Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp của nước ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cấp nước phú thọ (Trang 41)

5. Bố cu ̣c của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp của nước ta

1.2.2.1. Kinh nghiệm về quản lý nguồn nhân lực của Công ty cổ phần nước sạch Hà Nam

Việc áp dụng các hệ thống chính sách quản lý nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Việt nam đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước thường khá giống nhau và đa số chưa theo kịp với các phương pháp quản lý hiện đại. Trên thực tế, tại Công ty cổ phần nước sạch Hà Nam hiện nay, cũng giống như một số công ty nhà nước khác, việc quản lý còn mang nặng tính hành chính. Phòng Tổ chức cán bộ thực ra mới chỉ thực hiện chức năng nặng về hành chính theo hệ thống chính trị bằng cách quản lý nhân viên, quản lý quân số, chấm công, tính lương theo hệ số thang bảng lương của nhà nước và quy hoạch cán bộ theo các quy định và chuẩn mực của nhà nước mà chưa thực

hiện được chức năng Hoạch định nguồn nhân lực, đào tạo, tìm kiếm nhân tài... do chưa có một phòng HRM (Quản lý nguồn nhân lực) theo đúng nghĩa. Thực tế là Cán bộ quản lý nguồn nhân lực cần tìm ra các biện pháp để phát triển phương thức quản lý nhân sự phù hợp với văn hoá công ty, triết lý quản lý của ban lãnh đạo và chiến lược phát triển của Công ty, tuy nhiên, tất cả những vấn đề cốt lõi trên (văn hóa doanh nghiệp, chiến lược, triết lý lãnh đạo, tầm nhìn...) vẫn chưa được xây dựng. Và việc quản lý hoàn toàn dựa trên nguyên tắc hành chính. Thù lao lao động được tính trên cơ sở bình quân thu nhập và dựa theo thang bảng của Nhà nước.

Đây không chỉ là vấn đề của riêng công ty cổ phần nước sạch Hà Nam mà là vấn đề chung của rất nhiều doanh nghiệp nhà nước vốn mang nặng tính hình thức và hành chính.

Nhìn chung, Công ty cổ phần nước sạch Hà Nam vẫn chưa có các quan niệm rõ ràng về quản lý nguồn nhân lực và vai trò của nó trong tổ chức như thế nào. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu về cách suy nghĩ và hoạt động quản lý đã thể hiện rõ tính chất của quản lý nguồn nhân lực trong công ty này. Việc quản lý doanh nghiệp hoàn toàn chịu ảnh hưởng rất mạnh của yếu tố chính trị và mệnh lệnh hành chính. Theo quan sát của người viết, việc quản lý nguồn nhân lực của Công ty này không hiệu quả do các nguyên nhân chính sau:

- Doanh nghiệp là công ty 100% vốn nhà nước, chịu sự chi phối và quản lý của nhà nước và tổ chức Đảng, nên việc quản lý còn mang nặng tính hành chính, hình thức, cơ chế xin cho và chịu nhiều tác động không mấy tích cực.

- Việc tuyển dụng không công khai minh bạch, không có chiến lược tuyển dụng rõ ràng. Không thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng, không có tiêu chí tuyển dụng, kế hoạch tuyển dụng rõ ràng. Không thành lập hội đồng tuyển dụng…

- Việc tuyển dụng đa số diễn ra theo cơ chế xin- cho, theo mối quan hệ cá nhân hoặc gia đình... Hậu quả là có mối quan hệ các nhân thì vào được công ty, một số cá nhân may mắn có ngành học đặc thù mà công ty đang cần

thì có thể vào “miễn phí”, đa số phải mất phí “bôi trơn” mới có thể vào công ty. Đây là tâm lý chung của đa số người lao động hiện nay là “muốn mất tiền để được vào doanh nghiệp nhà nước” cho ổn định. Dẫn đến tình trạng chất lượng đầu vào của nguồn nhân lực không cao.

- Việc đào tạo sau tuyển dụng và đào tạo lại không được thực hiện triệt để, đa số mới chỉ dừng lại ở đào tạo an toàn lao động cho công nhân mới mà không có đào tạo chuyên môn, quy trình làm việc, văn hóa công ty, chiến lược phát triển, kỹ năng làm việc nhóm…do công ty chưa có. Và thực tế cũng chưa có đội ngũ cán bộ đủ năng lực để phụ trách vấn đề đào tạo.

- Các đơn vị dù có nhu cầu hay không có nhu cầu tuyển dụng thêm cũng không được tham gia phỏng vấn hay sát hạch người lao động trước khi tuyển dụng. Phòng Tổ chức đánh quyết định xuống đơn vị nào thì đơn vị ấy có trách nhiệm đào tạo và bố trí công việc.

- Trong quá trình làm việc, vấn đề thù lao lao động, chính sách lương thưởng cũng gặp rất nhiều vấn đề bất cập. Hiện tượng không công bằng trong thu nhập là hiện tượng chính xảy ra tại mọi đơn vị, đặc biệt với lao động gián tiếp. Cán bộ trẻ có năng lực, làm việc tốt lương chỉ bằng một phần cán bộ lớn tuổi làm lâu năm nhưng thậm chí không làm được việc gì (do hệ số lương của họ cao. Hàng tháng việc đánh giá nhân viên được diễn ra hết sức cảm tính ở các đơn vị theo tính chất quay vòng, một số nhân viên yếu kém được quay vòng nhận lao động loại B, C. Thực tế lao động loại A, B , C có thu nhập chênh nhau không nhiều (khoảng 100 - 200 ngàn đồng)

- Vấn đề thưởng: Chủ nghĩa bình quân, cào bằng là vấn đề tồn tại nhiều năm nay, bên cạnh chính sách lương thiếu tính cạnh tranh, công bằng, không thể tạo động lực cho người lao động, chính sách thưởng cũng là một vấn đề khá lớn tồn tại nhiều năm. Ngoài việc chi trả lương thiếu tính cạnh tranh, tạo động lực lao động thì việc chi trả thưởng cũng rất thiếu cạnh tranh. Bằng chứng là cứ vào dịp cuối năm Công ty lại thực hiện bình

bầu lao động A,B,C, mức thưởng tết cho các đối tượng này cũng chênh nhau tối đa 500.000 đ/ 1 mức.

- Chính sách đãi ngộ, thăng tiến cho cán bộ công nhân viên cũng được thực hiện chưa thực sự tốt và minh bạch. Việc quyết định thăng tiến do Phòng tổ chức tham mưu và phải đưa ra Ban chấp hành Đảng bộ biểu quyết trước khi Tổng giám đốc ký quyết định bổ nhiệm dưa trên các tiêu chí:

+ Chuyên môn tốt + Dưới 50 tuổi + Là đảng viên…

Các tiêu chí trên rất chung chung và không có các tiêu chí cụ thể để bổ nhiệm. Việc bổ nhiệm hoàn toàn thực hiện theo các Quy định về công tác cán bộ của Đảng do Doanh nghiệp nhà nước vấn áp dụng theo cơ chế Đảng lãnh đạo.

- Ngoài ra, công tác hoạch định nguồn nhân lực cũng không được thực hiện 1 cách khoa học, bài bản. Như đã nói kể trên, việc tuyển dung đa số không theo nhu cầu thực tế. Không có kế hoạch, phân tích, đánh giá nhu cầu thực tế khiến tình trạng thừa vẫn thừa và thiếu vẫn thiếu diễn ra thường xuyên. Cụ thể, cán bộ có năng lực thì luôn thiếu trầm trọng, trong khi quân số luôn thừa. Công nhân tay nghề cao thiếu, nhưng cán bộ phòng ban thì nhiều… - Công tác đào tạo không được chú trọng. Bằng chứng là hàng năm ngoài việc huấn luyện An toàn lao động và Phòng chống cháy nổ theo Quy định của nhà nước và hưởng ứng những “tháng, ngày an toàn lao động” hay phục vụ các cơ quan nhà nước đến kiểm tra, gần như không có các khóa đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề, kỹ năng… hay nâng cao trình độ quản lý của CB-CNV.

- Việc đánh giá kết quả công việc của người lao động dựa trên những hiểu biết một cách phi chính thức về người đó làm việc như thế nào chứ không phải là dựa vào các công cụ đánh giá một cách chính thống.

1.2.2.2. Kinh nghiệm về quản lý nguồn nhân lực của Công ty cấp nước Sơn Tây

Ở miền Bắc Việt Nam có một công ty cấp nước nổi tiếng là công ty cổ phần cấp nước Sơn Tây, giống các công ty khác, công ty cấp nước Sơn Tây cũng rất chú trọng về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Công ty coi nhân sự là yếu tố hàng đầu trong việc tạo ra thắng lợi kinh doanh của công ty, vì vậy công ty không ngừng phát triển cả về số lượng lao động mà còn từng bước nâng cao chất lượng lao động. Công ty cấp nước Sơn Tây luôn đòi hỏi nguồn lao động có khả năng đáp ứng nhu cầu của công việc, có trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình và tâm huyết với công việc. Cùng với việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến phục vụ cho hoạt động kinh doanh, công ty cẫn luôn chú trọng và làm tốt việc sắp xếp, ổn định tổ chức, áp dụng phương pháp quản lý sản xuất, kinh doanh khoa học hiện đại, đồng thời có chiến lược đào tạo và đào tại lại nguồn nhân lực để đáp ứng với những yêu cầu mới hiện nay.

Hiện nay, công ty đã tiến hành xây dựng định mức công việc một cách hợp lý, có sự kiểm tra giám sát để điều chỉnh cho phù hợp hơn với thực tế nhằm đảm bảo việc trả công cho lao động một cách tương xứng với sực lao động mà họ cống hiến cho công ty. Đây đồng thời cũng là một chiến lược để giữ chân người có năng lực thực sự, trình độ chuyên môn cao ở lại với công ty, tránh được những suy nghĩ tiêu cực đối với bản thân người lao động.

Đối với đời sống vật chất, tinh thần và môi trường làm việc ngày càng được cải thiện giúp cho người lao động nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc, tinh thần hăng say lao dộng được nâng lên, mọi người yên tâm làm việc khiến cho hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không ngừng tăng lên.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm về Quản lý nguồn nhân lực cho Công ty cổ phần cấp nước Phú Thọ

Nghiên cứu, học tập và vận dụng kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực đào tạo sử dụng quản lý nhân lực là một công việc hết sức

cần thiết. Đồng thời qua kinh nghiệm quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của một số doanh nghiệp tại Việt Nam, Công ty cổ phần cấp nước Phú Thọ cũng đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, khắc phục được hạn chế của hai trong quản lý và sử dụng nguồn nhân lực bao gồm:

- Việc tuyển dụng phải công khai và minh bạch, tránh cơ chế con ông cháu cha, mối quan hệ quen biết. Có kế hoạch và nội dung tuyển dụng rõ ràng. Nên thành lập một hội đồng tuyển dụng. Những người làm công tác tuyển dụng phải có kỹ năng phỏng vấn, đánh giá năng lực các ứng viên.

- Công tác đào tạo sau tuyển dụng phải được chú trọng để nâng cao khả năng của người lao động. Phải chú trọng vào công tác đánh giá hiệu quả của việc đào tạo.

- Chế độ khen thưởng phải hợp lý nhằm khích lệ tinh thần và tạo động lực làm việc cho người lao động.

- Chính sách đãi ngộ và thăng tiến cho người lao động phải minh bạch, đánh giá đúng năng lực làm việc của họ nhằm thu hút và giữ chân người giỏi.

- Công tác hoạch định nguồn nhân lực phải được thực hiện một cách

khoa học, bài bản; tránh tình trạng thừa thiếu tại các bộ phận.

- Bố trí bộ máy quản lý hợp lý, linh hoạt. Tránh gây lãng phí và chồng chéo giữa các bộ phận.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nêu ở trên, đề tài trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau đây:

1/ Thực trạng quản lý nguồn nhân lực của Công ty cổ phần cấp nước Phú Thọ giai đoạn 2011-2014?

2/ Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần cấp nước Phú Thọ?

3/ Các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần cấp nước Phú Thọ?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin là việc làm rất cần thiết trong phân tích các vấn đề về kinh tế - xã hội bao gồm thu thấp thông tin thứ cấp và thu thập thông tin sơ cấp. Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình và của cơ quan quản lý liên quan.

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp (đã công bố)

Là thông tin đã có sẵn, được tổng hợp từ trước và đã được công bố. Những thông tin này có vai trò quan trọng làm cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

Thông tin thu thập

- Tổng quan tài liệu nghiên cứu: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. - Các số liệu về tình hình chung của Công ty CP cấp nước Phú Thọ: tổng vốn đầu tư, lực lượng lao động, số lượng, cơ cấu, trình độ chuyên môn, kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011 - 2014.

Nguồn thu thập

- Nguồn tài liê ̣u cho nghiên cứu rất đa da ̣ng , bao gồm ta ̣p chí , và báo cáo khoa học , sách giáo khoa ; tài liệu lưu trữ , số liê ̣u thống kê ; thông tin đa ̣i chúng, đă ̣c biê ̣t ngày nay có nguồn thông tin vô tâ ̣n trên ma ̣ng internet .

- Phòng Tổ chức Hành chính , báo cáo tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu, và thu thập trực tiếp từ các đơn vị tổng thể nghiên cứu thông qua cuộc điều tra thống kê. Thông tin sơ cấp là thông tin có được ở thời điểm hiện tại sau khi thu thập được thông qua các cuộc phỏng vấn, điều tra, bảng hỏi, dựa vào tình hình của Công ty mà có các câu hỏi cho phù hợp đối với các cán bộ nhân sự, công đoàn của Công ty, cán bộ công nhân lao động....

+ Địa điểm nghiên cứu: Được thực hiện tại Công ty cổ phần cấp nước Phú Thọ.

Phương pháp điều tra: Điều tra chọn mẫu

Xác định quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Linus Yamane:

) * 1 ( N e2 N n   Trong đó: n: Quy mô mẫu

N: Kích thước của tổng thể. N = 469 (tổng số cán bộ, công nhân viên, lao động tại công ty năm 2014 là 469 cán bộ).

Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05

Ta có: n = 469/ ( 1 + 469 * 0,052) = 215,88=> quy mô mẫu: 216 mẫu + Nội dung để xây dựng mẫu điều tra: Điều tra về thu nhập của cán bộ, công nhân của Công ty theo 4 nhóm tiêu chí là: mức độ hài lòng với mức lương hiện tại; tiền lương có tương xứng với kết quả làm việc; sự công bằng

trong việc trả lương, thu nhập; thu nhập cán bộ công nhân của Công ty có đảm bảo cuộc sống.

+ Bảng câu hỏi được xây dựng dưới dạng câu hỏi đóng, câu trả lời “có” hay “không”. Lập phiếu điều tra và gửi tới các cán bộ nhân sự, công đoàn, cán bộ, công nhân lao động ở các phòng, sưởng, xí nghiệp của Công ty. Sau đó tổng hợp kết quả điều tra.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin

- Xử lý số liệu trong nghiên cứu định tính: trích dẫn tài liệu, nội dung văn bản pháp quy, trích dẫn kết quả phỏng vấn sâu qua biên bản ghi chép theo chủ đề phân tích...

- Các số liệu điều tra được xử lý theo phương pháp thống kê của phần mềm Ms.Excel.

2.2.3. Phương pháp phân tích

Dựa trên các số liệu thống kê về nguồn nhân lực của doanh nghiệp thời gian qua để phân tích, so sánh tăng, giảm, số tương đối, tuyệt đối, sự biến động hàng năm ...

Phương pháp thống kê mô tả

Mô tả những chỉ tiêu về định lượng, định tính giúp cho quá trình nghiên cứu hiểu hơn về sự thay đổi về cơ cấu, trình độ của nguồn nhân lực của Công ty giai đoạn 2011 - 2014 để rút ra những nguyên nhân, tồn tại, hạn chế của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cấp nước phú thọ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)