5. Bố cục nội dung của Luận văn
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía Đông bắc Việt Nam Quảng Ninh có vị trí địa chiến lược “có một không hai” (đây là nguồn tài nguyên vô giá), được ví “là đất nước Việt Nam thu nhỏ”; đây là cơ hội lớn để phát triển kinh tế tổng hợp, toàn diện, hiện đại, có khả năng hội nhập quốc tế sâu rộng.
Trong xu thế hội nhập quốc tế, ở điểm đầu khu vực hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt - Trung, trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc; trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, Hợp tác kinh tế liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng; tiếp giáp với Trung Quốc, nền kinh tế đứng thứ hai thế giới; nằm trong khu vực trung chuyển, giao lưu hàng hóa, khoa học công nghệ lớn giữa Đông Bắc Á - Đông Nam Á. Những lợi thế đó tạo cho Quảng Ninh là cầu nối giữa Việt Nam với các nước ASEAN và khu vực Đông Bắc Á.
Quảng Ninh là một trong 25 tỉnh, thành phố có biên giới nhưng là tỉnh duy nhất có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc (đường biên giới trên bộ dài 118,825 km; đường phân định Vịnh Bắc Bộ trên biển dài trên 191 km); diện tích tự nhiên trên 6.102 km2 và ngư trường rộng tương đương. Quảng Ninh là một trong 28 tỉnh, thành có biển, với dải bờ
biển dài 250 km, trong đó có 40.000 ha bãi triều và trên 20.000 ha eo vịnh; có 2/12 huyện đảo của cả nước; có 3/28 khu kinh tế cửa khẩu (Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh) và 01/15 khu kinh tế ven biển (Vân Đồn); có 4 cảng khẩu trên biển (Cẩm Phả, Cái Lân, Hòn Gai, Vạn Gia); là tỉnh duy nhất có 4 thành phố trực thuộc, tỷ lệ đô thị hóa cao 55%; tiếp giáp với vùng duyên Hải phía Nam Trung Quốc nơi đang được đầu tư phát triển để trở thành các "cực tăng trưởng" chính trong khu vực quanh Vịnh Bắc Bộ với các cảng biển, các trung tâm kinh tế lớn Đông Hưng, Phòng Thành, Khâm Châu, Bắc Hải (Quảng Tây - Trung Quốc), Trạm Giang (Quảng Đông - Trung Quốc) và Tam Á (Hải Nam - Trung Quốc).
Quảng Ninh có hơn 600 danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử; hội tụ đầy đủ các yếu tố tự nhiên: Rừng, núi, nước non, biển đảo, sông hồ... đặc biệt có Vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới và vừa được vinh danh là Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới; là cơ hội để phát triển dịch vụ du lịch và tiến đến phát triển công nghiệp văn hóa - giải trí. Quần thể Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long là nguồn tài nguyên du lịch nổi bật, độc đáo vào bậc nhất cả nước và thế giới, với hơn 2.077 hòn đảo (chiếm 2/3 số đảo của cả nước).
Di tích Nhà Trần, Di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, Quần thể di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng, Di tích và danh thắng núi Bài Thơ, Thương cảng Vân Đồn, Đền Cửa Ông... Cùng với tiềm năng du lịch sinh thái rừng, biển hết sức phong phú, với dải bờ biển dài, nhiều bãi biển tự nhiên độc đáo; hệ thống rừng ngập mặn đặc sắc, phong phú và nhiều hồ nước ngọt lồng