0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Chuẩn bị hiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DỊCH VỤ TIN HỌC TP HCM (AISC)​ (Trang 68 -73 )

Tìm hiểu khái quát về khách hàng

Tên công ty: công ty CP ABC Ngày hoạt động: 10/2008

Vốn điều lệ: 13,800,000 USD là công ty CP có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Địa chỉ: Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai.

Diện tích: Nhà xưởng: 12,000 m2. Tổng: 50,037 m2

Lĩnh vực kinh doanh: công ty CP ABC cung cấp các sản phẩm thép tấm và cuộn như: thép cán nóng, thép cán nóng đã được phủ dầu và ngâm tẩy gỉ (PO), thép cán nguội, thép mạ kẽm nhúng nóng, thép mạ điện, thép silic, thép mạ kẽm đã sơn phủ, cũng như thép không gỉ và nhôm.

Hình 4.1- Sơ đồ tổ chức công ty CP ABC

Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng

Hoạt động chính của công ty trong năm tài chính 2015 bao gồm việc gia công các loại thép và hợp kim, sản xuất các loại thép.

Kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng

- Kỳ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng (VND).

Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

Việc lựa chọn số liệu và thông tin cần phải trình bày trong bản thuyết minh báo cáo tài chính được công ty thực hiện theo nguyên tắc trọng yếu quy định tại chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21- trình bày BCTC.

Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam được Bộ tài chính ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT- BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 và các thông tư sửa đổi bổ sung.

Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ và Chi phí khấu hao:

Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình:

TSCĐ = Nguyên giá - giá trị hao mòn lũy kế

Nguyên giá là tất cả các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào hoạt động. Các chi phí sau ghi nhận ban đầu như chi phí mua sắm, nâng cấp, đổi mới tài sản được ghi tăng nguyên giá TSCĐ, các chi phí bảo trì, sửa được ghi nhận là chi phí trong kỳ.

Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ vô hình: TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp bao gồm phần mềm máy vi tính.

TSCĐ = Nguyên giá- Giá trị hao mòn lũy kế

Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao ước tính như sau:

- Nhà xưởng, vật kiến trúc: 6 – 40 năm - Máy móc thiết bị: 5 – 10 năm - Phương tiện vận tải truyền dẫn: 8 năm - Thiết bị, dụng cụ quản lý: 5 – 10 năm - TSCĐ hữu hình khác: 3 – 5 năm

Quyền sử dụng đất có thời hạn được khấu hao phù hợp với thời hạn trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Xác định mức trọng yếu (Lưu theo mẫu A710 gồ sơ kiểm toán)

Mục tiêu:Xác định mức trọng yếu (kế hoạch - thực tế) được lập và phê duyệt theo chính sách của Công ty để thông báo với thành viên nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại KH và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết

thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa.

Xác định mức trọng yếu là một trong những công việc quan trọng nhất trong quá trình lập kế hoạch và thường được KTV có kinh nghiệm lâu năm hoặc trưởng nhóm kiểm toán thực hiện. Cơ sở xác định mức trọng yếu được sử dụng từ chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế bởi đối tượng người sử dụng BCTC chính là các cổ đông và nhà đầu tư.

Việc xác định mức trọng yếu dựa trên kinh nghiệm lâu năm của KTV là được tính toán và thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.4- Xác định mức trọng yếu của công ty ABC

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế

Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu

Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận trước thuế Nguồn số liệu để xác định trọng yếu BCTC trước kiểm toán, BCTC năm trước, kế hoạch sản xuất kinh doanh ước tính. BCTC đã điều chỉnh sau kiểm toán.

Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác định mức trọng yếu

Do đối tượng sử dụng BCTC là các Cổ đông và nhà đầu tư. Chọn tỷ lệ thấp nhất theo nguyên tắc thận trọng. Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a1) 21,572,021,163 21,572,021,163 Điều chỉnh ảnh hưởng của các

biến động bất thường (a2) - -

Giá trị tiêu chí sau điều chỉnh (a)=(a1)-(a2) 21,572,021,163 21,572,021,163 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức

trọng yếu (b) 5% 5%

Mức trọng yếu tổng thể (c)=(a)*(b) 1,078,601,058 1,078,601,058 Mức trọng yếu thực hiện (d)=(c)*(50

Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua

(e)=(d)*4%

(tối đa) 21,572,021 21,572,021

Nguồn: công ty CP ABC và công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học TPHCM

Rủi ro kiểm soát

Để đánh giá về rủi ro kiểm soát TSCĐ và Chi phí khấu hao KTV tiến hành hỏi kế toán và những người liên quan theo bảng câu hỏi sau:

Bảng 4.5- Đánh giá rủi ro kiểm soát công ty CP ABC

Câu hỏi Rủi ro kiểm

soát (Yes/No)

1. Có thực hiện kiểm kê TSCĐ đình kỳ không? Yes 2. Có mang TSCĐ đi thế chấp để vay vốn không? Yes 3. TSCĐ có được phản ánh theo giá gốc không? Yes 4. TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý có được theo dõi riêng? Yes 5. Hệ thống thẻ TSCĐ có được duy trì không? Yes 6. Ngoài bộ phận kế toán có bộ phận nào theo dõi và quản lý doanh

mục TSCĐ không? No

7. Công tác bảo quản có được thực hiện theo đúng quy định, nguyên

tắc? Yes

8. Khi tiến hành thanh lý, nhượng bán có thành lập Hội đồng gồm các

thành viên theo quy định không? Yes

9. Phương pháp tính khấu hao có được sử dụng nhất quán không? Yes 10. Doanh nghiệp có mua bảo hiểm cho TSCĐ cần bảo hiểm không? Yes

Nguồn: công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học TPHCM

Kết luận của KTV: Dựa trên bảng câu hỏi, các câu trả lời là Yes và No trong mỗi trường hợp đều phù hợp chứng tỏ rủi ro kiểm toán được xác định trong trường hợp này là thấp.

Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

Trong bất kỳ doanh nghiệp nào thì việc lập ra kế hoạch kiểm toán đều được tiến hành theo mẫu và thể hiện trong nội dung đã được trình bày trong bảng 6- “Lập kế hoạch kiểm

toán TSCĐ và Chi phí khấu hao”, đối với công ty CP ABC cũng không ngoại lệ. Riêng đối với khoản thực hiện kiểm toán số dư đầu kỳ KTV sẽ không được thực hiện tại ABC vì đây là khách hàng cũ và được AISC kiểm toán vào năm trước. Số liệu này sẽ được trình bày theo số thể hiện trong Báo cáo kiểm toán năm trước được lưu tại doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành kiểm toán và tạo lập file thể hiện kết quả kiểm toán thì kiểm toán viên sẽ đánh tham chiếu thể hiện nội dung phần đó cho người đọc dễ hình dung.

4.3.2.Thực hiện kiểm toán


Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DỊCH VỤ TIN HỌC TP HCM (AISC)​ (Trang 68 -73 )

×