Mục tiêu tăng cường huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 107 - 109)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Mục tiêu tăng cường huy động vốn

Xuất phát từ những nhận định và đòi hỏi của thực tế trên, định hướng mục tiêu của nhà nước tỉnh Thái Nguyên và trực tiếp là mục tiêu của Agribank hoạt động của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên trong hàng năm như sau:

+ Tiếp tục tăng trưởng các chỉ tiêu cơ bản hàng năm: - Tổng dư nợ hàng năm tăng: 10-20%

- Nguồn vốn tăng hàng năm: 20-25% -Lợi nhuận hàng năm tăng 20-25% - Nợ quá hạn dưới 1%.

+ Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, đa dạng hoá các hình thức tín dụng, xác định thị trường công nghiệp, dịch vụ và thương mại, hộ sản xuất kinh doanh là thị trường và khách hàng truyền thống. Các hoạt động tín dụng phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm gốc. Coi trọng việc đầu tư các dự án lớn, các dự án đồng tài trợ, lấy hiệu quả làm thước đo chính, cho vay thu hồi được đầy đủ cả gốc và lãi, tăng tỷ lệ cho vay có đảm bảo, giảm tỷ lệ cho vay tín chấp.

+ Nhằm thu hút vốn NH cần có những chính sách tăng lãi suất huy động tiền gửi, đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi đặc biệt khi khách hàng gửi tiền nhằm cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn. Tăng cường tiếp thị các hoạt động Marketing, phát triển và giữ vững khách hàng có tín nhiệm, quan hệ lâu dài với Ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng phải thực sự có tính cạnh tranh, nâng cao tính cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, cải tiến phong cách, lề lối phục vụ tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng, đặc biệt là các dịch vụ có quan hệ giao dịch hoạt động khá, đã và đang có quan hệ tốt.

+ Mở rộng hoạt động đối với khách hàng thuộc các vùng nông nghiệp nông thôn, vùng nghề, làng nghề, các khu công nghiệp mới, các hộ kinh doanh công thương nghiệp. Phát triển các dịch vụ kinh doanh mới đối với Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên như thanh toán quốc tế, tăng tỷ trọng cho vay tiêu dùng và các hoạt động dịch vụ khác.

+ Nguồn vốn kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên xác định chủ yếu là nguồn vốn tự huy động trên địa bàn, theo các hình thức đa dạng từ dân cư, doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác; Tái đầu tư quay vòng triệt để nguồn vốn cho vay tài trợ uỷ thác hiện đang quản lý, sẵn sàng giải ngân khi có nguồn vốn. Mở rộng các hình thức huy động vốn, đa dạng hoá sản phẩm tiền gửi kỳ hạn, về các loại tiền gửi kỳ hạn ngắn hạn hoặc dài hạn cho khách hàng lựa chọn. Đa dạng hoá sản phẩm theo loại đồng tiền gửi VNĐ, USD, EUR. Đa dạng hoá sản phẩm tiền gửi theo số dư, theo nhóm khách hàng. Hoặc huy động vốn qua việc phát hành giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu.

+ Mở rộng kinh doanh đa năng như kinh doanh hối đoái, chi trả kiểu hối, dịch vụ thanh toán bằng thẻ, các dịch vụ thanh toán khác dịch vụ to hộ, chi hộ tiền mặt cho khách hàng, dịch vụ trả lương cho công nhân, cán bộ đối với khách doanh nghiệp và tổ chức kinh tế - xã hội.

+ Coi trọng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, khắc phục những tồn tại, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tệ tham nhũng, tệ phiền hà, ngăn chặn những hành vi lợi dụng tham ô. Tích cực đào tạo và đào tạo lại cán bộ cho phù hợp với đòi hỏi trong tình hình kinh doanh có nhiều biến đổi mới, nhằm nâng cao năng lực của toàn chi nhánh.

+ Từng bước hoàn thiện và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tăng cường cơ sở vật chất - trụ sở giao dịch, phấn đấu trở thành NHTM hàng đầu trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)