Thử nghiệm kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán tài sản cố định tại công ty TNHH kiểm toán dịch vụ tin học tp HCM (aisc)​ (Trang 31 - 33)

2.3.2 .Mục tiêu kiểm toán Chi phí khấu hao

2.5 Quy trình kiểm toán TSCĐ trong báo cáo tài chính

2.5.2.3.1 Thử nghiệm kiểm soát

Sau khi tìm hiểu về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB và đưa ra kết luận là hệ thống này hoạt động hữu hiệu thì KTV bước vào giai đoạn thực hiện kiểm toán bằng việc thu thập các bằng chứng kiểm toán thông qua thử nghiệm kiểm soát.

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500- “bằng chứng kiểm toán” thì thử nghiệm kiểm soát hay còn gọi là kiểm tra hệ thống kiểm soát là sự kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán. Hơn nữa, khi thu thập bằng chứng kiểm toán từ các thử nghiệm kiểm soát KTV phải xem xét sự đầy đủ và tính thích hợp của các bằng chứng để từ đó đánh giá rủi ro kiểm soát.

Những thử nghiệm kiểm soát được thực hiện nhằm kiểm tra hệ thống kế toán và hệ thống KSNB bao gồm: Phỏng vấn, kiểm tra tài liệu và quan sát.

Các thử nghiệm kiểm soát áp dụng cho TSCĐ và Chi phí khấu hao nhằm đảm bảo mục tiêu kiểm toán bao gồm:

Bảng 2.3- Các thử nghiệm kiểm soát và mục tiêu kiểm toán tương ứng Mục tiêu

kiểm toán Quá trình KSNB chủ yếu

Thử nghiệm kiểm soát phổ biến

Hiện hữu

- TSCĐ hiện hữu trong sổ sách do đơn vị quản lý sử dụng, tính độc lập của bộ phận quản lý và sự tách biệt của bộ phận này với bộ phận ghi sổ. - Các công văn đề nghị mua TSCĐ, duyệt mua, hợp đồng, biên bản giao nhận, thẻ TSCĐ là có thật.

- Các chứng từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ bị hủy không được sử dụng lại.

- Quan sát TSCĐ tại đơn vị đồng thời xem xét sự tách biệt chức năng giữa bộ phân quản lý và ghi sổ. - Kiểm tra chứng từ và dấu

hiệu của việc sử dụng lại chứng từ.

Đầy đủ Có sự phân loại TSCĐ và ghi chép cẩn

thận, rõ ràng vào bộ hồ sơ riêng.

Kiểm tra tính đầy đủ của chứng từ liên quan đến TSCĐ.

Quyền và nghĩa vụ

TSCĐ thuộc quyền sở hữu và được quản lý, sử dụng bởi đơn vị. Những TSCĐ không thuộc đơn vị thì không đưa vào bảng CĐKT.

Kiểm tra TSCĐ đối chiếu với chứng từ, hồ sơ pháp lý có ghi tên đơn vị đảm bảo TSCĐ thuộc về đơn vị.

Sự phê chuẩn

Các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ, trích khấu hao được phê chuẩn bởi người có thẩm quyền.

Phỏng vấn và kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn.

Chính xác

Tất cả các nghiệp vụ được ghi nhận và tính toán đúng đắn đồng thời phản ánh đúng giá trị trên sổ chi tiết và sổ tổng hợp TSCĐ.

Xem xét dấu hiệu kiểm tra của KSNB và tính toán lại một số chứng từ phát sinh.

Kịp thời

Việc ghi sổ và tính toán số liệu được thực hiện kịp thời khi có nghiệp vụ phát sinh.

Kiểm tra tính đầy đủ, kịp thời của việc ghi chép đáp ứng yêu cầu của việc lập báo cáo kế toán của DN.

Phân loại và trình bày

- Việc phân loại TSCĐ phù hợp với loại TSCĐ và yêu cầu quản lý của DN.

- Sự phân loại sổ sách ghi nhận TSCĐ hợp lý.

- Trình bày đúng đắn các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ theo trình tự từ sổ chi tiết đến sổ tổng hợp.

- Phỏng vấn người chịu trách nhiệm trong việc quản lý, tìm hiểu quy trình phân loại TSCĐ trong doanh nghiệp.

- Xem xét dấu hiệu của KSNB và trình tự ghi sổ của doanh nghiệp.

Nguồn: giáo trình kiểm toán

Sau khi đã tiến hành các thử nghiệm kiểm soát thì KTV sẽ tiếp tục đánh giá lại rủi ro kiểm soát cho từng cơ sở dẫn liệu liên quan đến TSCĐ và Chi phí khấu hao nhằm một lần nữa nhận diện lại các điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống KSNB và sự hữu hiệu của nó để từ đó quyết định thu hẹp hay mở rộng các thử nghiệm cơ bản và điều chỉnh chương trình kiểm toán cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán tài sản cố định tại công ty TNHH kiểm toán dịch vụ tin học tp HCM (aisc)​ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)