Kế hoạch kinh doanh của công ty trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn lưu động tại công ty mẹ tập đoàn xăng dầu việt nam​ (Trang 89)

4.1.2.1. Kế hoạch về sản lượng

Với những quy định về định mức lợi nhuận kinh doanh xăng dầu theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP và cơ cấu ngành nghề kinh doanh lấy cung cấp xăng dầu hạ nguồn là trục chính, kết quả kinh doanh của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam nói

chung và của công ty mẹ nói riêng phụ thuộc rất lớn vào sản lượng bán hàng tại thị trường trong nước. Bên cạnh đó, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu của xã hội nên yêu cầu Tập đoàn cần có sự phát triển tương đồng với tốc độ phát triển kinh tế. Chính vì vậy, tác giả thống kê sản lượng bán hàng và so sánh với tốc độ phát triển kinh tế giai đoạn 2014 – 2018 tại bảng 4.1 dưới đây:

Bảng 4.1: Thống kê sản lƣợng xuất bán nội địa giai đoạn 2014 – 2018 và kế hoạch thực hiện năm 2019

Đơn vị tính: lít; %

STT Năm Sản lƣợng bán nội địa Tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng Tốc độ tăng trƣởng kinh tế Việt Nam

1 Năm 2013 7.395.349.599 2 Năm 2014 7.328.705.379 -0,90% 5,98% 3 Năm 2015 7.898.961.127 7,78% 6,68% 4 Năm 2016 8.360.732.692 5,85% 6,21% 5 Năm 2017 8.797.212.325 5,22% 6,81% 6 Năm 2018 9.101.010.261 3,45% 7,08% 7 KH năm 2019 9.277.000.000 1,93% 6,71% Nguồn dữ liệu:

- Báo cáo tài chính của Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam các năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 và kế hoạch sản lượng năm 2019.

- Tổng cục Thống kê

Giai đoạn 2014 – 2018 cho thấy tốc độ tăng trưởng sản lượng bán nội địa của Công ty giảm dần qua các năm. Tình trạng xấu đi là tốc độ tăng trưởng đang chậm lại khá nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nếu năm 2015, tốc độ tăng tưởng của Công ty đạt 7,78% cao hơn của Việt Nam thời điểm đó đạt 6,68%. Thì giai đoạn 2016 – 2018, tăng trưởng của công ty càng ngày càng có khoảng quá xa so với cả nước. Điều này chứng tỏ, thị phần của Petrolimex về lĩnh vực kinh doanh xăng dầu đang bị cạnh tranh gay gắt, điều này thể hiện bởi số lượng thương nhân đầu mối tăng mạnh trong giai đoạn vừa qua sau khi thực hiện theo cơ chế kinh doanh xăng dầu mới.

Vì vậy, công ty cần có chính sách khuyến khích bán hàng đặt mục tiêu tăng trưởng hàng năm 6% theo nhiệm vụ kinh tế phát triển 5 năm của Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020 đạt trung bình từ 6% đến 6,5%/năm. Để thực hiện điều này, khuyến nghị công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Về kênh phân phối bán lẻ:

+/ Tiếp tục thực hiện chủ trương cung cấp hàng hóa chất lượng cao theo tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, đảm bảo thân thiện môi trường.

+/ Phát huy truyền thống cửa hàng xăng dầu của Petrolimex luôn cam kết bán hàng đúng, đủ số lượng, nguồn gốc hàng hóa rõ ràng và chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Khoa học Công nghệ.

+/ Xây dựng hình ảnh nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp với cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ cùng một số các tiện nghi cho khách hàng như nhà vệ sinh, phục vụ nước uống, đồ ăn nhẹ miễn phí… đặc biệt tại các cửa hàng trên trục đường chính.

+/ Đào tạo nhân viên có thái độ phục vụ tận tình

+/ Thí điểm một số cửa hàng bán hàng tự động như: cửa hàng tự phục vụ, phương thức thanh toán điện tử (qua thẻ ngân hàng, ví điện tử, QR-Code…)

+/ Phát triển cửa hàng tại vùng sâu vùng xa, vùng biên giới hải đảo… và các trạm dừng nghỉ trên những tuyến đường cao tốc.

- Về kênh phân phối bán buôn, bán đại lý/tổng đại lý và nhượng quyền thương mại +/ Phát huy truyền thống việc cung cấp hàng hóa của Petrolimex không bao giờ gián đoạn vì nguyên nhân đầu cơ trục lợi ngắn hạn.

+/ Việc cung cấp hàng hóa đảm bảo khách hàng nhận được đúng số lượng đã đăng ký qua việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật mới trong giao nhận hàng hóa như hệ thống thu hồi hơi xăng dầu; hệ thống cần xuất bộ, thủy liên tục được bảo dưỡng, đầu tư thay mới; xuất hàng hóa đảm bảo camera giám sát 24/24 giờ.

+/ Với các khách hàng mua buôn theo lô lớn, mua bằng hình thức đấu thầu, luôn có chính sách giá hấp dẫn và điều kiện thanh toán ưu đãi theo đề nghị của khách hàng.

+/ Với đối tượng thương nhân nhượng quyền thương mại, Petrolimex ưu đãi chi phí đầu tư cơ sở vật chất ban đầu như bể chứa, cột bơm, bộ nhận diện thương hiệu, phần mềm quản lý bán hàng,…

Để thực hiện các chính sách, Công ty chắc chắn sẽ chịu các thiệt hại về mặt kinh tế như chi phí đầu tư lớn, biên lợi nhuận giảm, sản lượng bán thấp với các sản

phẩm mới trên thị trường. Tuy nhiên, với uy tín lâu năm trên thị trường cùng những ưu đãi với khách hàng, thương hiện Petrolimex sẽ ngày càng phát triển, sản lượng bán hàng gia tăng đồng nghĩa với thị phần và tạo tiền đề cho Công ty thực hiện các dự định kinh doanh xăng dầu thượng nguồn và phát triển các thị trường một số quốc gia lân cận cũng như trên thế giới.

4.1.2.2. Kế hoạch về chi phí

Để tăng hiệu quả kinh doanh ngoài mục tiêu gia tăng sản lượng và tăng doanh thu, công ty cần thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí. Tác giả tiếp tục thống kê chi phí kinh doanh của công ty trên từng đơn vị sản phẩm và xem xét mức độ thay đổi chi phí cũng như so sánh với mức độ tăng trưởng chỉ tiêu lạm phát của Việt Nam qua từng năm tại bảng 4.2 dưới đây:

Bảng 4.2: Thống kê chi phí kinh doanh giai đoạn 2014 – 2018 và kế hoạch thực hiện năm 2019

Đơn vị tính: đồng/lít; %

STT Năm Đơn giá chi phí kinh doanh

Tốc độ tăng

chi phí Tốc độ tăng CPI

1 Năm 2013 168 2 Năm 2014 143 -14,83% 4,09% 3 Năm 2015 157 10,02% 0,63% 4 Năm 2016 158 0,79% 2,66% 5 Năm 2017 173 9,62% 3,53% 6 Năm 2018 192 10,63% 3,54% 7 KH năm 2019 198 3,13% dưới 3,90%

Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam các năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 và kế hoạch sản lượng năm 2019; Tổng cục Thống kê

Giai đoạn 2014 – 2018, công ty có nhiều biến động về chi phí kinh doanh bình quân. Trong đó, giai đoạn 2013 – 2014, đứng trước tình hình kinh doanh khó khăn do giá dầu thế giới giảm trầm trọng, công ty đã quyết liệt giảm chi phí. Cụ thể, năm 2014 chi phí kinh doanh bình quân giảm 14,83% so với năm 2013 bất chấp nền kinh tế có những sự gia tăng lớn nhất trong giai đoạn 5 năm 2014 – 2018 về chỉ số giá tiêu dùng. Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, việc kiểm soát chi phí đã có dấu hiệu buông lỏng. Giai đoạn 02 năm 2015 – 2016, chi phí tăng sau những quyết tâm thắt lưng buộc bụng qua thời kỳ khó khăn, công ty cần chi cho các nhu cầu đầu

tư để cải thiện kết quả kinh doanh như cơ sở vật chất phục vụ công việc kinh doanh, chi phí sử dụng các dịch vụ chất lượng và chi phí tổ chức kỷ niệm 60 năm thành lập Tập đoàn. Giai đoạn 02 năm 2017 – 2018, chi phí Công ty tăng khá nhanh với mức trung bình hơn 10%/năm cao hơn gần gấp 3 lần so với mức độ tăng của CPI. Điều này là một trong các dấu hiệu công ty cần xem xét điều chỉnh chi phí cho phù hợp. Bước sang năm 2019, nhận thấy những biến động mạnh về chi phí trong 02 năm vừa, Ban lãnh đạo công ty đã có quyết định cắt giảm chi phí, đưa mức tăng chi phí dự kiến là 3,13%, trong khoảng cho phép của mức tăng CPI dưới 3,9%.

Tuy nhiên, để có cái nhìn dài hạn về quản trị chi phí, tác giả khuyến nghị công ty thực hiện một số biện pháp sau:

- Đánh giá giá trị các khoản chi phí của Công ty: Do sau giai đoạn tăng trưởng mạnh chi phí năm 2017 – 2018, chắc chắn các danh mục chi có thể đã cao hơn nhiều so với giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ. Nếu công ty tiếp tục đạt kế hoạch tăng 3,13%, mặc dù bề nổi là tăng trưởng thấp hơn mức tăng CPI nhưng thực tế, cơ sở so sánh đang ở mức cao. Vì vậy, giá trị thực tế của mức tăng này cần đánh giá lại.

- So sánh khách quan các khoản chi của Công ty trong giai đoạn vừa qua, thông qua nhiều kênh thông tin như Internet, Báo chí, Hợp đồng tương tự của Đối tác, Bạn hàng, thậm chí là doanh nghiệp trong khối doanh nghiệp Nhà nước.

- Kiểm soát chi phí từng phòng/ban: Để thực hiện kiểm soát chi phí toàn công ty, cần rà soát kế hoạch đăng ký chi phí từng phòng/ban đầu năm, sau đó, định kỳ hàng tháng/hàng quý thống kê, so sánh và dự báo mức độ chi thời điểm hiện tại. Đối với các khoản chi cao hơn dự kiến, cần có biện pháp kiểm tra khách quan và cơ chế giám sát đặc biệt, như xem xét quá trình mua sắm, so sánh độc lập giá trị thị trường các dịch vụ, hàng hóa tương đương.

- Sau khi thực hiện đánh giá thực trạng chi phí, kiểm soát chi phí từng phòng/ban xát với giá thị trường, công ty cần đặt mức tăng trưởng chi phí hàng năm bằng hoặc thấp hơn với dự kiến mức tăng trưởng CPI của Quốc hội công bố hàng năm.

4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng quản trị vốn lƣu động

Như đãnêu tại chương 3, với đặc thù kinh doanh xăng dầu, kết quả thành bại ảnh hưởng rất lớn từ giá dầu thế giới và với đặc thù quản trị tài chính tập trung, vấn

đề cốt yếu trong quản trị vốn lưu động của công ty đến từ việc kiểm soát, sử dụng dòng tiền hiệu quả và kiểm soát rủi ro giảm giá hàng tồn kho cũng như các rủi ro về tỉ giá và lãi suất. Các nội dung này, sẽ được tác giả đề xuất ở nội dung tiếp theo:

4.2.1. Tăng cường quản trị tiền mặt

4.2.1.1. Hoàn thiện công tác dự báo dòng tiền Hoàn thiện công tác dự báo dòng tiền vào

Dòng tiền vào của Công ty đến từ 02 khoản thu chính về kinh doanh hàng hóa là thu tiền từ bán hàng nội địa do các công ty xăng dầu chuyển về; thu tiền từ bán hàng tái xuất cho khách nước ngoài. Trong đó, khoản thu từ bán hàng nội địa chiếm tỉ trọng chính. Để dự báo dòng tiền vào, tác giả khuyến nghị công ty cần thực hiện 03 bước:

- Bước 1: Kiểm soát doanh thu

Kiểm soát doanh thu đồng nghĩa với việc công ty thực hiện bám sát kế hoạch sản lượng và quy định giá bán từng thời kỳ.

+ Đối với kế hoạch sản lượng: như đã khuyến nghị ở trên, do xăng dầu là sản phẩm thiết yếu, công ty cần bám xát với mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng như mức tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia nước ngoài là thị trường của công ty như Lào và Campuchia.

+ Đối với quy định giá bán từng thời kỳ: thực hiện cơ chế kinh doanh xăng dầu theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể chủ động theo dõi mức độ biến động của giá dầu thế giới và tính toán giá bán lẻ tại cửa hàng xăng dầu, cũng như chính sách bán hàng qua các kênh phân phối.

- Bước 2: Kiểm soát việc thu hồi công nợ

Nếu doanh thu cho biết số tiền công ty thu được từ việc bán hàng thì việc thu hồi công nợ có ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền về của công ty. Do phần lớn khách hàng cuối cùng trong chuỗi cung ứng xăng dầu là người tiêu dùng cuối cùng với đặc điểm thanh toán ngay khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ nên vấn đề thu hồi công nợ có nhiều thuận lợi. Chính vì vậy, trong giai đoạn 2014 – 2018, như phân tích tại nội dung chương 4, công ty đang thực hiện khá tốt công việc này, vì vậy

công ty cần tiếp tục duy trì và phát huy. Ngoài ra, công ty có thể cân nhắc tăng ngày nợ với một số khách hàng tiềm năng như một cách hỗ trợ khách hàng và tạo lợi thế thương mại.

- Bước 3: Dự báo dòng tiền vào

Trên cơ sở kiểm soát doanh thu và khả năng thu hồi nợ, công ty cần có dự báo về giá trị thực tế các khoản thu hàng ngày. Trong đó mỗi khoản thu có đặc điểm sau:

+ Dòng tiền từ bán lẻ tại cửa hàng xăng dầu: bán hàng thu tiền ngay + Dòng tiền từ bán qua kênh phân phối: thu tiền theo hợp đồng công nợ + Dòng tiền từ bán tái xuất: thu tiền theo hợp đồng công nợ

Trong đó, dòng tiền từ bán lẻ tại cửa hàng xăng dầu chiếm tỉ trọng chính và có thể dự báo được theo biến động giá dầu thế giới. Xuất phát từ đặc điểm này, tác giả tiến hành thống kê tỉ trọng của doanh thu bán lẻ so với tổng số tiền về hàng ngày giai đoạn từ năm 2017 – 2018 và 6 tháng đầu năm 2019 tại bảng 4.3 dưới đây:

Bảng 4.3: Thống kê tỉ lệ doanh thu bán lẻ toàn hệ thống và dòng tiền vào từng chu kỳ giá cơ sở giai đoạn 2017 – 2018 và 6 tháng đầu năm 2019

Đơn vị tính: tỉ đồng; % Năm 2017 Năm 2018 6 tháng 2019 STT Chu kỳ giá cơ sở Doanh thu bán lẻ Số tiền chuyển về Tỉ lệ Chu kỳ giá cơ sở Doanh thu bán lẻ Số tiền chuyển về Tỉ lệ Chu kỳ giá cơ sở Doanh thu bán lẻ Số tiền chuyển về Tỉ lệ 1 01/01/2017- 04/01/2017 679 1.173 57,97% 01/01/2018- 04/01/2018 774 1.634 47,36% 01/01/2019- 16/01/2019 2.798 6.137 45,58% 2 05/01/2017- 19/01/2017 2.613 4.690 55,72% 05/01/2018- 19/01/2018 3.011 5.858 51,40% 17/01/2019- 31/01/2019 2.832 6.290 45,02% 3 20/01/2017- 31/01/2017 1.971 2.365 83,37% 20/01/2018- 31/01/2018 2.480 5.211 47,58% 01/02/2019- 15/02/2019 2.392 5.165 46,31% 4 01/02/2017- 03/02/2017 433 2.134 20,29% 01/02/2018- 03/02/2018 659 925 71,16% 16/02/2019- 28/02/2019 2.318 6.367 36,41% 5 04/02/2017- 18/02/2017 2.541 5.165 49,20% 04/02/2018- 21/02/2018 3.612 6.987 51,70% 01/03/2019- 02/03/2019 388 580 66,87% 6 19/02/2017- 28/02/2017 1.725 3.797 45,44% 22/02/2018- 28/02/2018 1.379 3.516 39,22% 03/03/2019- 18/03/2019 3.100 6.608 46,92% 7 01/03/2017- 06/03/2017 1.075 2.093 51,36% 01/03/2018- 08/03/2018 1.631 2.975 54,81% 19/03/2019- 31/03/2019 2.562 5.661 45,26% 8 07/03/2017- 21/03/2017 2.682 4.954 54,14% 09/03/2018- 23/03/2018 3.130 7.258 43,12% 01/04/2019- 02/04/2019 424 1.511 28,07% 9 22/03/2017- 31/03/2017 1.746 4.136 42,23% 24/03/2018- 31/03/2018 1.709 3.935 43,44% 03/04/2019- 17/04/2019 3.200 6.901 46,36% 10 01/04/2017- 05/04/2017 825 1.422 58,01% 01/04/2018- 07/04/2018 1.548 3.378 45,84% 18/04/2019- 30/04/2019 2.984 5.526 54,00% 11 06/04/2017- 20/04/2017 2.638 6.501 40,59% 08/04/2018- 23/04/2018 3.498 7.566 46,24% 01/05/2019- 02/05/2019 443 1.828 24,22% 12 21/04/2017- 1.718 3.119 55,07% 24/04/2018- 1.525 2.671 57,10% 03/05/2019- 3.385 7.031 48,15%

Năm 2017 Năm 2018 6 tháng 2019 STT Chu kỳ giá cơ sở Doanh thu bán lẻ Số tiền chuyển về

Tỉ lệ Chu kỳ giá cơ sở

Doanh thu bán lẻ Số tiền chuyển về

Tỉ lệ Chu kỳ giá cơ sở

Doanh thu bán lẻ Số tiền chuyển về Tỉ lệ 14 06/05/2017- 20/05/2017 2.520 4.568 55,17% 09/05/2018- 23/08/2018 3.457 8.378 41,26%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn lưu động tại công ty mẹ tập đoàn xăng dầu việt nam​ (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)