Các nhân tố bên ngoài Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cấp nước phú thọ (Trang 75 - 78)

5. Bố cu ̣c của luận văn

3.3.1. Các nhân tố bên ngoài Công ty

Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực hay còn gọi là môi trường bên ngoài bao gồm các yếu tố như: khung cảnh kinh tế, dân

số và lực lượng lao động trong xã hội, luật lệ của nhà nước, văn hóa- xã hội, khoa học kỹ thuật, đối thủ cạnh tranh, khách hàng.

- Văn hóa xã hội: Nền văn hóa mỗi nước đều có bản sắc riêng, và đặc trưng của nền văn hóa có ảnh hưởng đến tư duy và hành động trong đời sống kinh tế xã hội nước đó. Do vậy có ảnh hưởng nhất định tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và quản trị nguồn nhân lực nói riêng

- Luật pháp - Chính trị

+ Luật pháp: Trong bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực nào, môi trường pháp luật luôn là một nền tảng quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động, phát triển. Xét về hoạt động quản lý nguồn nhân lực ta có thể thấy các quy định pháp luật của Nhà nước liên quan đến nội dung này khá hoàn thiện và có cơ chế đảm bảo thực hiện.

Luật lao động tạo cơ sở pháp lý về tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động…

Các văn bản pháp luật về tiền lương: NĐ Số 114/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương; Thông tư số 12/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2013. Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 114/2012/NĐ-CP ngày 31/12/2012 về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước… tạo cơ sở pháp lý để xây dựng chính sách tiền lương cũng như chính sách đãi ngộ cho người lao động trong doanh nghiệp.

+ Chính trị: Việt Nam là nước có nền chính trị ổn định, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để có thể thu hút được các nguồn lực đầu tư từ nước ngoài, hơn nữa bản thân nhân viên trong doanh nghiệp cũng có điều kiện mở

mang, giao lưu trao đổi kiến thức với các bạn bè là các đối tác tại nhiều quốc gia trên thế giới.

- Kinh tế:

Mức tăng trưởng, lạm phát luôn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, và công tác quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến quản trị nguồn nhân lực. Trong giai đoạn kinh tế phát triển, các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất do vậy cần phát triển lao động mới, tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên. Hơn nữa việc mở rộng sản xuất này đòi hỏi doanh nghiệp phải tuyển thêm người có năng lực, trình độ buộc doanh nghiệp phải tăng lương, tăng phúc lợi, cải thiện điều kiện làm việc để thu hút nhân tài.

Ngược lại, khi kinh tế suy thoái, bất ổn và có chiều hướng đi xuống đòi hỏi doanh nghiệp một mặt vẫn phải duy trì lực lượng lao động có tay nghề, mặt khác cần phải giảm chi phí lao động. Doanh nghiệp phải cho nhân viên nghỉ tạm thời hoặc nghỉ hẳn, giảm phúc lợi.

Môi trường:

Ở Việt Nam từ khi áp dụng chính sách mở cửa, nhu cầu phát triển nhiều Công ty xí nghiệp mới có chiều hướng gia tăng, để thu hút nhân lực, các Công ty đã đưa ra nhiều biện pháp như tăng lương, tăng phúc lợi… rõ ràng môi trường có ảnh hưởng lớn đến quản trị nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp.

Môi trường lao động xã hội bao gồm những người có khả năng lao động, đang có hoặc chưa có việc làm. cơ cấu lao động được thể hiện qua tuổi tác, giới tính, trình độ dân trí, sự hiểu biết của các tầng lớp dân cư, trình độ học vấn và chuyên môn tay nghề cũng như các nguồn lao động bổ sung… số lượng và cơ cấu lao động xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Nước ta đang trong quá trình

chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Nền kinh tế mới chỉ thoát khỏi lạc hậu chứ chưa phát triển mạnh để trở thành một nước công nghiệp mới. Trong khi đó dân số phát triển rất nhanh. Lực lượng lao động hàng năm cần làm việc ngày càng tăng. Đó cũng là một vấn đề lớn mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm.

- Khoa học kỹ thuật:

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật là yếu tố khách quan ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn nhân lực, cho phép các doanh nghiệp lựa chọn chính sách sử dụng ít hay nhiều lao động, từ đó ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực.

Quản lý nguồn nhân lực còn là căn cứ để các doanh nghiệp thực hiện công tác giáo dục, nâng cao chất lượng cho đội ngũ người lao động sao cho phù hợp với yêu cầu luôn thay đổi của nền kinh tế thị trường hiện nay. Các doanh nghiệp cần phải luông đổi mới cơ cấu quản trị nguồn nhân lực, đây là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cấp nước phú thọ (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)