5. Kết cấu của luận văn
3.4.2. Các nhân tố khách quan
* Hệ thống các văn bản pháp lý.
Trong thời gian gần đây Chính phủ đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng, nhờ đó việc quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ đã dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, Quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng cùng các văn bản hƣớng dẫn chính sách chế độ hƣớng dẫn thực hiện quy chế của các bộ ngành vẫn còn bất cập, chậm đƣợc ban hành. Thời gian vừa qua cơ chế quản lý đầu tƣ xây dựng luôn thay đổi, bình quân khoảng 3 năm một lần. Cơ chế, chính sách cần có tầm chiến lƣợc lâu dài, ổn định và nhất là phải có tính kế thừa, nhƣng cách xây dựng và ban hành vừa qua luôn thể thiện sự bất ổn (về quản lý đầu tƣ xây dựng là Nghị định 42/CP năm 1996, Nghị định 52/1999/NĐ-CP, Nghị định 16/2005/NĐ-CP, Nghị định 99/2007/NĐ- CP, Nghị định 12/2009/NĐ-CP, Nghị định 112/2009/NĐ-CP; Hƣớng dẫn Luật Đấu thầu thì có các Nghị định 111/2006/NĐ-CP, Nghị định 58/2008/NĐ- CP, Nghị định 85/2009/NĐ-CP…).
Những thay đổi này đã tác động khá nhiều đến hoạt động nghiệp vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ của KBNN, đến việc phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung dự toán của cấp quyết định đầu tƣ và chủ đầu tƣ, đến quá trình giải ngân vốn của chủ đầu tƣ
cho các nhà thầu, đến việc thanh toán, quyết toán công trình hoàn thành đối với khối lƣợng dở dang chuyển tiếp và qua nhiều điểm áp dụng các thông tƣ hƣớng dẫn.
* Cơ chế quản lý của đơn vị sử dụng ngân sách
Trình độ quản lý tài chính của thủ trƣởng các đơn vị thụ hƣởng NSNN vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Trong thực tế thủ trƣởng các đơn vị thƣờng tập trung vào công tác chuyên môn theo lĩnh vực, ít đầu tƣ thời gian cho việc nghiên cứu các chế độ văn bản về công tác quản lý tài chính. Mặt khác trình độ cán bộ làm công tác kế toán tại các đơn vị vẫn còn nhiều hạn chế bởi chất lƣợng đầu vào, cán bộ cập nhật kiến thức tài chính mới chƣa thƣờng xuyên, kịp thời. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ kế toán của các xã, phƣờng, thị trấn; kế toán các trƣờng học vẫn còn có những cán bộ không đƣợc đào tạo qua trƣờng lớp mà là kiêm nhiệm… Từ đó việc hạch toán kế toán còn lúng túng, công tác tham mƣu cho lãnh đạo còn hạn chế dẫn đến việc quản lý, sử dụng ngân sách còn chƣa đúng mục đích, kém hiệu quả. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm chế độ làm mất cán bộ và thất thoát vốn, tài sản Nhà nƣớc.