Một số bài học kinh nghiệm đối với quảnlý nhà nước về lưu trú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 37 - 39)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm đối với quảnlý nhà nước về lưu trú

Từ thực tiễn kinh nghiệm quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch ở trong nước và quốc tế. Kết hợp với việc nghiên cứu tài liệu, tham khảo chuyên gia về kinh nghiệm cải cách hành chính của một số quốc gia khác nữa, chúng ta có thể đưa ra một số bài học kinh nghiệm đối với đối với quản lý nhà nước về lưu trú du lịch ở tỉnh Quảng Ninh:

Thứ nhất: Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh cần xây dựng chiến lược, quy

hoạch chi tiết, kế hoạch phát triển về cơ sở lưu trú du lịch; đề xuất, tổ chức phát triển; xây dựng định hướng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho lao động; xem phát triển lưu trú du lịch là bộ phận của chiến lược phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thứ hai: Xây dựng chiến lược thị trường, chiến lược quảng bá và hội

nhập quốc tế trong du lịch và hệ thống cơ sở lưu trú du lịch.

Thứ ba: Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh là đơn vị có trách nhiệm trực tiếp

với các cơ quan cấp trên về việc cấp phép, thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở lưu trú du lịch, chịu trách nhiệm chính về chất lượng cũng như các vấn đề liên quan đến kế hoạch phát triển cơ sở lưu trú du lịch của quốc gia.

Thứ tư: Việc xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch được thực hiện do Ủy ban

xếp hạng, Hiệp hội Khách sạn thực hiện. Ủy ban là đại diện nhiều thành phần kinh tế, hiệp hội, khối giáo dục,... nhằm đảm bảo tính công bằng của thương hiệu “sao”. Việc duy trì, siết chặt quảng cáo trung thực và phát triển thương hiệu được các quốc gia này đầu tư, coi trọng nhằm đảm bảo quyền lợi cho cơ sở lưu trú du lịch khi có hạng sao. Hiệp hội khách sạn tự quản lý, điều chỉnh các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch, có tiếng nói và trách nhiệm cao nhất trước Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về chất lượng lưu trú phục vụ khách du lịch.

Thứ năm: Sở du lịch tỉnh Quảng Ninh cần xây dựng quy trình, quy

phạm kỹ thuật, công nghệ quản lý,... thống nhất trong toàn ngành để đưa vào quy trình vận hành chung của Nhà nước.

Tiếp thu quan điểm quản lý nhà nước của các quốc gia nêu trên là: quản lý hành chính nhà nước về dịch vụ, du lịch, đặc biệt là quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch phải triệt để phân biệt với quản trị kinh doanh. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là người cấp giấy phép, thu hồi giấy phép kinh doanh nhưng nhà nước không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, không giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp khi vấn đề đó vẫn thuộc nội hàm quản trị kinh doanh; doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ, phát huy sức sáng tạo, năng động của cơ chế thị trường, đồng thời cơ chế quản lý giúp nhà nước giảm được tối đa các nguồn lực chi phí để kiểm soát doanh nghiệp. Điều này còn có ý nghĩa hơn khi cơ chế quản lý triệt để, không có hiện tượng “vừa đá bóng vừa thổi còi” đã tạo ra được một sân chơi công bằng, mọi tổ chức cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật, quyền kinh doanh được phát huy tối đa, góp phần không nhỏ tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)