Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro đối với khoản mục TSCĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán tài sản cố định tại công ty TNHH kiểm toán dịch vụ tin học tp HCM (aisc)​ (Trang 58 - 60)

3.1.3 .Nguyên tắc, mục tiêu, phương hướng hoạt động của công ty

4.2. Quy trình kiểm toán TSCĐ tại công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học

4.2.3 Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro đối với khoản mục TSCĐ

Xác định mức trọng yếu (Lưu tại mục A710 hồ sơ kiểm toán)

Tại AISC việc xác định mức trọng yếu là vấn đề phức tạp mang tính xét đoán nghề nghiệp của KTV và được quan tâm xem xét trên cả 2 góc độ: Giá trị và tính chất. Qua đó thể hiện độ ảnh hưởng đến BCTC và sự tác động của vấn đề này đến khoản mục liên quan. Tuy nhiên trong từng trường hợp khách hàng và đối tượng sử dụng BCTC khác nhau thì KTV sẽ lựa chọn chỉ tiêu xác định trọng yếu và mức độ trọng yếu tăng hoặc giảm khác nhau. Các chỉ tiêu được lựa chọn với tỷ lệ dùng để ước tính mức trọng yếu như sau:

Chỉ tiêu Tỷ lệ

Lợi nhuận trước thuế 5%- 10%

Doanh thu 0.5%- 3%

Tổng tài sản và vốn 2%

Quá trình xác định mức trọng yếu bắt đầu từ việc ước tính mức trọng yếu tổng thể cho BCTC sau đó đến việc xác định mức trọng yếu thực hiện (được sử dụng trong việc lập kế hoạch hay đánh giá kết quả kiểm toán trong các thử nghiệm cụ thể) đến việc xác định ngưỡng sai sót không đáng kể. Việc xác định ngưỡng sai sót không đáng kể giúp cho KTV loại bỏ những sai sót quá nhỏ mà khi tổng hợp lại cũng không đủ gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.

Bảng 4.1- Xác định mức trọng yếu tại AISC.

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế

Tiêu chí được sử dụng để ước tính trọng yếu

Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu/ VCSH/ Tổng tài sản.

Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu/ VCSH/ Tổng tài sản. Nguồn số liệu để xác định trọng yếu BCTC trước kiểm toán, BCTC năm trước, kế hoạch sản xuất kinh doanh ước tính. BCTC đã điều chỉnh sau kiểm toán. Lý do chọn tiêu chí này

Giá trị tiêu chí

được lựa chọn (a1) Điều chỉnh ảnh

hưởng của các biến động bất thường

(a2)

Giá trị tiêu chí sau

điều chỉnh (a)=(a1)-(a2) Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu (b) Mức trọng yếu tổng thể (c)=(a)*(b) Mức trọng yếu thực hiện (d)=(c)*(50%-75%) Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua (e)= (d)*(0- 4%)

Nguồn: công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học TPHCM

Đánh giá rủi ro

Trong việc đánh giá rủi ro kiểm soát KTV dựa vào kinh nghiệm sẵn có của mình tiến hành phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu đối với bộ phận kế toán của doanh nghiệp. Qua đó KTV đưa ra bảng các câu hỏi liên quan đến khoản mục TSCĐ và Chi phí khấu hao được thiết kế sẵn để đánh giá sơ bộ về rủi ro cũng như giúp cải tiến trong KSNB của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán tài sản cố định tại công ty TNHH kiểm toán dịch vụ tin học tp HCM (aisc)​ (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)