Nhà văn Trần Chiến và ba bộ tiểu thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tiểu thuyết trần chiến (Trang 33 - 36)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.3. Nhà văn Trần Chiến và ba bộ tiểu thuyết

Trần Chiến đến với văn chương không sớm. Sự nghiệp văn học của ông tập trung và thành công ở cả bốn thể loại: truyện ngắn, tản văn, chân dung và tiểu thuyết. Tiểu thuyết của Trần Chiến cho đến hiện tại có ba cuốn và cả ba tác phẩm đều được nhận được những giải thưởng khác nhau.

Tiểu thuyết Bốn chín chưa qua, Nxb Hội Nhà văn xuất bản năm 2000. Năm

2001 được giải thưởng Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

Tiểu thuyết Đèn vàng, Nxb Phụ nữ xuất bản năm 2002. Năm 2003 được

giải thưởng Văn xuôi Hội Nhà văn Hà Nội.

Tiểu thuyết Cậu ấm, Nxb Trẻ xuất bản năm 2015, sau đó ít lâu được nhận

giải tác phẩm “Bùi Xuân Phái – vì tình yêu Hà Nội” của báo Thể thao Văn hóa

2015 (chung với A đây rồi Hà Nội 7 món).

Bên cạnh sự ghi nhận bằng các giải thưởng, các tiểu thuyết của ông còn có một sức sống riêng, tiềm tàng các giá trị, không dễ lẫn với các tiểu thuyết khác và điều đó làm nên phong cách tiểu thuyết Trần Chiến.

Như chúng ta đã biết, tiểu thuyết là thể loại tự sự dài hơi với khả năng tái hiện thời gian và không gian hiện thực rất lớn. Đến với thể loại tiểu thuyết, Trần Chiến có những thuận lợi nhất định do 30 năm làm báo chuyên nghiệp, từ những điều mắt thấy tai nghe trong vô vàn những chi tiết và sự việc mà ông khoác vai

phóng viên văn hóa xã hội. Đi sâu vào nghiệp báo chí, ngòi bút Trần Chiến ngày càng thể hiện được tầm nhìn mang tính vĩ mô, những mạch chảy đời sống sâu rộng về văn hóa, về lịch sử, về phong tục. Ở mỗi cuốn tiểu thuyết, Trần Chiến đều có cái nhìn riêng về đời sống xã hội và tập quán trên cái mạch chủ đạo của giọng điệu, của nghệ thuật ngôn từ và thế giới hình tượng của ông.

Trước khi đến với tiểu thuyết, Trần Chiến đã trải nghiệm qua truyện ngắn, tạp văn và sau này là chân dung lịch sử. Đây là những yếu tố thứ hai để góp phần củng cố niềm tin, tạo đà khi cầm bút. Tiểu thuyết không phải là truyện ngắn mở rộng, tiểu thuyết với những đặc trưng riêng của nó đã làm nên một lịch sử thể loại mà bất cứ một nền văn học dân tộc nào, quốc gia nào cũng không thể đưa đóng góp của nó lên đầu bảng. Vì những giá trị riêng biệt của tiểu thuyết nên có thể nhà văn đã chuẩn bị khá kĩ lưỡng hành trang nghệ thuật khi bước vào thế giới của thể loại này. Đây cũng là sự phát triển tự nhiên của nhiều nhà văn trong và ngoài nước, hơn nữa lại là cây bút với ba thập kỉ sống và viết với loại hình báo chí.

Điều quan trọng hơn, có lẽ là năng lực viết và độ chín về tư tưởng, cảm xúc của nhà văn bắt đầu cho phép ông đến với thể loại đầy mạo hiểm nhưng cũng vinh quang này. Lịch sử văn học đã cho chúng ta thấy có những nhà văn chỉ thành công ở một loại thể hoặc thơ ca, hoặc văn xuôi hoặc kịch ; trong văn xuôi, có cây bút rất giỏi ở thể loại truyện ngắn nhưng sang thể loại tiểu thuyết lại không thành công. Lịch sử văn học cũng cho ta thấy năng lực văn chương của người sáng tác không phải lúc nào cũng phát triển từ khi còn thơ bé, thậm chí có những cây bút chẳng bao giờ có ý đồ xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương nhưng thực tiễn đòi hỏi họ viết và thực tiễn cũng công nhận họ là cây bút có tầm cỡ, nhà văn có phong cách ưu tú,... Nguyên nhân viết văn và nguyên nhân dẫn tới thành công trong đời sống văn học rất phong phú và đa dạng. Chính điều đó luôn hấp dẫn các cây bút thử nghiệm mình, và chính điều đó sẽ làm nên bề dày đa diện của văn học.

Đi tìm hiểu phong cách tiểu thuyết Trần Chiến, chúng ta sẽ lần lượt khai thác các đặc trưng cơ bản nhất trong tiểu thuyết của ông trên các phương diện:

nguồn cảm hứng chủ đạo, cách thức tổ chức cốt truyệnphương thức xây dựng nhân vật. Qua những phương diện tiêu biểu ấy, chúng ta thấy được sự vận động không ngừng nghỉ của văn học - nghệ thuật nói chung, thể loại tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng, trong đó có những đóng góp cá nhân của nhà văn Trần Chiến.

Có thể nói rằng, những đặc trưng, những biểu hiện của phong cách văn học và những nét cơ bản về cuộc đời, về tác phẩm cũng như những yếu tố hình thành nên phong cách nhà văn Trần Chiến chính là những cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn giúp chúng ta tiếp cận tiểu thuyết Trần Chiến một cách hiệu quả, khoa học hơn. Từ quá trình làm rõ các đơn vị kiến thức, chúng ta đi đến khẳng định sự xuất hiện phong cách tiểu thuyết Trần Chiến là có những căn cứ xác đáng, rõ ràng và đầy đủ.

Chƣơng 2

PHONG CÁCH TRẦN CHIẾN QUA CẢM HỨNG, CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tiểu thuyết trần chiến (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)