Thực trạng đội ngũ lao động thuộc hệ thống dịch vụ lưu trú du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 53 - 55)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Thực trạng đội ngũ lao động thuộc hệ thống dịch vụ lưu trú du lịch

Đơn vị: %

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu nguồn lao động tại các cơ sở lưu trú du lịch năm 2017

(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác quản lý hoạt động lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2017)

Khối cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch có khoảng 18 ngàn lao động, trong đó khối lưu trú du lịch 14 ngàn chiếm 78% (khách sạn hạng từ 1-5 sao chiếm 62%). Cơ sở đạt chuẩn 3 ngàn lao động, bãi tắm du lịch 1 ngàn lao động. Tỷ lệ lao động nam chiếm 50,5%, nữ chiếm 49,5%.

Trong đó, 51% lao động được đào tạo chuyên ngành du lịch từ trình độ sơ cấp đến thạc sĩ; Đội ngũ Giám đốc và quản lý khách sạn có 1.611 người, trong đó 25% được đào tạo chuyên ngành du lịch, 75% đào tạo chuyên ngành khác; Lao động phổ thông chưa qua đào tạo chiếm 15%; Lao động trình độ sơ cấp chiếm 23%, trong đó chuyên ngành du lịch chiếm 11%; Lao động trình độ trung cấp chiếm 24%, trong đó chuyên ngành du lịch chiếm 24%; Lao động Cao đẳng chiếm 17%, trong đó chuyên ngành du lịch chiếm 52%; Lao động trình độ đại học chiếm 21%, trong đó đại học chuyên ngành du lịch chiếm 42%. Lao động trình độ thạc sĩ 0,16%, trong đó chuyên ngành du lịch chiếm 33%. Hình thức đào tạo chủ yếu hiện nay của du lịch Quảng Ninh là tại chỗ, cầm tay chỉ việc thông qua đội ngũ đảo tạo viên Dự án EU và giảng viên trường Đại học Hạ Long.Điều này được thể hiện qua kết quả bảng khảo sát sau:

Biểu đồ 3.3: Kết quả khảo sát ý kiến về chính sách đào tạo nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Ninh

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả)

60% 26.7%

13.3%

Tỉ lệ %

Qua biểu đồ trên ta thấy rằng, 60% số phiếu được khảo sát đồng ý với chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch và hỗ trợ doanh nghiệp du lịch của UBND và Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh.Có được sự đồng tình của nhân dân là do lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua đã không ngừng nỗ lực cố gắng ban hành các chính sách phù hợp nhất với điều kiện của từng địa phương nhằm đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ du lịch cho nguồn lao động tại chỗ. Tuy nhiên, công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch của tỉnh mới chỉ dừng lại ở kết quả cầm tay chỉ việcthông qua đội ngũ đào tạo viên Dự án EU và giảng viên trường Đại học Hạ Long mà chưa có sự liên kết đào tạo ở quy mô rộng lớn hơn như hợp tác đào tạo với các trường có chuyên ngành Du lịch ở trong và ngoài nước, công tác đào tạo trình độ ngoại ngữ cho lao động du lịch chưa tốt, dẫn đến trình độ ngoại ngữ đội ngũ này còn hạn chế. Bởi vậy, kết quả khảo sát vẫn có 26,7% số phiếu không có ý kiến và 13,3% số phiếu không đồng ý. Đa phần khi được hỏi nguyên nhân không đồng ý ở đây là nhân dân mong muốn có các lớp đào tạo mang tính quy hoạch, trọng tâm, và có sự sàng lọc, bứt phá hơn. Do đó, trong thời gian gần nhất lãnh đạo QLNN về du lịch cần có những giải pháp phù hợp hơn để giải quyết tốt mặt hạn chế này.

3.2.4. Thực trạng công tácđào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ quản lý dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 53 - 55)