Qua các phân tích tại mục 3.3 cho thấy bức tranh khái quát về cơ cấu tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018. Các chỉ tiêu của vốn lưu động như “tiền và các khoản mục tương đương tiền”; “khoản phải thu”; “hàng tồn kho” và “khoản phải trả” chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp cũng như biến động các khoản mục này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty.
Để đánh giá thực trạng vốn lưu động của công ty, tác giả tiến hành tính giá trị và các chỉ số đánh giá hiệu quả vốn lưu động trong giai đoạn phân tích tại bảng 3.5 dưới đây:
Bảng 3.5: Hiệu quả vốn lƣu động
Đơn vị tính: tỉ đồng; lần; ngày
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018
1. Tài sản ngắn hạn 27.901 23.454 20.471 20.788 30.159 24.257 2. Nợ ngắn hạn 26.230 20.274 16.443 13.058 23.519 17.953 3. Doanh thu thuần 154.775 105.559 81.755 106.849 134.041 4. Lợi nhuận sau thuế 58 3.800 3.912 3.723 3.377
Vốn lƣu động ròng (tỷ đồng) 1.671 3.180 4.028 7.730 6.640 6.304 Tỷ suất lợi nhuận VLĐ sau thuế 4,13% 147,03% 66,54% 51,82% 52,18% Vòng quay VLĐ (lần) 110 41 14 15 21 Số ngày luân chuyển VLĐ 3 9 26 24 17
(Nguồn dữ liệu: Báo cáo tài chính của Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 và một số chỉ tiêu tự tính toán)
Cùng với xu hướng đưa tỉ lệ nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu về trạng thái cân bằng và trong khi tỉ lệ tài sản ngắn hạn/tài sản dài hạn giữ ổn định trong giai đoạn vừa qua, giá trị vốn lưu động giai đoạn 2014 – 2018 tăng nhanh về giá trị.Từ giá trị 3.180 tỷ năm 2014 đã tăng đạt đỉnh vào cuối năm 2016 là 7.730 tỷ và duy trì trong khoảng 6.000 – 7.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2017 – 2018. Công ty đang sử dụng nguồn vốn dài hạn tài trở cho một phần tài sản ngắn hạn, mặc dù có sự đánh đổi về
chi phí sử dụng vốn nhưng bù lại là cơ cấu vốn an toàn khi nguồn vốn dài hạn là tương đối ổn định và công ty nhận định tài sản ngắn hạn là yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Minh chứng cho hiệu quả kinh doanh từ vốn lưu động, thể hiện tại chỉ tiêu “tỷ suất lợi nhuận VLĐ sau thuế” luôn duy trì ở mức cao, nếu không tính tổn thất nặng nề năm 2014 do ảnh hưởng biến động giá thế giới, tỷ suất này luôn đạt trên 50%. Tuy nhiên, có một số tín hiệu cần chú ý, trong giai đoạn 2016 – 2018, hiệu quả vốn lưu động đang có những xu hướng giảm dần khi chỉ tiêu này giảm từ 66,54% năm 2016 xuống 51,82% năm 2017 và đạt52,18% năm 2018.
Ngoài ra, một chỉ tiêu khác cho thấy hiệu quả vốn lưu động là “vòng quay vốn lưu động” và “số ngày luân chuyển vốn lưu động”. Giai đoạn 2014 – 2018 chứng kiến sự biến động của chỉ tiêu này. Nếu như tình trạng xấu đi trong những năm 2014, 2015 và kém nhất là năm 2016, thì 02 năm 2017 – 2018 đang có những chuyển biến tốt hơn.
Theo cơ sở lý luận, “số ngày luân chuyển vốn lưu động” chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi số ngày luân chuyển các yếu tố cấu thành nên vốn lưu động. Và để xác định nguyên nhân dẫn đến những biến động này, tác giả tiếp tục tìm hiểu thực trạng quản trị các chỉ tiêu tác động đến vốn lưu động như tiền; khoản phải thu; hàng tồn kho và khoản phải trả.