Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác thanh tra hoàn thuế xuất khẩu qua biên giới đất liền tại tỉnh quảng ninh (Trang 73 - 75)

5. Bố cục nội dung của Luận văn

3.6.2. Những mặt hạn chế

Bên cạnh mặt tích cực nêu trên, công tác thanh tra thuế còn các tồn tại và hạn chế cơ bản là: Tình trạng gian lận về thuế còn khá phổ biến ở một số khoản thu, sắc thuế nhưng chưa được phát hiện, truy thu kịp thời cho NSNN. Vì vậy vừa làm thất thu NSNN, vừa chưa thật sự bảo đảm công bằng xã hội và tính nghiêm minh về pháp luật thuế. Các vụ án lớn về thuế, đặc biệt là các hành vi tội phạm chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT chưa được làm rõ, kịp thời thu hồi đầy đủ cho NSNN.

Công tác thanh tra hoàn thuế xuất khẩu qua biên giới đất liền tại tỉnh Quảng Ninh những năm vừa qua tuy đã đạt được nhiều thành tích quan trọng, song vẫn còn tồn tại một số những hạn chế cần sớm khắc phục:

Một là: Tình trạng gian lận về thuế còn khá phổ biến ở nhiều khoản thu

nhưng chưa được phát hiện, truy thu kịp thời cho Ngân sách nhà nước. Vì vậy, vừa làm thất thu Ngân sách Nhà nước, vừa chưa thật sự đảm bảo công bằng xã hội và tính nghiêm minh về pháp luật thuế.

Các vụ án lớn về thuế, đặc biệt là các hành vi tội phạm chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT không được làm rõ, kịp thời thu hồi đầy đủ cho Ngân sách Nhà nước.

Hai là: Hệ thống thanh tra của ngành thuế chỉ có ở cấp Tổng cục và cấp Cục. Số lượng đối tượng nộp thuế phân cấp cho các Chi cục thuế trên địa bàn Quảng Ninh là rất lớn nhưng cấp Chi cục thuế không có bộ phận thanh tra nên việc thanh tra, kiểm tra thúc đẩy tính tích cực tuân thủ pháp luật sẽ bị hạn chế.

Do vậy công tác thanh tra hoàn thuế tập trung tại Cục Thuế. Thực tế đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy và sự chỉ đậo thống nhất từ cấp Tổng cục đến Cục thuế và Chi cục thuế đối với từng lĩnh vực thanh tra, kiểm tra.

Ba là: Công việc thanh tra hoàn thuế hoàn toàn bằng thủ công, không

tập trung vào các khâu gian lận; không ứng dụng được tin học vào thanh tra thuế do đó các cuộc thanh trathường kéo dài và kết quả rất hạn chế.

Thứ tư : Tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra thuế chưa tương xứng với

khối lượng công việc và vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Lực lượng cán bộ thanh tra thuế chuyên trách năm 2002 mới chiếm khoảng 8,5%; năm 2003 chiếm khoảng 13,2% và năm 2006 khoảng 16% tổng số cán bộ viên chức trong ngành. Ở các nước trong khu vực và thế giới thường từ 25% đến 30%.

Thứ năm: Trình độ cán bộ thanh tra thuế không đồng đều. Ở tất cả các

cấp cán bộ thuế còn rất yếu về kỹ năng và nghiệp vụ thanh tra, và về khả năng sử dụng các thiết bị tin học; không có trình độ ngoại ngữ để thanh tra các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thậm chí một số cán bộ thanh tra tra ở cơ sở còn chưa nắm vững các chính sách thuế về thuế GTGT, chưa thành thạo về kế toán doanh nghiệp để có điều kiện phát hiện các gian lận về thuế. Nghiêm trọng hơn là một số cán bộ thanh tra, kiểm tra có biểu hiện vụ lợi, ý thức và trách nhiệm pháp luật thấp, lợi dụng công tác thanh tra để gây phiền hà, sách nhiểu đối tượng nộp thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác thanh tra hoàn thuế xuất khẩu qua biên giới đất liền tại tỉnh quảng ninh (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)