Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 97 - 99)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.1. Kết quả đạt được

Cơ cấu nguồn vốn huy động: Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên trong 3 năm qua đã chú trọng đến cơ cấu vốn huy động hợp lý. Cơ cấu nguồn vốn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tiền gửi dân cư, tăng tiền gửi ở các kỳ hạn ngắn, qua đó góp phần giảm lãi suất đáng kể vào việc giảm lãi suất bình quân đầu vào để có điều kiện giảm lãi suất đầu ra, tạo lợi thế cho hoạt động kinh doanh, cũng như chia sẻ khó khăn đối với khách hàng vay vốn.

Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn của chi nhánh đạt khá, năm sau tăng hơn so với năm trước trung bình trên 18%. Việc tăng này phù hợp với yêu cầu sử dụng vốn và đảm bảo khả năng thanh toán của đơn vị. Công tác chỉ đạo hoạt động nguồn vốn đã bám sát tình hình lạm phát và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Đặc biệt tiền gửi dân cư của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua, điều này chứng tỏ vị thế, thương hiệu cũng như uy tín của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên trên địa bàn hoạt động.

Về chi phí huy động vốn, theo yêu cầu của thị trường, lãi suất huy động của chi nhánh cũng tương đương với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng gửi tiền cũng như duy trì và tăng trưởng nguồn vốn huy động ở mức độ khá trước áp lực cạnh tranh gay gắt. Mặt khác, chi nhánh cũng tích cực huy động những nguồn vốn không kỳ hạn, nguồn vốn này chiếm tỷ trọng không nhiều nhưng do có lãi suất thấp nên giảm được lãi suất đầu vào ở mức độ hợp lý, đảm bảo lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh. Linh hoạt trong việc điều hành kỳ hạn và lãi suất huy động kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh: Đó là việc Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã tăng thêm các kỳ hạn huy động, đồng thời chi tiết các kỳ hạn ngắn

đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền. Đối với việc huy động ngắn hạn, các kỳ hạn huy động của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên được chi tiết đến từng tuần, từng tháng. Việc đa dạng hóa kỳ hạn gửi tiền giúp cho Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên cân đối các nhu cầu vốn một cách chặt chẽ hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mà vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản.

Nguồn vốn huy động đã đáp ứng một phần nhu cầu sử dụng vốn: Tổng nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên trong 3 năm qua (2014-2016) tăng trưởng khá đã đáp ứng được một phần nhu cầu vốn tín dụng trên địa bàn. Tuy nhiên việc hoạt động kinh doanh trên địa bàn miền núi còn gặp nhiều khó khăn, đa số người dân không có tích lũy thu nhập hoặc tích lũy thấp, dẫn đến khả năng huy động vốn trên địa bàn còn rất hạn chế, chưa chủ động được nguồn vốn trong đầu tư cho vay.

Chính sách khách hàng ngày càng được quan tâm nhiều hơn: Agribank chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên là chi nhánh hoạt động ngân hàng đa năng, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Hàng năm, chi nhánh đã thực hiện phân khúc thị trường, phân loại khách hàng. Chính điều đó đã tạo điều kiện cho Agribank chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên chăm sóc chu đáo hơn đối với các khách hàng nhất là những khách hàng có mối quan hệ thường xuyên, những khách hàng tiềm năng, có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của Chi nhánh thông qua việc cung cấp giảm, miễn phí cho các cho sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng...

Công tác điều hành, quản trị: Ban lãnh đạo Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã có sự chỉ đạo hoạt động huy động vốn tương đối linh hoạt, bám sát tín hiệu của thị trường. Mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt của các TCTD khác trên địa bàn, tuy nhiên nguồn vốn huy động của Agribank chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)