0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đánh giá rủi ro gian lận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DỊCH VỤ TIN HỌC TP HCM (AISC)​ (Trang 28 -31 )

KTV dựa trên những hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB từ đó có những đánh giá tính hiệu quả của chúng trong việc ngăn ngừa hoặc phát hiện và sửa chữa những

sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm soát thường không hoàn toàn được loại trừ do sự hạn chế tiềm tàng của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB.

Rủi ro kiểm soát thường được đánh giá ở mức độ cao đối với cơ sở dẫn liệu của BCTC khi hệ thống kế toán và hệ thông KSNB không đầy đủ, không hiệu quả hoặc KTV không được cung cấp đầy đủ cơ sở để đánh giá sự hiệu quả đó. Ngược lại, trong trường hợp KTV có đầy đủ cơ sở để đánh giá sự hữu hiệu và có kế hoạch thực hiện thử nghiệm kiểm soát làm cơ sở để đánh giá rủi ro kiểm soát thì rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức độ thấp.

Để xác định mức trọng yếu KTV căn cứ vào tỷ lệ phần trăm bốn tiêu chí chính đó là doanh thu, lợi nhuận trước thuế, vốn chủ sở hữu và tổng tài sản dựa vào BCTC trước kiểm toán, BCTC năm trước và kế hoạch sản xuất kinh doanh ước trính sau đó phân bổ ước lượng ban đầu cho các khoản mục. Các công ty kiểm toán thường xây dựng mức trọng yếu cho từng khoản mục từ đó KTV đánh giá mức độ trọng yếu có thể chấp nhận được của khoản mục TSCĐ và đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần, chấp nhận từng phần, ý kiến trái ngược hay từ chối đưa ra ý kiến tùy vào từng trường hợp.

Quá trình xác định mức trọng yếu khoản mục TSCĐ gồm 5 bước: Bước 1: Xác định tiêu chí để xác định mức trọng yếu.

Bước 2: Xác định giá trị của tiêu chí được lựa chọn sau điều chỉnh. Bước 3: Dựa vào tỉ lệ sử dụng ước tính mức trọng yếu để xác định tỷ lệ. Bước 4: Xác định mức trọng yếu tổng thể.

Bước 5: Xác định mức trọng yếu thực hiện dựa vào mức trọng yếu tổng thể vừa được xác định

Bước 6: Xác định ngưỡng sai sót có thể chấp nhận được.

Đánh giá rủi ro kiểm toán

Theo chuẩn mực kiểm toán số 400 “Rủi ro kiểm toán (AR) là rủi ro mà KTV và công ty

kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm toán không thích hợp khi BCTC còn những sai sót trọng yếu”.

Rủi ro kiểm toán bao gồm rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR) và rủi ro phát hiện (DR).

- Rủi ro tiềm tàng (IR): Là những rủi ro tiềm ẩn bên trong công ty, do bản chất hoạt động kinh doanh của công ty gây ra hoặc do bản chất nhạy cảm của từng khoản mục

trong BCTC chứa đựng những sai sót trọng yếu mặc dù có hay không có hệ thống KSNB.

- Rủi ro kiểm soát (CR): Là rủi ro gây ra do hệ thống KSNB của doanh nghiệp yếu kém dẫn đến rủi ro cho BCTC.

- Rủi ro phát hiện (DR): Là rủi ro không phát hiện được của KTV, rủi ro này gây ra do trình độ yếu kém của KTV hoặc do sự bốc mẫu không chính xác.

Công thức:

hoặc

Và có sự liên kết lẫn nhau được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.1- Ma trận đánh giá rủi ro phát hiện

Rủi ro kiểm soát

Cao Trung bình Thấp

Rủi ro tiềm tàng

Cao Thấp nhất Thấp Trung bình

Trung bình Thấp Trung bình Cao

Thấp Trung bình Cao Cao nhất

Nguồn: Giáo trình kiểm toán

Thông qua bảng trên ta có thể thấy khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cao (HTKSNB không hiệu quả) thì KTV mở rộng phạm vi kiểm toán, tăng cường các thủ tục cũng như thu thập các bằng chứng nhiều bằng chứng hơn nhằm giảm rủi ro phát hiện ở mức thấp nhất.

Đánh giá trọng yếu

Trước tiên KTV dựa vào chương trình kiểm toán chung của công ty để xác định mức trọng yếu và nguyên nhân chọn mức trọng yếu đó.

Bảng 2.2- Xác định mức trọng yếu

Nội dung Kế hoạch Thực tế

Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu LN trước thuế Doanh thu Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản LN trước thuế Doanh thu Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản AR= IR x CR x DR DR = AR IR x CR

Nguồn số liệu để xác định mức trọng yếu

BCTC trước kiểm toán BCTC năm trước Kế hoạch SXKD Ước tính BCTC đã điều chỉnh sau kiểm toán Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu [5%-10%] LN trước thuế [0,5%-3%] Doanh thu [1%-5%] Vốn chủ sở hữu [1%-2%] Tổng tài sản [5%-10%] LN trước thuế [0,5%-3%] Doanh thu [1%-5%] Vốn chủ sở hữu [1%-2%] Tổng tài sản Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu thực hiện [50%-75%] [50%-75%] Tỷ lệ sử dụng để ước tính

ngưỡng sai sót không đáng kể [0%-4%] [0%-4%]

Nguồn: chương trình kiểm toán VACPA

Sau khi KTV xem xét thận trọng và đưa ra các chỉ tiêu và lựa chọn hợp lý để bắt đầu đánh giá và quá trình kiểm toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DỊCH VỤ TIN HỌC TP HCM (AISC)​ (Trang 28 -31 )

×