Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 59 - 61)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp

Để thực hiện định hướng phát triển du lịch và từng bước đưa ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh trở thành ngành kinh tế động lực nhằm tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tỉnh đã cho xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch cũng như có các chính sách về phát triển du lịch. Trong bối cảnh Quảng Ninh xác định, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn thì nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển phong phú hơn các sản phẩm du lịch là một điều bức thiết.

Từ năm 2001, UBND tỉnh đã chỉ đạo cho Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Trường Đại học khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) tiến hành xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thời kỳ 2001 - 2010. Trong năm 2013, tỉnh đã ban hành hàng loạt các văn bản để thực hiện mục tiêu này, Như: Nghị quyết số 07-NQ/TU về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030; Kết luận số 29-KL/TU về nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch giai đoạn 2013-2015. Bên cạnh đó, ngành Du lịch Quảng Ninh cũng đã tích cực tham gia đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển du lịch; chỉnh sửa, bổ sung Quyết định số 410/QĐ-UB và Quyết định số 4117/QĐ-UB của UBND tỉnh về quản lý tàu thuyền du lịch, quy chế xếp hạng tốp 05 doanh nghiệp phong phú du lịch, 5 doanh nghiệp lữ hành, tàu thuyền du lịch và các nhà hàng đạt chuẩn mua sắm du lịch hàng đầu của tỉnh; đề xuất tham gia xây dựng các chính sách góp phần quan trọng cho quản lý nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Ngành du lịch tỉnh đã tham gia các dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/06/2007 của Chính Phủ hướng dẫn thi

hành một số điều của Luật Du lịch về cơ sở lưu trú, Lữ hành, quảng bá xúc tiến du lịch, chi nhánh văn phòng đại diện;

UBND tỉnh đã phối hợp với các thị xã, thành phố, huyện có tiềm năng về du lịch để tuyên truyền, phổ biến Luật Du lịch cho các cơ sở doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn. Đề xuất các giải pháp, phương án tăng cường hợp tác phát triển du lịch Quảng Ninh với một số tỉnh, thành phố trong nước (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng) và một số nước trong khu vực (Thái Lan, Lào, Hàn Quốc).

Tỉnh Quảng Ninh cũng đưa ra những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội để khuyến khích sự phát triển du lịch bằng các chính sách và ưu đãi đặc biệt. Tỉnh hiện nay đưa ra những ưu đãi nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số dự án cụ thể, rất nhiều trong số đó liên quan đến du lịch. Ví dụ như ưu đãi của nhà nước cho nhà đầu tư với thuế suất ưu đãi áp dụng cho thu nhập từ hoạt động kinh doanh, góp vốn, chuyển giao công nghệ và miễn thuế nhập khẩu và những ưu đãi tương tự khác của tỉnh cùng những chi phí thuế đất đặc biệt áp dụng cho một số dự án nhất định được nêu rõ trong nội dung xúc tiến đầu tư tỉnh đề ra.[27]

Bảng 3.2. Khảo sát mức độ phù hợp đường lối phát triển du lịch của Nhà nước ở tỉnh Quảng Ninh

Đơn vị: % TT Chỉ tiêu Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý 1

Nhà nước có đường lối phát triển du lịch phù hợp với tiềm năng du lịch của địa phương.

81,2 19,8 0

2

Cơ quan QLNN xây dựng, ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời, chính xác

66,4 20,3 13,3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)