Tìm hiểu hệ thống KSNB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán tài sản cố định tại công ty TNHH kiểm toán dịch vụ tin học tp HCM (aisc)​ (Trang 28)

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400- Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ thì kiểm toán cần phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán nhằm lập ra kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán chất lượng, hiệu quả. Hơn nữa, KTV cần phải sử dụng khả năng của mình để đánh giá rủi ro và xác định các thủ tục kiểm toán để giảm các rủi ro xuống mức có thể chấp nhận được.

Hệ thống KSNB càng hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát càng nhỏ và ngược lại rủi ro kiểm soát càng cao thì hệ thống KSNB yếu kém. KTV có thể tiến hành hoạt động khảo sát hệ thống KSNB của công ty khách bằng cách phỏng vấn nhân viên của công ty về việc bảo quản cũng như các quy định và thủ tục đối với TSCĐ; tiến hành tham quan thực tế TSCĐ; kiểm tra các chứng từ liên quan, xem xét sự tách biệt giữa bộ phận quản lý và ghi sổ đồng thời các thủ tục KSNB đối với TSCĐ tại đơn vị. Thông qua đó KTV ghi nhận các vấn đề sau:

- Có sự tách biệt giữa người phê chuẩn việc mua sắm, thanh lý TSCĐ và người ghi sổ TSCĐ không.

- DN có thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho việc mua sắm TSCĐ không. - DN có thiết lập hệ thống sổ chi tiết và có sự đối chiếu thường xuyên với sổ cái hay

không.

- Việc mua sắp, thanh lý TSCĐ có tiến hành theo quy trình và có sự xét duyệt của người có thẩm quyền và có thành lập Hội đồng thanh lý gồm các thành viên theo quy định không.

- DN có thường xuyên kiểm kê định kỳ TSCĐ và đối chiếu với sổ kế toán không. - Có chính sách phân biệt giữa các khoản chi sẽ tăng nguyên giá TSCĐ hay tính vào

chi phí của niên độ không.

- Những TSCĐ không được sử dụng có được phân loại và lập báo cáo định kỳ hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán tài sản cố định tại công ty TNHH kiểm toán dịch vụ tin học tp HCM (aisc)​ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)