Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cấp nước phú thọ (Trang 47)

5. Bố cu ̣c của luận văn

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin là việc làm rất cần thiết trong phân tích các vấn đề về kinh tế - xã hội bao gồm thu thấp thông tin thứ cấp và thu thập thông tin sơ cấp. Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình và của cơ quan quản lý liên quan.

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp (đã công bố)

Là thông tin đã có sẵn, được tổng hợp từ trước và đã được công bố. Những thông tin này có vai trò quan trọng làm cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

Thông tin thu thập

- Tổng quan tài liệu nghiên cứu: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. - Các số liệu về tình hình chung của Công ty CP cấp nước Phú Thọ: tổng vốn đầu tư, lực lượng lao động, số lượng, cơ cấu, trình độ chuyên môn, kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011 - 2014.

Nguồn thu thập

- Nguồn tài liê ̣u cho nghiên cứu rất đa da ̣ng , bao gồm ta ̣p chí , và báo cáo khoa học , sách giáo khoa ; tài liệu lưu trữ , số liê ̣u thống kê ; thông tin đa ̣i chúng, đă ̣c biê ̣t ngày nay có nguồn thông tin vô tâ ̣n trên ma ̣ng internet .

- Phòng Tổ chức Hành chính , báo cáo tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu, và thu thập trực tiếp từ các đơn vị tổng thể nghiên cứu thông qua cuộc điều tra thống kê. Thông tin sơ cấp là thông tin có được ở thời điểm hiện tại sau khi thu thập được thông qua các cuộc phỏng vấn, điều tra, bảng hỏi, dựa vào tình hình của Công ty mà có các câu hỏi cho phù hợp đối với các cán bộ nhân sự, công đoàn của Công ty, cán bộ công nhân lao động....

+ Địa điểm nghiên cứu: Được thực hiện tại Công ty cổ phần cấp nước Phú Thọ.

Phương pháp điều tra: Điều tra chọn mẫu

Xác định quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Linus Yamane:

) * 1 ( N e2 N n   Trong đó: n: Quy mô mẫu

N: Kích thước của tổng thể. N = 469 (tổng số cán bộ, công nhân viên, lao động tại công ty năm 2014 là 469 cán bộ).

Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05

Ta có: n = 469/ ( 1 + 469 * 0,052) = 215,88=> quy mô mẫu: 216 mẫu + Nội dung để xây dựng mẫu điều tra: Điều tra về thu nhập của cán bộ, công nhân của Công ty theo 4 nhóm tiêu chí là: mức độ hài lòng với mức lương hiện tại; tiền lương có tương xứng với kết quả làm việc; sự công bằng

trong việc trả lương, thu nhập; thu nhập cán bộ công nhân của Công ty có đảm bảo cuộc sống.

+ Bảng câu hỏi được xây dựng dưới dạng câu hỏi đóng, câu trả lời “có” hay “không”. Lập phiếu điều tra và gửi tới các cán bộ nhân sự, công đoàn, cán bộ, công nhân lao động ở các phòng, sưởng, xí nghiệp của Công ty. Sau đó tổng hợp kết quả điều tra.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin

- Xử lý số liệu trong nghiên cứu định tính: trích dẫn tài liệu, nội dung văn bản pháp quy, trích dẫn kết quả phỏng vấn sâu qua biên bản ghi chép theo chủ đề phân tích...

- Các số liệu điều tra được xử lý theo phương pháp thống kê của phần mềm Ms.Excel.

2.2.3. Phương pháp phân tích

Dựa trên các số liệu thống kê về nguồn nhân lực của doanh nghiệp thời gian qua để phân tích, so sánh tăng, giảm, số tương đối, tuyệt đối, sự biến động hàng năm ...

Phương pháp thống kê mô tả

Mô tả những chỉ tiêu về định lượng, định tính giúp cho quá trình nghiên cứu hiểu hơn về sự thay đổi về cơ cấu, trình độ của nguồn nhân lực của Công ty giai đoạn 2011 - 2014 để rút ra những nguyên nhân, tồn tại, hạn chế của nguồn nhân lực và sự ảnh hưởng của nguồn nhân lực tới năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc đồng thời thấy được vai trò quan trọng của nguồn nhân lực trong sự phát triển của Công ty cổ phần cấp nước Phú Thọ từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của Công ty.

Phương pháp thống kê so sánh

So sánh thực trạng sử dụng nguồn lao động giữa các năm của Công ty cổ phần cấp nước Phú Thọ dựa trên các tiêu thức lao động trong độ tuổi, lao động ngoài độ tuổi; lao động có trình độ chuyên môn và không có trình độ

chuyên môn; lao động phân theo giới tính... qua đó tìm ra những nguyên nhân tồn tại vì sao nguồn lao động chưa thực sự phát huy hết tiềm năng của mình, chưa đáp ứng nhu cầu của Công ty.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu:

2.3.1. Cơ cấu lao động (theo số lượng, chất lượng)

- Lao động của Công ty cổ phần cấp nước Phú Thọ: là tổng số lao động trong và ngoài độ tuổi lao động tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Công ty.

- Tỷ lệ lao động nữ của Công ty: là tỷ lệ phần trăm giữa số LĐ nữ làm việc trong Công ty so với tổng LĐ của Công ty.

- Lao động được đào tạo là lao động được đào tạo thông qua các trường nghề, trung cấp nghề, các cơ sở đào tạo, các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học.

- Cơ cấu lao động theo độ tuổi.

2.3.2. Nhu cầu và những vấn đề đặt ra đối với lao động cho sự phát triển của Công ty của Công ty

- Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo/ tổng lao động. Tỷ lệ LĐ được đào tạo= LDduocdaotaox100%

TongLD

- Tăng tỷ lệ lao động được tuyển dụng có trình độ / tổng số lao động được tuyển dụng.

Tỷ lệ lao động được tuyển dụng LĐ được tuyển dụng có trình độ cao

có trình độ cao = x 100 tổng số lao động được tuyển dụng.

Tăng tỷ lệ lao động được đào tạo lại/ tổng số lao động

Tỷ lệ lao động được LĐ được đào tạo lại

đào tạo lại = x 100 tổng số lao động

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƢỚC PHÚ THỌ 3.1. Khái quát về Công ty cổ phần cấp nƣớc Phú Thọ

3.1.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần cấp nước Phú Thọ

Công ty cổ phần cấp nước Phú Thọ là Công ty hoạt trong lĩnh vực cấp nước sinh hoạt và công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tiền thân là Nhà máy nước Việt Trì.

Qua nhiều tên gọi khác nhau, từ năm 2009 đến nay hoạt động theo mô hình cổ phần hoá đổi tên thành Công ty cổ phần cấp nước Phú Thọ.

Công ty cổ phần cấp nước Phú Thọ có 10 đơn vị thành viên, thực hiện các ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, phân phối nước sạch phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt và các nhu cầu khác trên đi ̣a bàn tỉnh Phú Tho ̣ , sản xuất phân phối nước thô phục vụ sản xuất công nghiệp phía Nam thành phố Viê ̣t Trì; khảo sát thiết kế, thi công lắp đặt trạm bơm, đường ống cấp thoát nước; thoát nước và xử lý nước thải, kinh doanh thiết bị đường ống, phụ tùng phục vụ lắp đặt công trình cấp thoát nước; sản xuất nước tinh khiết đóng chai, đóng bình; bán buôn bán lẻ nước tinh khiết đóng chai, đóng bình; kinh doanh bể bơi; cho thuê tài sản, xây dựng các công trình dân dụng.

Cùng với hệ thống cấp nước trên địa bàn thành phố Việt Trì , mạng lưới cấp nước của Công ty đã phát triển tới Phù Ninh, Lâm Thao, các khu cụm công nghiệp… Công ty đã đầu tư xây dựng các nhà máy nước công suất lớn tại thị xã Phú Thọ, Thanh Thủy, Cẩm Khê, Thanh Ba, Phù Ninh, khởi công xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải tại thành phố Việt Trì.

Với những thành tích trong hoạt động, Công ty đã được Chính phủ , Bộ Ngành, các tổ chức chính quyền đoàn thể Trung ương và địa phương tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý . Công ty vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động Hạng Ba (năm 1998), Huân chương lao động

Hạng Nhì (năm 2003), Huân chương lao động Hạng Nhất (năm 2009). Năm 2012 được UBND tỉnh Phú Tho ̣ tă ̣ng Bằng khen cho Doanh nghiê ̣p , Doanh nhân tiêu biểu.

Công ty luôn hướng tới sự phát triển ổn định và tăng trưởng bền vững , có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài tỉnh . Động lực của Công ty cổ phần cấp nước Phú Thọ là phát huy yếu tố con người , đặt con người vào vị trí trung tâm , tạo lập môi trường để mọi thành viên phát huy tài năng sáng tạo, xây dựng đội ngũ cán bô ̣ công nhân làm việc có hiệu quả , xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Công ty cổ phần cấp nước Phú Thọ hiện là thành viên các hiệp hội : Tổng hội xây dựng Việt Nam, Hiệp hội cấp thoát nước Viê ̣t Nam.

Công ty cổ phần cấp nước Phú Thọ đặt lên hàng đầu mối quan hệ hợp tác với các đối tác và chữ tín đối với khách hàng, cam kết nỗ lực hết sức mình để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất vì lợi ích của các bên và luôn thỏa mãn nhu cầu cao nhất của khách hàng.

3.1.2. Bộ máy tổ chức, cán bộ quản lý nguồn nhân lực

Tình hình thực tế về cơ cấu tổ chức cho thấy Công ty đã phân chia rõ ràng từng bộ phận chức năng với các nhiệm vụ cụ thể. Bộ phận có vai trò phụ trách nhân lực là Phòng Tổ chức hành chính.

Phòng Tổ chức hành chính Công ty hiện có 21 nhân viên trong đó có 01 trường phòng, 3 phó phòng và các nhân viên hành chính nghiệp vụ. Các nhân viên trong phòng được phân công công việc phù hợp với khả năng và trình độ. Tuy nhiên, số lượng cán bộ nhân viên làm việc đúng chuyên ngành được đào tạo không nhiều, do vậy có nhiều khó khăn và hạn chế trong việc thực hiện công việc của mình.

Chức năng:

Giúp việc Tổng Giám đốc Công ty quản lý, công tác tổ chức, nhân sự, đào tạo, lao động tiền lương, hành chính - quản trị, huấn luyện an toàn BHLĐ, BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, Lập kế hoạch nâng bậc - lao động tiền lương - BHLĐ - ATLĐ - khám sức khoẻ định kỳ, thanh toán các chế độ khác và công tác bảo vệ - quân sự trong toàn Công ty, đảm bảo điều kiện cần thiết cho các hoạt động của bộ máy quản lý Công ty.

Nhiệm vụ

- Thường trực công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật lao động.

- Nghiên cứu, soạn thảo các nội quy, quy chế về tổ chức lao động trong nội bộ Công ty.

Giải quyết các thủ tục về việc hợp đồng lao động, tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi việc đối với cán bộ công nhân

- Nghiên cứu, áp dụng các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến người lao động thuộc quyền quản lý của Công ty. Chuẩn bị các hồ sơ có liên quan để giải quyết các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động trình Tổng Giám đốc Công ty và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Quản lý các loại hồ sơ.

- Lập kế hoạch đào tạo hàng năm và xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ dài hạn căn cứ vào nhiệm vụ phát triển chung của Công ty.

- Xây dựng quy chế về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, bảo hộ lao động trong toàn Công ty. Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các công tác này tại các Xí nghiệp trực thuộc. Lập kế hoạch cấp phát bảo hộ và ATLĐ hàng năm.

- Chuẩn bị các thủ tục theo quy định hiện hành cho người lao động đi học, công tác trong và ngoài nước.

- Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, quân sự trong toàn Công ty.

- Tổ chức, quản lý và điều hành công tác văn thư, lưu trữ các loại công văn tài liệu đi, đến, con dấu của Công ty theo quy định hiện hành của Công ty

và Nhà nước. Hướng dẫn, kiểm tra công tác văn thư, liên lạc điện thoại và lưu trữ tài liệu ở các Xí nghiệp trực thuộc Công ty.

- Phối hợp các phòng ban chức năng trong bộ máy điều hành Công ty để giúp Tổng Giám đốc Công ty chỉ đạo việc sản xuất - kinh doanh - dịch vụ.

- Nghiệm thu khối lượng thi công xây lắp của các Xí nghiệp trong toàn Công ty làm cơ sở thanh toán lương.

- Quản lý cơ sở vật chất, các thiết bị và phương tiện thông tin liên lạc của văn phòng Công ty. Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt giữa các phòng và giữa bộ máy điều hành với các Xí nghiệp trực thuộc Công ty.

- Quản lý công tác lễ tân, tạp vụ, hướng dẫn khách đến làm việc với Công ty.

- Giao dịch với địa phương liên quan đến các vấn đề quản lý, an ninh trật tự, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, quốc phòng v.v…

- In danh sách khách hàng tiêu thụ bất thường phối hợp cùng các phòng phát hiện ra những trường hợp khách hàng có hành vi vi phạm làm thất thoát nước của Công ty.

- Xây dựng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của từng chức danh thuộc phòng trình Tổng Giám đốc Công ty phê duyệt.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc Công ty giao.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ phận mình, Phòng Tổ chức hành chính Công ty vẫn chưa thực sự chủ động sáng tạo đề xuất ra các giải pháp hợp lý để tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong việc quản lý nguồn nhân lực. Đa số các nhân viên của Phòng Tổ chức hành chính đều là cử nhân kinh tế, kế toán ... không đúng với chuyên ngành đang làm việc. Mặc dù, trong quá trình làm việc, bản thân mỗi cá nhân đều có ý thức trau dồi, tự học, cập nhật những thay đổi mới của chính sách, pháp luật liên quan đến công việc của bộ phận mình song vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì không có kiến thức chuyên môn sâu rộng nên họ ít khi dám đưa ra sáng kiến của cá nhân mà chỉ làm việc một cách thụ động.

3.1.3. Tình hình lao động và sử dụng lao động

3.1.3.1. Thực trạng số lượng nguồn nhân lực của Công ty

Qua hình 3.1 ta thấy trong 4 năm tổng số lao động của Công ty đều tăng dần qua các năm. Năm 2011số lao động là 400 người, đến năm 2012 tổng số lao động là 419 người, tăng 19 người tương đương với tỷ lệ tăng là 4.7%. Năm 2012 tổng số lao động là 431 người tăng 12 người tương đương với 2,8%. Năm 2014 tổng số lao động là 469 người tăng 38 người tương đương với 8,8%. Như vậy, với số lượng lao động tăng lên qua các năm chứng tỏ khả năng thu hút nhân lực của Công ty cổ phần cấp nước Phú Thọ với đội ngũ cán bộ không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Công ty cổ phần cấp nước Phú Thọ không chỉ là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cấp nước sinh hoạt, nước công nghiệp mà còn mở rộng phát triển kinh doanh thành công nhiều ngành nghề khác.

Đơn vi ̣ tính: người

360 380 400 420 440 460 480 2011 2012 2013 2014 S lao đ ng

Bảng 3.1. Lao động theo tính chất công viê ̣c giai đoạn 2011-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cấp nước phú thọ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)