5. Kết cấu của luận văn
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp đƣợc thu thập bao gồm: các sơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi ngân sách qua Kho bạc; các văn bản của Chính phủ, của các Bộ, Ban, ngành có liên quan; Các báo cáo tổng kết, sơ kết của huyện Cẩm Giàng, của Kho Bạc Nhà nƣớc, sở Tài chính, sở kế hoạch đầu tƣ,... về các vấn đề liên quan đến đề tài nhƣ NSNN, chi NSNN, đặc biệt là công tác kiểm soát chi ngân sách qua kho bạc nhà nƣớc.
Mục tiêu của phƣơng pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập đƣợc, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng kiểm soát chi Ngân sách qua Kho bạc nhà nƣớc huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Mục tiêu của việc điều tra nhằm thu thập số liệu để đánh giá phân tích ý kiến của đơn vị sử dụng ngân sách về quy trình kiểm soát chi NSNN, trình độ cán bộ kiểm soát chi NS qua kho bạc nhà nƣớc huyện Cẩm Giàng.
Để thu thập thông tin tác giả lập phiếu điều tra với đối tƣợng là đơn vị sử dụng ngân sách và kiểm soát chi NS qua kho bạc nhà nƣớc huyện Cẩm Giàng quản lý.
Chọn mẫu điều tra: Mẫu điều tra là các đơn vị sử dụng NSNN có thực hiện kiểm soát chi qua kho bạc nhà nƣớc huyện Cẩm Giàng. Mỗi đơn vị sẽ thực hiện một mẫu phiếu điều tra.
Cỡ mẫu điều tra: 100% các đơn vị sử dụng NSNN có thực hiện kiểm soát chi NS qua kho bạc nhà nƣớc huyện Cẩm Giàng. Cụ thể nhƣ sau: 40 đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc có thực hiện kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách qua kho bạc huyện Cẩm Giàng (trong đó có 5 đơn vị sử dụng ngân sách trung ƣơng, 6 đơn vị ngân sách tỉnh, 15 đơn vị ngân sách cấp huyện và 14 đơn vị ngân sách cấp xã); 16 đơn vị sử dụng ngân sách là chủ đầu tƣ có thực hiện kiểm soát chi đầu tƣ XDCB qua kho bạc huyện Cẩm Giàng (trong đó có 2 đơn vị ngân sách cấp huyện, 14 đơn vị ngân sách cấp xã). Các đơn vị thuộc NSTW và NS tỉnh không đƣợc giao nhiệm vụ là chủ đầu tƣ nên không có kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN huyện Cẩm Giàng.
Nội dung phiếu điều tra: Đƣợc thể hiện rõ ở phụ lục đề tài.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Các tài liệu sau khi thu thập đƣợc tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán đƣợc xử lý trên chƣơng trình Excel. Công cụ phần mềm này đƣợc kết hợp với phƣơng pháp phân tích chính đƣợc vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng kiểm soát chi Ngân sách qua Kho bạc huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng thông qua các số tuyệt đối, số tƣơng đối đƣợc thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu, sơ đồ.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Trong đề tài, thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, sơ đồ,... để đánh giá tình hình tăng giảm các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động, kết quả và thực trạng kiểm soát chi Ngân sách qua Kho bạc nhà nƣớc huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2010-2014. Dựa trên các số liệu đƣợc cung cấp từ bộ phận kế toán Kho bạc huyện Cẩm Giàng, tài liệu liên quan, từ báo cáo tổng kết, đánh giá hàng năm về công tác thực hiện kiểm soát chi ngân sách qua kho bạc nhà nƣớc. Qua đó, thấy đƣợc hiệu quả và thực trạng kiểm soát chi Ngân sách qua Kho bạc nhà nƣớc huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng.
Phƣơng pháp so sánh dùng để so sánh công tác kiểm soát chi Ngân sách qua Kho bạc nhà nƣớc huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng, biểu hiện qua số liệu báo cáo tài chính hàng năm.
- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu đã đƣợc lƣợng hóa có cùng một nội dung tính chất tƣơng tự nhƣ nhau.
- Biểu hiện bằng số: Số tiền, số lƣợt hay tỷ lệ %... - Phƣơng pháp so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu là:
+ So sánh số thực hiện kỳ này so với số thực hiện kỳ trƣớc để thấy đƣợc sự tốt nên hay xấu đi của các chỉ tiêu nhƣ thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.
+ So sánh làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả công tác kiểm soát chi ngân sách qua Kho bạc nhà nƣớc huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng.
2.2.3.3. Phương pháp phân tổ thống kê
Các hoạt động kiểm soát chi ngân sách đƣợc tiến hành phân loại theo các nhóm hoạt động chi: chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ xây dựng cơ bản. Trong đó chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ XDCB là đƣợc phân chia theo nhóm nghiệp vụ chi cụ thể. Việc áp dụng phƣơng pháp này để thống kê đƣợc thực trạng kiểm soát chi ngân sách qua kho bạc nhà nƣớc đối theo từng loại hình chi cụ thể, từ đó có thể đƣa ra các nhận xét và giải pháp hoàn thiện hợp lý theo từng loại hình đƣợc phân tổ.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh chất lượng kiểm soát chi NS qua KBNN
Các chỉ tiêu chủ yếu đặt ra là xem xét toàn bộ quá trình kiểm soát thanh toán đặc biệt là việc chấp hành các chế độ quản lý tài chính đối với từng khoản chi NSNN, từng nguồn vốn để phát hiện sai trái chống tiêu cực thất thoát. Đó là kiểm tra kiểm soát giữa tiêu chuẩn chế độ theo quy định của nhà nƣớc, giá trị chấp nhận thanh toán của KBNN với giá trị đề nghị thanh toán của đơn vị sử dụng NSNN. Qua đó có các nội dung để đánh giá nhƣ sau:
- Thời gian kiểm soát một hồ sơ, một món chi của NS qua KBNN.
- Số lƣợt hồ sơ sai sót phát hiện trả lại đơn vị trong quá trình kiểm soát chi. Tổng số hồ sơ sai sót
Tỷ lệ hồ sơ sai sót = x 100%
- Số tiền tiết kiệm, từ chối thanh toán thông qua kiểm soát thanh toán. Tỷ lệ số tiền từ chối
thanh toán =
Tổng số tiền từ chối thánh toán
x 100% Tổng chi thƣờng xuyên
2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh quy mô kiểm soát chi NS qua KBNN
Các chỉ tiêu chủ yếu đặt ra là xem xét toàn bộ quá trình kiểm soát thanh toán qua các năm phát triển theo xu hƣớng nào, thông qua các nội dung để đánh giá nhƣ sau:
- Số lƣợng hồ sơ, số tiền kiểm soát chi NS qua KBNN. - Mức thực hiện Chi NSNN theo kế hoạch:
Số tiền chi NSNN đã thực hiện
Tỷ lệ chi NSNN = x 100%
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƢƠNG 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Cẩm Giàng
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Cẩm Giàng là một huyện đồng bằng vùng châu thổ sông Hồng, thuộc tỉnh Hải Dƣơng, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hƣng Yên, phía Nam giáp huyện Bình Giang, phía Đông giáp huyện Nam Sách và thành phố Hải Dƣơng. Diện tích tự nhiên 109 km2, dân số trung bình năm 2014 là 127.914 ngƣời, mật độ dân số trung bình 1.174 ngƣời/km2. Toàn huyện có 19 đơn vị hành chính bao gồm 17 xã và 2 thị trấn (Cẩm Hƣng, Ngọc Liên, Cẩm Sơn, Kim Giang, Thạch Lỗi, Cẩm Hoàng, Cẩm Văn, Cẩm Vũ, Đức Chính, Tân Trƣờng, Cao An, Lƣơng Điền, Cẩm Điền, Cẩm Phúc, Cẩm Đông, Cẩm Đoài và Cẩm Định, thị trấn Lai Cách, thị trấn Cẩm Giàng).
- Địa hình: Cẩm Giàng có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, có xu hƣớng thấp dần từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam và từ Tây sang Đông cao nhất là +3,2m ở xã Cẩm Hƣng, vùng thấp từ +0,7m đến +1,4m nằm rải rác ở các thôn ven sông. Phần lớn các vùng đất có độ cao từ +1m đến +2,7m. Làng mạc phân bố tƣơng đối đều trong khu vực canh tác. Địa hình phù hợp với việc trồng cây lƣơng thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp hàng hóa.
- Khí hậu: Cẩm Giàng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mƣa nhiều, chịu ảnh hƣởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ
- Mùa mƣa: thời tiết nóng ẩm, lƣợng mƣa lớn, chiếm 80% lƣợng mƣa cả năm. Đặc biệt có những trận mƣa rào có cƣờng độ lớn kèm theo baõ từ 3-5 ngày, gây ngập úng cục bộ.
- Mùa khô: lƣợng mƣa ít, có những thời kỳ khô hanh kéo dài 15 - 20 ngày, nhiều diện tích canh tác, ao, hồ, đầm bị khô cạn.
- Nhiệt độ trung bình năm là 23,40C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,90C (tháng 7), nhiệt độ trung bình thấp nhấ t là 15,80C (tháng 01). Sự chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,10
C.
- Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530 - 1776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm là tháng 01.
- Hàng năm có hai mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau và gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây mƣa rào.
Nhìn chung huyện Cẩm Giàng có điều kiện khí hậu thuận lợi cho nền nông nghiệp phát triển đa dạng và phong phú. Mùa đông với khí hậu khô, lạnh làm cho vụ đông trở thành vụ chính có thể trồng đƣợc nhiều loại cây rau màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Dân số và lao động huyện Cẩm Giàng
Theo thống kê tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2014 dân số huyện Cẩm Giàng là 127.914 ngƣời xếp thứ 6 của tỉnh Hải Dƣơng mật độ dân số trung bình là 1.174 ngƣời/km2
.
Tốc độ tăng dân số của huyện là 0,8% thấp hơn tốc độ tăng dân số trung bình của cả nƣớc. Xu hƣớng giảm tốc độ tăng dân số của huyện trong 3 năm gần đây do hai nguyên nhân chính đó là: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên thấp và có xu hƣớng giảm dần tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 1,34% đến năm 2014 là 1,12%, có hiện tƣợng giảm dân số cơ học do hiện tƣợng chuyển đi, chuyển đến.
Về cơ cấu dân số và lao động: Nhân khẩu nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn với tỷ lệ 65,92% năm 2014 tuy nhiên tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả nƣớc là 71,2%.
3.2.1.2. Cơ sở hạ tầng của huyện Cẩm Giàng
Huyện đã có những chủ trƣơng cụ thể cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng địa phƣơng, thực hiện tốt phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”, đã vận dụng vốn, vật tƣ, lao động cho các công trình trọng điểm để phục vụ cho chƣơng trình kinh tế 100% số xã đã đƣợc sử dụng điện lƣới Quốc gia.
Nhờ kinh tế ổn định, nguồn thu ngân sách tăng nên công tác xây dựng cơ sở hạ tầng huyện đạt kết quả cao, 100% trụ sở trạm y tế xã đều đƣợc xây dựng nhà cấp 4 và kiên cố. Trƣờng học đƣợc kiên cố hóa đảm bảo không có trƣờng lớp phải học 3 ca.
Giao thông thủy lợi đƣợc đầu tƣ cải tạo, xây dựng đƣờng giao thông liên thôn, liên xã, xóm. Đã xây dựng đƣợc nhiều công trình thủy lợi lớn nhỏ gồm hồ chứa, vai đập ở các xã, thƣờng xuyên duy tu bảo trì các công trình chứa nƣớc lớn nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Công tác quy hoạch và đầu tƣ xây dựng đã đƣợc thực hiện tốt: Trung tâm huyện, trụ sở các cơ quan, khu văn hóa thể thao, khu thƣơng nghiệp, dịch vụ, trụ sở làm việc các xã, điểm văn hóa, chợ thị trấn, chợ nông thôn đƣợc quan tâm đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc, nguồn nhân dân đóng góp… góp phần vào phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng nhanh, bền vững.
Thông tin truyền thông đã đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức từ trung tâm huyện đến các thôn xóm có hệ thống loa truyền thanh kịp thời truyền tải các chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và của địa phƣơng tới ngƣời dân, góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng.
Hệ thống thông tin liên lạc đƣợc đầu tƣ để xây dựng nâng cấp các hệ thống dây dẫn, truyền phát đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt đảm bảo an ninh chính trị
3.1.2.3. Tình hình kinh tế
Cẩm Giàng là đầu mối của nhiều tuyến đƣờng giao thông quan trọng, có vị trí chiến lƣợc cả về chính trị, kinh tế và quân sự, đặc biệt tỉnh Hải Dƣơng đã thu đƣợc nhiều thành tựu về kinh tế trong những năm gần đây. Tổng quy mô GDP của huyện Cẩm Giàng năm 2010 đạt trên 58,5 tỷ đồng.
Bảng 3.1. Tốc độ tăng trƣởng và đóng góp vào tăng trƣởng của các ngành trên địa bàn huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2011 - 2014
Đơn vị: %
Tiêu chí 2011 2012 2013 2014
1. Tốc độ tăng trƣởng 10,6 6,7 10,9 10,6
2. Đóng góp cho tăng trƣởng
Dịch vụ 10,9 7,4 11,0 10,4
Công nghiệp - xây dựng 11,9 6,8 11,5 12,3
Nông lâm - thủy sản 12,0 0,1 6,2 2,5
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cẩm Giàng 2014
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Cẩm Giàng giai đoạn 2011 - 2014 không ổn định tuy nhiên ở mức khá cao. Năm 2011 tốc độ tăng trƣởng của quận đạt 10,6%; năm 2012 giảm xuống còn 6,7% (giảm 36,8% so với năm 2011); Sang năm 2013 và 2014 tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh có xu hƣớng tăng trƣởng trở lại, tốc độ tăng trƣởng cả 2 năm đều trên 10%.
Đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế huyện Cẩm Giàng trong những năm của giai đoạn 2011 - 2014 không có nhiều thay đổi khi mà khu vực dịch vụ luôn luôn đóng góp ở mức cao nhất. Điển hình nhƣ năm 2012 mức độ đóng góp cho tăng trƣởng của khu vực dịch vụ lên đến 16,1%. Sau khu vực dịch vụ là khu vực công nghiệp - xây dựng; còn khu vực nông - lâm thủy sản đóng góp không đáng kể cho tăng trƣởng kinh tế hàng năm của tỉnh.
Với những điều kiện thuận lợi nêu trên cho thấy Cẩm Giàng là địa phƣơng có khả năng thu hút lao động cao, đồng thời cũng là môi trƣờng kinh doanh hứa hẹn nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế.
3.2. Một số vấn đề chung về của KBNN huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng
KBNN huyện Cẩm Giàng đƣợc thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1990. Đến nay tròn 25 năm. KBNN Cẩm Giàng đã nhanh chóng ổn định tổ chức, từng bƣớc củng cố, hoàn thiện bộ máy, vƣơn lên thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đƣợc giao, thể hiện tốt vai trò là một công cụ quản lý tài chính của Nhà nƣớc, góp
phần đắc lực phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Huyện Cẩm Giàng - Tỉnh Hải Dƣơng và công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển của đất nƣớc.
3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của KBNN huyện Cẩm Giàng
Quyết định số 163/QĐ-KBNN ngày 17/3/2010 của Tổng Giám đốc KBNN quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, theo đó KBNN huyện Cẩm Giàng là đơn vị trực thuộc KBNN Hải Dƣơng có chức năng thực hiện nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật, quản lý về quỹ NSNN, các quỹ tài chính Nhà nƣớc, tiền, tài sản tạm thu, tạm giữ và huy động vốn cho đầu tƣ phát triển. Trên cơ sở các chức