Kiến nghị đối với tổng cục Hải Quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích quy trình nhập khẩu máy tính bằng đường biển tại công ty cổ phần dịch vụ phân phối tổng hợp dầu khí​ (Trang 62)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

3.3.1 Kiến nghị đối với tổng cục Hải Quan

Hải quan từ trƣớc tới nay vẫn luôn là mối lo nhất của các doanh nghiệp nhập khẩu. Tuy đƣợc nhà nƣớc cho áp dụng hải quan điện tử nhƣng các doanh nghiệp vẫn chƣa thật sự yên tâm, vẫn còn một số vấn đề vƣớng mắc chƣa thật sự tạo đƣợc điều kiện thuận lợi cho công ty khi tham gia hoạt động nhập khẩu. Cũng nhƣ, có nhiều cán bộ công chức Hải quan còn làm việc quan liêu cửa quyền, gây ảnh hƣởng lớn đến tiến độ nhập khẩu. Vì vậy, đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp chấn chỉnh và làm trong sạch đội ngũ cán bộ công chức trong ngành.

Để có thể nhanh chóng hoàn tất thủ tục Hải quan đối với hàng nhập khẩu, rút ngắn thời gian kiểm hóa, đề nghị cơ quan Hải quan cung cấp thêm và hiện đại hóa các trang thiết bị làm việc hiện đại cho nhân viên.

Cơ quan Hải quan cần có nhiều ngƣời am hiểu chuyên môn về máy móc, thiết bị, vật tƣ, phụ tùng để giảm bớt các thủ tục gây mất thời gian cho các doanh nghiệp. Hải quan và doanh nghiệp cần phải phối hợp cùng nhau để việc giải phóng hàng diễn ra nhanh chóng mà vẫn đảm bảo đƣợc sự quản lý giám sát. Muốn vậy, Hải quan cần phải rà soát lại các bƣớc quy trình thủ tục Hải quan, giảm các đầu mối, các

loại giấy tờ, tiêu chí bắt buộc phải kê khai, phối hợp giữa các khâu trong thủ tục Hải quan để vừa đảm bảo sự chặt chẽ trong quản lý hoạt động nhập khẩu của Nhà nƣớc vừa tạo điều kiện thông quan hàng hóa nhanh cho doanh nghiệp.

3.3.2 Kiến nghị đối với Nhà nước:

Chính sách và chủ trƣơng của Nhà nƣớc là kim chỉ nam cho doanh nghiệp thực hiện vì vậy mà những định hƣớng ổn định của Nhà nƣớc ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và với công ty nói riêng. Với mong muốn đáp ứng tốt những yêu cầu của thực tế, Nhà nƣớc đã và đang cố gắng hoàn thiện và làm cho đƣờng lối, chính sách trở nên minh bạch,đơn giản, dễ hiểu, dễ thực thi hơn. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế hiện nay Nhà nƣớc cũng cần có chế độ ƣu đãi để tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp vƣợt qua khủng hoảng lạm phát nhƣ: cho vay với lãi suất ƣu đãi, đầu tƣ vào cơ sở vật chất, kỹ thuật, giảm thuế suất với các mặt hàng khuyến khích nhập khẩu… Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cũng cần có một chính sách thống nhất về việc đăng ký thủ tục hải quan tại các cảng. Thực tế cho thấy mỗi cảng đều có một quy trình làm thủ tục hải quan khác nhau. Đồng thời thủ tục xuất nhập khẩu thay đổi liên tục làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký làm thủ tục xuất nhập khẩu cho nhiều lô hàng.

Hiện nay, thuế cũng là một vấn đề gây trong ngại trong quá trình thực hiện hợp đồng. Biểu thuế xuất nhập khẩu thƣờng xuyên thay đổi. Khi có quyết định thay đổi mức thuế thì Bộ Tài chính và Hải quan áp dụng ngay tức thì khiến cho các công ty xuất nhập khẩu bị lúng túng. Vì vậy, khi có chính sách thay đổi về thuế, Nhà nƣớc nên tính đến thời hạn để các doanh nghiệp kịp thời thay đổi kế hoạch kinh doanh của mình.

Trong khi chờ đợi các dự án xây dựng các cảng mới, thì cảng Sài Gòn đóng vai trò chính trong xuất nhập khẩu hàng hóa cho khu vực trọng điểm phía Nam bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu nên thƣờng xuyên bị quá tải trong quá tình thông quan cho hàng hóa. Nhà nƣớc cần phải đầu tƣ và cho các ngành này vay dài hạn với lãi suất thấp để có thể nâng cấp hiện đại hóa hơn cơ sở hạ tầng. Cần tạo điều kiện thuận lợi để quy trình thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cũng nhƣ : nơi đăng ký mở tờ khai phải thoáng mát, đƣợc trang bị đầy đủ các thiết bị, tiện nghi để doanh nghiệp và công

chức Hải quan tiện thực hiện, theo dõi quá trình làm thủ tục; tránh tình trạng chen lấn phức tạp nhƣ hiện nay, làm việc trình tự; không ƣu tiên cho ai cả.

Hệ thống văn bản pháp lý, quy định phải đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán trong việc khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia hoạt động nhập khẩu để tạo nguồn hàng ổn định, lâu dài cho các công ty xuất nhập khẩu.

Phải có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các trƣờng hợp tiêu cực: Doanh nghiệp tốn phí “bôi trơn” đối với các lô hàng, mà chi phí này thƣờng không nhỏ tùy thuộc vào giá trị lô hàng điều này ản hƣởng đến doanh nghiệp rất nhiều làm đen bộ mặt Hải quan.

Đầu tƣ phát triển nghành bảo hiểm nhằm phục vụ cho nhu cầu mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đẩy mạnh khuynh hƣớng bán CIF và mua FOB cho các doanh nghiệp Việt Nam, kéo theo việc mua bảo hiểm tăng cao, giúp doanh nghiệp thu nhiều ngoại tệ cho đất nƣớc.

Tóm tắt chƣơng 3:

Chƣơng 3 nêu các định hƣớng cũng nhƣ giải pháp cụ thể giúp cải thiện quy trình thông quan hàng hóa nhập khẩu bằng đƣờng biển tại công ty đƣợc hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó cũng đƣa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho toàn bộ quy trình nhập khẩu nói riêng và sự phát triển của công ty nói chung

KẾT LUẬN

Trong lúc nền kinh tế Việt Nam đang phát triển và hội nhập với các nƣớc tiên tiến trong khu vực và trên thế giới thì hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở nƣớc ta cũng đang từng bƣớc phát triển không ngừng. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng cả về quy mô lẫn tầm vóc của mình. Trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì khâu làm thủ tục hải quan

là một khâu rất quan trọng. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực xuất nhập khẩu phải sở hữu cho mình một đội ngũ nhân viên làm về thủ tục hải quan nhiều kinh nghiệm, lành nghề, nắm vững nghiệp vụ, am tƣờng về pháp luật... Nắm bắt đƣợc điều này, công ty PSD đã xây dựng một quy trình nhập khẩu hàng hóa khá hoàn thiện cùng đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Trong quá trình tổ chức và thực hiện hợp đồng nhập khẩu, bên cạnh một số thuận lợi có đƣợc, công ty vẫn còn gặp phải một số khó khăn vừa mang tính chủ quan và khách quan. Để giải quyết đƣợc khó khăn, công ty cần hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu, tăng cƣờng tìm hiểu thông tin về thị trƣờng nhập khẩu và tìm thêm đối tác, mua bảo hiểm cho hàng hóa, mở rộng thị trƣờng kinh doanh nhập khẩu, tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan thƣơng mại Việt Nam có trụ sở tại các nƣớc trong khối TPP khi mở rộng hoạt động trên thị trƣờng mới. Sau hơn nhiều năm hoạt động, công ty PSD đã đứng vững, ổn định dần, nâng cao thị phần của mình và có kết quả hoạt động kinh doanh khá hiệu quả. Ngoài những yếu tố khách quan chủ quan tác động thì sự nỗ lực, phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty cũng là sự đóng góp rất lớn cho sự thành công của công ty ngày hôm nay.

Những giải pháp em nêu ra mặc dù còn nhiều hạn chế nhƣng hi vọng sẽ giúp ích đƣợc phần nào cho công ty trong công tác hoàn thiện quy trình tổ chức và thực hiện hợp đồng nhập khẩu.

Trong thời gian thực tập và làm khóa luận tại Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Phân Phối Tổng Hợp Dầu Khí PSD, em đã đƣợc học hỏi, trau dồi rất nhiều kiến thức cũng nhƣ kinh nghiệm thực tế trong công việc, giúp em có một nền tảng tốt để chuẩn bị cho công việc tƣơng lai sau khi tốt nghiệp.

Em xin kính chúc Ban lãnh đạo công ty cũng nhƣ toàn thể cán bộ nhân viên công ty nói chung và các anh chị phòng xuất nhập khẩu nói riêng sức khỏe dồi dào, ngày càng thành công trong công việc và công ty sẽ ngày một lớn mạnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

www.psd.com

Vũ Đắc Nghĩa, Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu tại Công ty TNHH Thanh Phong.:

http://luanvan.net.vn/luan-van/mot-so-giai-phap-nham-hoan-thien-quy-trinh-nhap-k hau-tai-cong-ty-tnhh-thanh-phong-1708/

Dƣơng Hữu Hạnh, “ Vận Tải – Giao Nhận Quốc Tế Và Bảo Hiểm Hàng Hải”, Nhà xuất bản Thống Kê năm 2004.

PGT.TS Hà Thị Ngọc Oanh, TS Đoàn Xuân Huy Minh-ThS Trần Thị Thu Hiền, “Giáo trình kinh doanh thƣơng mại quốc tế”, Nhà xuất bản Lao động-Xã Hội,2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích quy trình nhập khẩu máy tính bằng đường biển tại công ty cổ phần dịch vụ phân phối tổng hợp dầu khí​ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)