từ năm 2017 công ty bắt đầu gia tăng “đầu tư tài chính ngắn hạn” là các khoản tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn trong những khoảng thời gian tiền nhàn rỗi và tận dụng một số thời điểm ưu đãi lãi suất giữa các ngân hàng, khi đó, lãi suất gửi ngắn hạn cao hơn lãi suất vay ngắn hạn. Bên cạnh đó, việc tham gia thị trường tài chính của Công ty còn nhiều hạn chế do những rào cản của việc đầu tư ngoài ngành cũng như áp lực phải đảm bảo nguồn tiền ưu tiên công việc chính là duy trì nguồn hàng hóa với mật độ lưu thông lớn như mặt hàng xăng dầu.

- Tài sản dài hạn của Công ty: chiếm tỉ lệ từ 28,46% đến 32,92%, trung bình khoảng 30,82% tổng tài sản của công ty.Trong đó tỉ trọng cao nhất là chỉ tiêu “đầu tư tài chính dài hạn”, chiếm tỉ lệ 28,63% tổng tài sản. Việc đầu tư tài chính dài hạn của công ty là đầu tư vốn của Tập đoàn tại các Công ty con, Công ty liên doanh, liên kết.

Để tài trợ cho danh mục các tài sản nêu trên, công ty sử dụng nguồn vốn bao gồm cả “Vốn chủ sở hữu” và “Nợ phải trả”. Trong giai đoạn 2014 – 2018, tỉ lệ đang có sự di chuyển dần về cơ cấu cân bằng. Nếu như tại thời điểm 2014, tỉ lệ nợ phải tra/vốn chủ sở hữu là2,1 lần thì đến năm 2018, tỉ lệ này chỉ còn 0,99 lần thấp hơn so với bình quân ngành Dầu khí là 1,37 lần.

- Về nợ ngắn hạn: chiếm tỉ trọng chính trong cơ cấu nợ vay của công ty, và từ năm 2016 tỉ lệ này đạt 100%. Trong đó, các chỉ tiêu chính bao gồm:

+ các chỉ tiêu “phải trả người bán”; “thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” và “Vay ngắn hạn”, công ty xác định không đánh đổi chi phí sử dụng vốn chiếm dụng với uy tín của Tập đoàn trên thị trường nên luôn đảm bảo trách nhiệm thanh toán, nghĩa vụ với ngân sách và việc chi trả gốc, lãi vay đúng hạn.

+ chỉ tiêu “Quỹ bình ổn giá”: đối với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu sẽ phải thực hiện trích lập quỹ Bình ổn giá trong một tài khoản ngân hàng riêng để phục vụ công việc điều tiết giá thị trường theo hướng dẫn của Liên Bộ Tài chính – Công thương. Ngoài ra,

- Về nợ dài: của công ty chỉ đến từ các khoản vay dài hạn. Với chính sách hạn chế các khoản vay nay, giai đoạn 2014 – 2015, công ty đã giảm các khoản vay dài hạn và từ năm 2016 đến nay, công ty không huy động vốn từ kênh này

Với các chính sách đưa tỉ lệ Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu về tỉ lệ cân bằng và không sử dụng “Nợ vay dài hạn”,công ty đang có xu hướng kinh doanh trên nguồn vốn tự có, giảm ảnh hưởng rủi ro lãi suất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn lưu động tại công ty mẹ tập đoàn xăng dầu việt nam​ (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)