5. Kết cấu của luận văn
4.3. Một số kiến nghị
4.3.1. Đối với Nhà nước, Bộ Tài chính
Một là, Nhà nƣớc cần phải xây dựng và ban hành đồng bộ các văn bản dƣới luật trong lĩnh vực NSNN phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay và xu hƣớng phát triển trong thời gian tới để tạo hành lang pháp lý cho công tác kiểm soát chi NSNN hoạt động một cách hiệu quả. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham gia kiểm soát chi NSNN.
Hai là, Ban hành chế tài xử phạt vi phạm quy định về chi NSNN đối với các đơn vị sử dụng ngân sách và thủ tục kiểm soát chi Ngân sách Nhà nƣớc. Xây dựng cơ chế kiểm soát chi mua sắm tài sản công theo phƣơng thức mua sắm tập trung nhằm hạn chế sự thất thoát trong sử dụng NSNN.
Ba là, Đề nghị Bộ Tài chính hoàn thiện các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN kịp thời sát thực tế, phù hợp với từng địa phƣơng, từng giai đoạn cụ thể. Hệ thống chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi NSNN là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng, phân bổ dự toán và thực hiện kiểm soát chi và kiểm soát cam kết
chi NSNN. Tuy nhiên cho đến nay các tiêu chuẩn, định mức còn nhiều bất cập. Do đó, trong thời gian tới cần đẩy mạnh việc xây dựng, cập nhật, hoàn thiện các định mức và tiêu chuẩn chi tiêu từ NSNN.
Bốn là, Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB theo hƣớng thống nhất giữa vốn trong nƣớc và vốn ngoài nƣớc , đồng thời cần sớm sửa đổi , bổ sung quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB khi Luật, Nghị định về đầu tƣ có sự thay đổi tránh trƣờng hợp chậm trễ gây khó khăn trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN của hệ thống KBNN. Bên cạnh đó cần quy định cụ thể đối với các dự án có tổng mức đầu tƣ bao nhiêu hoặc công trình trọng điểm cấp bách thì đƣợc áp dụng hình thức thanh toán trƣớc kiểm soát sau của từng lần thanh toán (đối với dự án, hợp đồng thanh toán nhiều lần) nhằm hạn chế những sai sót, rủi ro trong thanh toán.
4.3.2. Đối với Kho bạc Nhà nước
Một là, Hoàn thiện tổ chức bộ máy công tác kiểm soát chi theo hƣớng công tác giao dịch sẽ đƣợc chuyển toàn bộ về bộ phận kiểm soát chi (cả kiểm soát chi thƣờng xuyên và kiểm soát chi đầu tƣ) nhằm thống nhất đầu mối thực hiện công tác kiểm soát chi NS qua KBNN từ trung ƣơng xuống địa phƣơng tạo thuận lợi cho công tác chỉ đạo, điều hành và giao dịch của các đơn vị khách hàng với cơ quan KBNN.
Hai là, Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi NS qua KBNN, quy trình kiểm soát chi cũng cần đƣợc sớm tích hợp, bổ sung sửa đổi và hoàn thiện theo hƣớng: Cập nhật, tích hợp và gộp chung các Thông tƣ và văn bản hƣớng dẫn thực hiện quy trình kiểm soát chi nhằm tạo thuận lợi cho công tác kiểm soát chi NSNN. Cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát chi Ngân sách qua KBNN và hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi NS qua KBNN.
Nghiên cứu và bổ xung quy định về công tác kiểm tra hiện trƣờng (đối với kiểm soát chi đầu tƣ XDCB) nhằm tránh những sai sót, rủi ro trong quá trình kiểm soát thanh toán.
Ba là, Nâng cao chất lƣợng đào tạo, đào tạo lại và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ kiểm soát chi Ngân sách Nhà nƣớc.
Các Ban, ngành, địa phƣơng có vai trò quan trọng trong việc quản lý điều hành NSNN và chi NSNN, là cấp quyết định đầu tƣ dự án XDCB sử dụng nguồn vốn NSNN. Do đó, để nâng cao và sử dụng hiệu quả vốn từ NSNN, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm soát chi của KBNN, thì cấp chính quyền và các ban, ngành, địa phƣơng cần phải:
Một là, Nâng cao chất lƣợng công tác lập, xét duyệt và phân bổ dự toán chi NSNN, các khoản chi trong dự toán NSNN phải đƣợc xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của địa phƣơng, nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị và tuân theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quy định.
Hai là, Đối với đầu tƣ XDCB, trƣớc khi trình xin phê duyệt dự án đầu tƣ, phải xem xét đến nguồn vốn đầu tƣ, tính hiệu quả của dự án (hiệu quả về kinh tế, xã hội, về môi trƣờng...) của dự án đầu tƣ XDCB.
Ba là, Kịp thời nhập kế hoạch vốn cho các công trình dự án sau khi đã cơ quan có thẩm quyền giao dự toán hoặc kế hoạch vốn.
Bốn là, Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra là nhằm phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong sử dụng NSNN, xử lý đối với những vụ tiêu cực, lãng phí trong quá trình sử dụng NSNN.
4.3.4. Đối với đơn vị sử dụng NSNN, chủ đầu tư
Một là, Đơn vị sử dụng NSNN phải thƣờng xuyên cập nhật và tuân thủ chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức trong quá trình sử dụng vốn NSNN. Thực hiện, chấp hành đầy đủ, đúng thủ tục, quy định của công tác kiểm soát chi NS qua Kho bạc.
Hai là, Trong đầu tƣ XDBC thì các chủ đầu tƣ, đơn vị tƣ vấn, nhà thầu trong quá trình quản lý, thực hiện dự án đầu tƣ phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về đầu tƣ và xây dựng. Tuân thủ trình tự đầu tƣ và xây dựng, quy trình, quy phạm kỹ thuật khi xây dựng công trình. Khi dự án công trình hoàn thành phải khẩn trƣơng lập báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
KẾT LUẬN
Kiểm soát chi NS qua KBNN là một trong những nội dung quan trọng nhằm hƣớng tới xây dựng một cơ chế quản lý vốn NSNN công khai, minh bạch góp phần tiết kiệm thời gian, nhân lực và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính để phát triển đất nƣớc. Mặc dù vấn đề kiểm soát chi NS qua KBNN là một vấn đề không phải là mới, nhƣng phức tạp có phạm vi rộng và liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã giải quyết cơ bản các yêu cầu đặt ra, thể hiện trên các nội dung:
Một là, Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi ngân sách qua Kho bạc.
Ba là, Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng kiểm soát chi ngân sách qua Kho bạc nhà nƣớc huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng.
Trên cơ sở các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, luận văn đã đƣa ra những kiến nghị, đề xuất những vấn đề mang tính định hƣớng; những vấn đề cụ thể về hoàn thiện quy trình kiểm soát chi NS qua KBNN; những vấn đề liên quan đến tình hình sử dụng NSNN của các đơn vị thụ hƣởng NSNN. Từ đó có biện pháp để giải quyết những bất cập trong quá trình thực hiện kiểm soát chi NSNN hiện nay, đảm bảo công tác kiểm soát chi NS qua KBNN ngày càng đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao nhất.
Kiểm soát chi NS qua KBNN là một vấn đề rộng và phức tạp, có liên quan đến nhiều cơ quan, ban ngành, chính quyền các cấp. Nội dung của luận văn mà tác giả trình bày không thể đƣa ra mọi giải đáp cho tất cả các câu hỏi về nâng cao chất lƣợng kiểm kiểm soát chi NS qua KBNN.
Tuy vậy, đó là sự hệ thống hoá những quan điểm, mục tiêu, giải pháp cũng nhƣ những điều kiện với hy vọng góp phần hoàn thiện cơ chế kiểm soát kiểm soát chi NS qua KBNN của KBNN huyện Cẩm Giàng trong thời gian tới.
Mặc dù đã rất cố gắng trong nghiên cứu, tìm hiểu thực tế về nghiệp vụ quản lý kinh tế và kiểm soát chi NS qua KBNN trên địa bàn huyện Cẩm Giàng. Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế trong quá trình nghiên cứu và trình bày đặc biệt là phần giải pháp, kiến nghị. Đồng thời, những kết quả nghiên cứu chỉ là trong phạm vi một huyện chƣa mang tính chất rộng, bao trùm hết các nội dung chi; vì vậy, nó chỉ là bƣớc khởi đầu trong quá trình tham gia việc hoàn thiện cơ chế quản lý và nâng cao chất lƣợng kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, tác giả mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để đề tài có điều kiện hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2003), Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện (quyển 1), Nxb Tài chính Hà Nội
2. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT- BTC ngày 23/6/2003 về việc hướng dẫn thực hiện Luật NSNN.
3. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 24/2006/QĐ-BTC về việc ban hành Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN.
4. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với cơ quan Nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí hành chính.
5. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 81/TT-BTC ngày 06/9/2006 hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự
6. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 63/2007/TT-BTC ngày 15/06/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước.
7. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 131/2007/TT-BTC ngày 05/11/2007 về sửa đổi bổ sung thông tư 63/2007/TT-BTC.
8. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 135/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 Hướng dẫn một số điểm về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2008 9. Bộ Tài chính (2010), Quyết định số 362/2010/QĐ-BTC ngày 11/02/2010 về việc
ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của KBNN tỉnh 10. Bộ Tài chính (2010), Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010 quy định
chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
11. Bộ Tài chính, năm 2012, Thông tư 161/2012/TT-BTC ra ngày 02/10/2012 Quy định cụ thể chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
12. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 hướng dẫn thực hiện kế toán Nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).
13. Chính Phủ (2003), Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 hướng dẫn thi hành luật NSNN.
14. Chính phủ (2003), Quyết định 235/2003/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính.
15. Chính Phủ (2004), Nghị định 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước.
16. Chính phủ (2004), Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và các quy định hiện hành của Nhà nước về tiền lương cấp bậc, chức vụ
của nhà nước về tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng.
17. Chính phủ (2005), Quyết định số 130/2005/QĐ-TTg ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.
18. Chính Phủ (2008), Nghị định 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.
19. Chính Phủ (2009), Nghị định 52/2009/NĐ-CP ngày 3/6/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
20. Quốc Hội (2002), Luật NSNN số 01/2002/QH11 thông qua ngày 16/12/2002.
21. UBND tỉnh Hải Dƣơng (2007), Quyết định số 3351/2007/QĐ-UBND ngày 20/09/2007 về ban hành quy định về đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
22. UBND tỉnh Hải Dƣơng (2012), Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 29/02/2012 của UBND tỉnh Hải Dương về quy định một số mức chi công tác phí, tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐƠN VỊ SỬ DỤNG NSNN VỀ THỰC HIỆN QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN QUA KBNN HUYỆN
CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƢƠNG
Họ và tên:……….. Đơn vị công tác:……… 1. Đơn vị anh/ chị đang hƣởng ngân sách cấp nào?
b. Ngân sách tỉnh c. Ngân sách huyện d. Ngân sách xã
2. Đơn vị anh/chị có thƣờng xuyên đối chiếu với Kho bạc về tình hình chi thƣờng xuyên NSNN theo định kỳ không?
a. Có b. Không
3. Theo anh/chị thời gian xử lý hồ sơ theo quy trình 1 ngày làm việc có hợp lý không?
a. Hợp lý
b. Không hợp lý
4. Anh/chị cho biết quy trình kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN của Kho bạc có đáp ứng đƣợc yêu cầu không?
a. Đáp ứng yêu cầu b. Bình thƣờng
5. Theo anh/ chị ngoài các hồ sơ, thủ tục theo yêu cầu. Cán bộ kiểm soát chi có yêu cầu gì khác, hoặc có gây khó khăn gì không?
a. Có b. Không
6. Theo anh/chị trình độ của cán bộ kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN có đáp ứng yêu cầu của công việc chƣa?
a. Đáp ứng yêu cầu b. Bình thƣờng
7. Đề xuất và kiến nghị gì bổ sung , sửa đổi chế độ, định mức, quy trình chi thƣờng xuyên NSNN? (các ý kiến tập trung vào có nên tiếp tục duy trì, hay bỏ, thay đổi về chế độ, định mức, tính phù hợp của quy trình ?)
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐƠN VỊ SỬ DỤNG NSNN VỀ THỰC HIỆN QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHI ĐTXDCB QUA KBNN HUYỆN CẨM
GIÀNG, TỈNH HẢI DƢƠNG
Họ và tên:……….. Đơn vị công tác:……… 1. Đơn vị anh/ chị đang hƣởng ngân sách cấp nào?
a. Ngân sách TW b. Ngân sách tỉnh c. Ngân sách huyện d. Ngân sách xã
2. Đơn vị anh/chị có thƣờng xuyên đối chiếu với Kho bạc về tình hình chi ĐTXDCB theo định kỳ không?
a. Có b. Không
3. Theo anh/chị thời gian xử lý hồ sơ theo quy trình 3 ngày làm việc có hợp lý không?
a. Hợp lý
b. Không hợp lý
4. Anh/chị cho biết quy trình kiểm soát chi ĐTXDCB của Kho bạc có đáp ứng đƣợc yêu cầu không?
a. Đáp ứng yêu cầu b. Bình thƣờng
5. Theo anh/ chị ngoài các hồ sơ, thủ tục theo yêu cầu. Cán bộ kiểm soát chi có yêu cầu gì khác, hoặc có gây khó khăn gì không?
a. Có b. Không
của công việc chƣa? a. Đáp ứng yêu cầu b. Bình thƣờng
7. Đề xuất và kiến nghị gì bổ sung , sửa đổi chế độ, định mức, quy trình chi ĐTXDCB? (các ý kiến tập trung vào có nên tiếp tục duy trì, hay bỏ, thay đổi về chế độ, định mức, tính phù hợp của quy trình ?)
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!