5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Công tác tổ chức điều hành quảnlý nhà nước về dịch vụ lưu
quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực, bước đầu xây dựng thương hiệu hình ảnh, tạo việc làm ổn định cho hàng vạn lao động, góp phần vào sự phát triển KT-XH chung của tỉnh. Bên cạnh việc tăng cường công tác lãnh đạo, tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đầu tư cho phát triển du lịch; hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch; mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm, không gian du lịch… Chính những hoạt động tích trong việc ban hành chính sách phát triển du lịch đã được thể hiện rõ nét trên kết quả khảo sát của tác giả khi có tới 81,2% ý kiến đồng ý cho rằng nhà nước có đường lối phát triển du lịch phù hợp với tiềm năng du lịch của địa phương; có 66,4% đồng ý với ý kiến cho rằng cơ quan QLNN xây dựng, ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật kịp thời, chính xác. Tuy nhiên, vẫn có 20,3% không có ý kiến hoặc 13,3% số phiếu không có ý kiến và không đồng ý với cơ quan QLNN xây dựng, ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật kịp thời, chính xác. Điều này cho thấy, việc ban hành và hướng dẫn thực hiện văn bản của cơ quan QLNN về du lịch vẫn còn có điểm chồng chéo, chưa cụ thể với từng đối tượng, đôi khi chưa phù hợp. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến số phiếu đồng ý không chiếm được tuyệt đối.
3.3.2. Công tác tổ chức điều hành quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch du lịch
3.3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch của tỉnh
Vấn đề quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh những năm qua luôn được chú trọng. Đặc biệt là khâu tổ chức và vận hành bộ máy quản lý nước về du lịch sao cho có hiệu quả nhất.
Về bộ máy tổ chức quản lý, trước đây, mọi công việc liên quan đến công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn đều do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện. Nhưng đến ngày 28/4/2016, UBND
tỉnhQuảng Ninh đã tách bộ phận Du lịch ra khỏi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thành lập Sở Du lịch theo Quyết định số 1270/2016/QĐ-UBND. Theo đó, Sở Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương theo quy định của pháp luật; các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh. Sở Du lịch gồm có 04 phòng, ban: Thanh Tra, Phòng Quản lý Lữ hành, Phòng Quản lý Cơ sở Lưu trú và Dịch vụ Du lịch, Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch. Lãnh đạo Sở gồm 02 Phó Giám đốc. Khối văn phòng có 07 cán bộ: 01 Chánh Văn phòng, 02 Phó Chánh Văn phòng, 04 Chuyên viên.
Ngay trong tháng 6, sau khi tách bộ phận Du lịch ra khỏi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thành lập Sở Du lịch, bên cạnh việc kiện toàn lại bộ máy hoạt động, ngành du lịch đã bắt tay vào các công việc cụ thể. Theo đó, để nâng cao chất lượng phục vụ du lịch, đặc biệt là đội ngũ thuyền viên, nhân viên đang làm việc trên tàu du lịch, Sở Du lịch đã phối hợp với Chi hội tàu du lịch cùng các chủ tàu, thuyền trưởng tổ chức lễ ký cam kết thực hiện văn minh khi phục vụ khách trên tàu du lịch. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách, quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch trên Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long đến chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên và nhân viên trên tàu. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ngành du lịch cũng đã cùng với các doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn và đơn vị kinh doanh thực phẩm ký cam kết nói không với thực phẩm không đảm bảo an toàn v.v.Cùng với đó, các trung tâm du lịch của tỉnh chú trọng đến việc xây dựng các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách. Còn ở các thành phố, huyện, thị xã thì công tác quản lý nhà nước về du lịch được giao cho phòng Du Lịch.
Việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở Quảng Ninh đã dần đi vào nề nếp và có những dấu hiệu khả quan. UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch của tỉnh, tiến hành sắp xếp tổ chức, quy hoạch cán bộ, xây dựng phương án phối hợp liên ngành để triển khai các hoạt động du lịch. Ngoài ra, UBND tỉnh đã đề ra những nhiệm vụ và biện pháp nhằm dẩy mạnh phát triển du lịch ở các trung tâm du lịch của tỉnh thông qua Chương trình hành động du lịch. Đồng thời kiến nghị với lãnh đạo tỉnh vàTrung ương ban hành các quy định phù hợp với tình hỉnh quản lý và phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Trên tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết 07, UBND tỉnh Quảng Ninh đã tập trung vào công tác xây dựng quy hoạch. Đến nay, đã hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quy hoạch đã đề xuất những ý tưởng mang tính đột phá nhằm giải quyết những khoảng cách lớn nhất mà Tỉnh hiện đang phải đối mặt. Nội dung của Quy hoạch tập trung vào giải quyết 07 vấn đề để thúc đẩy phát triển du lịch Quảng Ninh, định hướng phát triển tại 04 vùng du lịch, đồng thời đã đề ra 8 nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch với 56 giải pháp, dự án thành phần. Cùng với quy hoạch về du lịch, Tỉnh đã tập trung xây dựng một số quy hoạch như Quy hoạch Vùng tỉnh Quảng Ninh đến 2030, tầm nhìn đến 2050; Quy hoạch kinh tế xã hội... Các quy hoạch này là cơ sở để xây dựng các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch.
- Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh được phê duyệt, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai thực hiện các nội dung về du lịch theo quy hoạch; xây dựng quy hoạch chi tiết các vùng, khu, điểm du lịch. Một số địa phương đã triển khai lập quy hoạch du lịch của địa phương mình, như: Quy hoạch phát triển dịch vụ vùng đệm Yên Tử; Quy hoạch phát triển du lịch huyện Cô Tô, thành phố Móng Cái, thành
phố Cẩm Phả... Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát huy ba khu di tích lịch sử và danh thắng quan trọng của Quảng Ninh: Khu Di tích lịch sử - Danh thắng Yên Tử; Khu di tích lịch sử Nhà Trần ở Đông Triều, Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng; Xây dựng Quy hoạch chi tiết Khu di tích lịch sử nhà Trần và các dự án đầu tư để hình thành chương trình du lịch văn hóa tâm linh kết nối với quần thể di tích Yên Tử.
- Trên cơ sở của Quy hoạch du lịch, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, sản phẩm du lịch sẽ được phát triển theo 04 không gian du lịch trọng điểm như Hạ Long, Uông Bí - Đông Triều - Quảng Yên, Vân Đồn - Cô Tô và Móng Cái, cùng với không gian này đề án đã đưa ra 82 dự án phát triển sản phẩm du lịch cho các giai đoạn từ nay đến 2030. Đây là cơ sở quan trọng để triển khai và kêu gọi đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch.
- UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo nghiên cứu quy hoạch quỹ đất kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các khu dịch vụ cao cấp, ăn nghỉ, vui chơi giải trí tại các địa phương. Đồng thời đã ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư năm 2016, định hướng giai đoạn 2016 -2020.
- Đối với công tác quản lý vịnh Hạ Long: Tỉnh đã chuyển giao nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long về UBND thành phố Hạ Long, qua đó công tác quản lý nhà nước trên vịnh Hạ Long đã có chuyển biến tích cực. Cùng với việc thay đổi mô hình quản lý là công tác xây dựng quy hoạch chi tiết đã được hoàn thành.
- Công tác xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật quản lý đối với hoạt động du lịch đã được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực như quản lý hoạt động vận chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long, hoạt động lữ hành tại Móng Cái, quản lý về môi
trường kinh doanh du lịch, quản lý môi trường tự nhiên...; Xây dựng, hoàn thiện và đề nghị HĐND ban hành các nghị quyết về công tác tài chính, thu phí đối với dịch vụ, du lịch. UBND Tỉnh và các sở, ngành đã tăng cường công tác ủy quyền cho UBND các địa phương thực hiện công tác quản lý, đồng thời gắn trách nhiệm của các địa phương, doanh nghiệp vào từng lĩnh vực cụ thể. Mặt khác, phân vùng quản lý cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị. Công tác này đã có tác động và hiệu quả tích cực.
- Đối với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường Du lịch: sau khi ban hành Chỉ thị 11/CT-UBND ngày 22/6/2012 về tăng cường công tác quản lý môi trường kinh doanh du lịch, trong ba năm qua, UBND Tỉnh đã có nhiều văn bản quan trọng để chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, đơn vị trong Tỉnh triển khai thực hiện. UBND tỉnh cũng đã tổ chức một số hội nghị với chuyên đề về môi trường kinh doanh du lịch, đồng thời, lãnh đạo UBND tỉnh đã trực tiếp đến từng địa phương, các điểm du lịch trọng yếu để chỉ đạo cụ thể các sở, ngành, địa phương, đơn vị về công tác quản lý môi trường kinh doanh du lịch. Các sở, ngành, địa phương đã tổ chức hàng trăm đợt kiểm tra, xử lý các vụ, việc có liên quan đến hoạt động du lịch, trong đó tập trung vào các lĩnh vực trật tự an toàn xã hội và môi trường kinh doanh du lịch. Đi đôi với công tác kiểm tra xử lý là công tác tuyên truyền giáo dục đã được tăng cường, đẩy mạnh. Sau một thời gian chỉ đạo quyết liệt, đến nay công tác quản lý môi trường kinh doanh du lịch đã đi vào cuộc sống và nhận được sự quan tâm của các cơ quan chức năng và cộng đồng. Qua đó, các tồn tại về môi trường kinh doanh du lịch các kiến nghị của khách du lịch đã có chiều hướng giảm so với giai đoạn trước. Vệ sinh môi trường, an ninh trật tự tại các khu vực trọng điểm về tham quan du lịch đã được cải thiện bước đầu.
- Công tác hợp tác Công - Tư đã các cấp, ngành tích cực triển khai thực hiện. Trong đó, lĩnh vực du lịch đã tổ chức thực hiện thành công đối với công trình Cụm thông tin cổ động biên giới Sa Vĩ, Móng Cái.
- Ủy ban nhân dân Tỉnh cũng đã nghiên cứu, rà soát, kiến nghị, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch cho phù hợp với thực tiễn, các đề án về kiệm toàn bộ máy tổ chức đang được tổ chức triển khai thực hiện, trong đó có việc thành lập Sở Du lịch và kiệm toàn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tành Sở Văn hóa, Thể thao. Cùng với công tác xây dựng văn bản pháp luật, Tỉnh đã có chỉ đạo các sở, ngành hỗ trợ và có giải pháp về vay vốn đầu tư cho hoạt động du lịch. Theo đó, cơ cấu tín dụng trên địa bàn đã có chuyển biến rõ nét, mặt khác lĩnh vực này đã đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ, tiện ích hiện đại để phục vụ công tác tín dụng. Bên cạnh việc các công tác này, Tỉnh đã có chỉ đạo và đầu tư nghiên cứu khoa học để áp dụng cho công tác thúc đẩy phát triển du lịch.[23]