Khoản phải thu của công ty bao gồm 02 nhóm khách hàng chính: thứ nhất là khách hàng nước ngoài tại Campuchia và Lào, cung cấp hàng qua hình thức bán tái xuất; thứ hai là các công ty xăng dầu thành viên, mua hàng của công ty mẹ để cung cấp trên địa bàn phân phối của mình.
Về cách thức quản trị khoản phải thu: Công ty theo dõi riêng công nợ từng khách hàng, từng lần bán hàng và trả tiền của khách hàng đều được ghi nhận chi tiết theo thực tế phát sinh. Hàng quý, Công ty lập báo cáo tình hình phải thu khách hàng có bổ sung chỉ tiêu “ngày nợ quá hạn” để có nhắc nhở với các phòng liên quan trong quá trình thu hồi nợ.
Với mỗi nhóm khách, tác giả tìm hiểu về đặc điểm ký kết hợp đồng và so sánh các chỉ tiêu đánh giá việc quản trị khoản phải thu tại các bảng 3.11 và bảng 3.12
- Nhóm khách hàng nước ngoài
Bảng 3.11: Hệ số quản trị khoản phải thu đối với khách nƣớc ngoài
Đơn vị tính: tỉ đồng, lần
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018
1. Doanh thu bán tái xuất 10.283 7.321 6.603 8.759 10.136 2. Khoản phải thu khách TX 1.384 1.664 1.739 705 599 506
Vòng quay khoản phải thu 7 4 5 13 18
Số ngày thu tiền bình quân 54 85 68 27 20
(Nguồn dữ liệu: Báo cáo tài chính của Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 và một số chỉ tiêu tự tính toán)
Khách hàng nước ngoài của công ty bao gồm 02 nhóm đối tượng:
+ Khách hàng là các Công ty con hoạt động tại nước ngoài: Petrolimex Singapore và Petrolimex Lào, mua hàng với điều khoản chậm trả 30 ngày
+ Khách hàng là các Công ty xăng dầu quốc gia, tư nhân tại Campuchia và Lào mua hàng từ Việt Nam do lợi thế biên giới cạnh nhau mua hàng với điều khoản chậm trả 15 ngày.
Thời điểm giai đoạn 2014 – 2016 là giai đoạn khoản phải thu tăng đột biến do ảnh hưởng của giá dầu thế giới, công ty xăng dầu Petrolimex Singapore mua lại hàng của Công ty mẹ với giá quá cao, sau đó, buộc phải bán cắt lỗ nên toàn bộ số lỗ chưa trả được ghi nhận trên Khoản phải thu của công ty mẹ. Đến năm 2016, nhận định là lý do khách quan, gặp rủi ro thị trường nên Tập đoàn quyết định tái cơ cấu cho Petrolimex Singapore bằng cách xóa nợ từ nguồn vốn thặng dư của việc bán cổ phần cho cổ đông nước ngoài. Vì vậy, từ thời điểm 2017, tình trạng thu tiền của khách nước ngoài đã có chuyển biến tích cực. Và kết quả cuối năm 2018, số ngày thu tiền bình quân trở về mức 20 ngày là phù hợp với thực tế các hợp đồng ký kết của công ty mẹ.
- Nhóm khách hàng trong nước
Bảng 3.12: Hệ số quản trị khoản phải thu đối với kháchtrong nƣớc
Đơn vị tính: tỉ đồng, lần
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018
1. Doanh thu nội địa 141.367 96.611 75.197 98.087 123.900 2. Khoản phải thu bán NĐ 4.668 4.634 2.045 3.341 3.846 4.315
Vòng quay khoản phải thu 30 29 28 27 30
Số ngày thu tiền bình quân 12 13 13 13 12
(Nguồn dữ liệu: Báo cáo tài chính của Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 và một số chỉ tiêu tự tính toán)
Tại thị trường trong nước, khách hàng của công ty mẹ là 43 công ty xăng dầu thành viên trong việc tạo nguồn xăng dầu đến kho công ty. Mỗi công ty được công ty mẹ xây dựng định mức công nợ trên cơ sở chênh lệch giữa “nhu cầu vốn của công ty” với “vốn Tập đoàn đầu tư” và “các nguồn vốn khác công ty tự có” như lợi nhuận giữ lại không phân phối, các khoản phải trả. Đồng thời công ty mẹ quy định với nếu công nợ trên định mức sẽ bị phạt 6% và nếu công nợ dưới định mức công ty sẽ được thưởng 5% tính trên phần chênh lệch hàng ngày. Cùng với việc số dư tiền
mặt tại toàn bộ các công ty được chuyển về công ty mẹ cuối ngày nên kỳ thu tiền được duy trì ổn định.