Nhóm các giải pháp về công tác chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác thanh tra hoàn thuế xuất khẩu qua biên giới đất liền tại tỉnh quảng ninh (Trang 81 - 84)

5. Bố cục nội dung của Luận văn

4.3.2. Nhóm các giải pháp về công tác chuyên môn

4.3.2.1. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu người nộp thuế phục vụ hiệu quả cho công tác thanh tra hoàn thuế

Hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra hoàn thuế phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và phân tích thông tin người nộp thuế trên các ứng dụng quản lý thuế mà ngành Thuế xây dựng và thu thập được. Xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế được cập nhật một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ với sự hỗ trợ từ công nghệ thông tin hiện đại giúp ngành Thuế có đầy đủ thông tin phục vụ công tác quản lý thuế, trong đó có công tác thanh tra hoàn thuế.

Hệ thống cơ sở dữ liệu người nộp thuế cần đảm bảo cung cấp các nội dung liên quan đến người nộp thuế như sau:

- Thông tin chung về người nộp thuế: loại hình kinh doanh, ngành nghề kinh doanh chính, cơ cấu tổ chức, hình thức hạch toán kế toán, hình thức sở hữu vốn, số lao động…;

- Thông tin tình hình sản xuất kinh doanh và kê khai nộp thuế: thông tin trong tờ khai các loại thuế, phí, lệ phí (tờ khai, bảng kê...); thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế (Báo cáo tài chính; quyết định miễn, giảm thuế…);

- Thông tin về tính tuân thủ kê khai và nộp thuế: tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách của người nộp thuế (số lần nộp chậm, không nộp tờ khai…);

- Cơ sở dữ liệu về kết quả thanh tra, kiểm tra qua các năm;

- Thông tin từ các bên liên quan: Kho bạc, Hải quan, các bộ, ngành, báo, đài, thông tin tố cáo...

4.3.2.2. Phát triển và mở rộng các kỹ năng thanh tra hoàn thuế * Hoàn thiện kỹ thuật quản lý rủi ro

Việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong kiểm tra, thanh tra hoàn thuế đã giúp toàn ngành Thuế lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra tương đối phù hợp, tỷ lệ số doanh nghiệp có xử lý truy thu qua kiểm tra, thanh tra so với số doanh nghiệp được thanh, kiểm tra đạt khá cao, giảm bớt tình trạng thanh kiểm tra tràn lan, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Những kết quả đạt được trong công tác thanh tra, kiểm tra đạt được trong thời gian qua đã khẳng định việc áp dụng phương pháp kiểm tra, thanh tra theo rủi ro là đúng đắn cần tiếp tục thực hiện. Để tiếp tục hoàn thiện, phát triển và mở rộng các kỹ năng thanh tra, kiểm tra, trong thời gian tới, ngành Thuế cần chú trọng vào các vấn đề sau:

- Trên dữ liệu thông tin của người nộp thuế thực hiện phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề (để hiểu đặc thù ngành) và qui mô (để có tập trung phân tích sâu các doanh nghiệp có qui mô lớn và vừa, là các DN có mức độ ảnh hưởng lớn đến số nộp NSNN).

Sau khi thực hiện phân loại các doanh nghiệp theo ngành nghề và qui mô sẽ thực hiện phân tích thông tin kê khai thuế của các doanh nghiệp thông qua việc phân tích so sánh các chỉ tiêu phản ánh kết quả kê khai nộp thuế kết hợp với phân tích hồ sơ cụ thể để xác định các biến động về tình hình kê khai, báo cáo nghĩa vụ thuế và các thông tin hoạt động của doanh nghiệp hoặc của nhóm doanh nghiệp qua các kỳ và so với cùng kỳ năm trước.

Việc phân tích thông tin kê khai của doanh nghiệp phải thực hiện chuyên sâu và bao gồm việc phân tích các ảnh hưởng của nhân tố bên trong doanh nghiệp (tình hình sản xuất kinh doanh) và các nhân tố bên ngoài (chính sách, chế độ, thị trường...) để xác định mức độ phù hợp hay không phù hợp của các biến động đã xác định.

Khi phân tích hồ sơ hoàn thuế GTGT cần xem xét đến bản chất, đặc tính hoạt động của doanh nghiệp để xác định hình thái (dạng) giao dịch chung làm cơ sở đánh giá, nhận định các yếu tố bất thường (ví dụ: doanh nghiệp là chi nhánh, có ít nhân viên và hoạt động kinh doanh ở mức nhỏ, không phát sinh thuế TNDN nhưng liên tục tăng hoàn thuế, theo hợp đồng hoàn thuế cho thấy việc mua hàng vào, giao hàng xuất khẩu diễn ra cùng một thời điểm ... thì đó có thể là dấu hiệu lạm dụng tư cách pháp nhân (thông đồng giữa bên chủ sở hữu hàng hóa thực và bên chủ sở hữu danh nghĩa/hình thức) để thực hiện hoàn thuế nhưng thực chất bản chất là ủy thác hoặc trung gian môi giới).

- Xây dựng các phần mềm ứng dụng hỗ trợ kỹ thuật quản lý rủi ro. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện phần mềm ứng hỗ trợ công tác thanh tra từ khâu thu thập cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, chuyển đổi dữ liệu để phân tích, đánh giá, xác định mức độ rủi ro phục vụ việc lựa chọn phục vụ việc lựa chọn đối tượng thanh tra thuế. Cụ thể:

+ Phần mềm hỗ trợ phân tích, nhận dạng rủi ro; + Phần mềm hỗ trợ chuyển đổi, xử lý dữ liệu đầu vào;

Trên cơ sở phần mềm được xây dựng, từ các dữ liệu thông tin người nộp thuế, phần mềm sẽ tự tính toán ra được các chỉ tiêu đánh giá rủi ro thuế đối với từng người nộp thuế, điều đó giúp cán bộ thanh tra tiết kiệm được thời gian, công sức và lựa chọn đúng đối tượng thanh tra. Mặt khác, nhờ có phần mềm, công việc thanh tra sẽ có trọng tâm hơn, tập trung hơn vào những vấn đề rủi ro, trọng yếu.

* Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác thanh tra hoàn thuế

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thanh tra ngành Thuế cần tiếp tục xây dựng các tiêu chí nhằm đánh giá hiệu quả như:

- Thời gian thực hiện một cuộc thanh tra thuế; - Số cán bộ tham gia một cuộc thanh tra thuế;

- Số đơn vị được thanh tra: số lượng và tỷ lệ thực hiện so với tổng số đối lượng phải thanh tra;

- Hiệu quả và sự tuân thủ quyết định xử lý thanh tra: số thuế không được hoàn và phạt; số tiền thuế, tiền phạt đã nộp vào ngân sách nhà nước...;

- Mức độ phát hiện sai phạm khi tiến hành thanh tra trụ sở người nộp thuế so với đánh giá ban đầu tại cơ quan thuế; số đơn vị phát hiện có sai phạm so với số đơn vị được thanh tra...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác thanh tra hoàn thuế xuất khẩu qua biên giới đất liền tại tỉnh quảng ninh (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)