Cốt truyện đan xen, phức hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tiểu thuyết trần chiến (Trang 66 - 70)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Cốt truyện đan xen, phức hợp

Ở phương diện này, cốt truyện lại gắn liền với những tâm tư thế sự của các nhân vật chính. Nó cần nhiều các sự kiện phức tạp, các biến cố và các tình tiết cụ thể, thời gian và không gian xảy ra sự việc đôi khi chồng lấn lên nhau, trong bối cảnh đó các nhân vật có điều kiện thể hiện những trăn trở, suy tư của

mình về cuộc sống, về thời đại. Trong phần này, chúng tôi lấy tiểu thuyết Cậu

ấm làm minh chứng.

Tổ tiên của cậu ấm ở Hải Dương. Ông nội của cậu ấm có hai người con trai. Bố của cậu ấm là con trai thứ hai - Đỗ Như Thản, thấy anh mình là Đỗ Như Chung theo nghiệp kinh sử Nho giáo nhiều mà đỗ đạt không cao, lại gặp thời kỳ

Nho học suy tàn nên bỏ quê Hải Dương ra Hà Nội kiếm sống từ lúc còn chưa

đầy chín tuổi. Tại Hà Nội, sau một thời gian, Đỗ Như Thản gặp gia đình bác Đỗ Chính Bình ở chi trên và được vợ chồng bác cưu mang. Đỗ Như Thản ham đọc lại học thêm võ nên khỏe mạnh, nhận thức nhanh nên có thể vừa ngồi kéo quạt cho một lớp học con nhà giàu trong trường tư thục Pháp - Việt vừa tiếp thu kiến thức như một học sinh ưu tú trong lớp và luôn kèm theo câu hỏi tại sao trước mỗi vấn đề lạ. Trước sức vươn của Đỗ Như Thản, hiệu trưởng Ănggiơli đã tạo

điều kiện đặc biệt cho cậu bé Thản theo học cấp cao hơn. Thản tốt nghiệp loại

ưu,chuyển thẳng lên cao đẳng, có học bổng, sắp lấy bằng thành chung thì ngưng

vì mẹ mất, ít lâu sau bố cũng bỏ anh em theo mẹ. Cái chết của mẹ, làm Thản nghĩ rất nhiều về cha, về sự mê tín đến kinh khiếp của những người ở nông thôn. Thản trở lại Hà Nội, được thầy Misen hiểu biết, tốt bụng giới thiệu Thản đi học tiếp nhưng Thản quyết định dừng lại. Một thời gian sau, Thản gặp Hiền Thục và

phải lòng cô một cách vô tư lự. Hiền Thục con gái một cự phú, thương con gái

lấy học trò nghèo nên ông bố đã cho xưởng thêu làm của hồi môn. Đỗ Như Thản là người kinh doanh có tài và sự nghiệp kinh tế phất lên từ đó. Vợ chồng Đỗ Như Thản còn mua lại cả nhà in Dân Cường, sau đó mua cả một tờ báo để cứu nó khi nó đang trên đà hấp hối.

Cậu ấm Đỗ Như Vận ra đời trong nhung lụa, sớm được giao lưu nhiều

chỗ thân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, trung lưu và thượng lưu Hà thành. Bà Hiền Thục mắc bệnh tim bẩm sinh, yếu ớt nên ông Thản không cho đẻ thêm nữa. Đỗ Như Vận cũng giống cha trong đón nhận tri thức với những câu hỏi tại sao khi đi học nhưng cũng khác cha ở chỗ Vận có thiên hướng ẩm thực nhiều hơn kinh doanh. Vận lớn lên khi xã hội đang chuyển mình mạnh mẽ.

Vận thích nấu ăn, thích chìm mình vào văn hóa ẩm thực, giữa lúc Nhật - Pháp đang căng thẳng nên Vận muốn bỏ học. Điều này làm bố Vận tức sôi máu, anh con bác rất thân với Vận là Đỗ Chính Dục khuyên can nhưng Vận vẫn không suy suyển ý tưởng bỏ học. Cuối cùng trước nhiều nguồn động viên và sức ép Vận vẫn phải đến học Cao đẳng tiểu học thuộc địa Hàng Chuối. Tại đây, Vận gặp nhiều thầy cô, trong đó có Erich Lơru dạy văn chương Pháp, tuy trông khắc khổ nhưng bài dạy lại rất ấn tượng, cho Vận hiểu biết thêm nhiều điều về lẽ sống tình thương, văn hóa và văn chương. Cũng thời gian này, Vận phải ở chung và học cùng lớp với Chiêm, con trai dì Phú ở trên Thái Nguyên xuống. Sự xuất hiện của Chiêm khiến Vận lao đao khốn khổ không biết bao nhiêu lần, cho đến tận thời kỳ đấu tố địa chủ.

Những ngày Nhật - Pháp - Việt Minh đấu tranh cam go nhất, bà Hiền Thục làm từ thiện ở chùa An Lạc không xuể trong khi nhà in của ông Thản phải hoạt động rất cầm chừng (sau này ông rất bất ngờ vì nhà in của ông đã từng in truyền đơn kháng Nhật - Pháp nhiều lần). Những ngày đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, vợ chồng cậu ấm bế cu Tín đi hưởng ứng Tuần lễ vàng, ủng hộ Chính phủ Việt Minh một vòng kiềng vàng một lạng. Sau đó, Vận đi xuống các

tỉnh ven biển dạy cho các lớp bình dân học vụ theo phong trào của Chính phủ

lâm thời. Khi Pháp tái chiếm Hà Nội, Vận trở về trong không khí cực kỳ nguy hiểm. Chính ông Thản dù rất yêu thích văn hóa Pháp nhưng cũng bị những kẻ phản động Pháp sát hại. Vận ở lại Hà Nội quyết tâm chiến đấu bảo vệ Thủ đô, sau đó Vận làm cấp dưỡng trạm phẫu, rồi bị bắt giam trong đêm biểu diễn văn nghệ cho thương binh. Những biến cố ấy đã để lại cho Vận không biết bao suy tư về chiến tranh, về cuộc đời, về kiếp người, về nghệ thuật. Sau những lang thang, Vận về Hà Nội mở quán bán hàng, được một thời gian lại bị bọn phản động tay sai của Pháp bắt giam với nhiều đòn hỏi cung ghê sợ. Bà Hiền Thục cũng vì thương con, đi tìm Vận khắp nơi mà nhanh suy sụp, đúng ngày Vận được về nhà thì cũng là lúc mẹ đang hấp hối.

Trước tình hình kinh tế của gia đình, Như Ý xắn tay vào cải tạo cách thức làm ăn của nhà in Dân Cường, khiến cho Vận phải nể phục. Năm 1954, hòa bình trở lại miền Bắc, vợ chồng Vận vẫn kiên quyết bám trụ Hà Nội, con trai Vận đã dần lớn khôn, tham gia tích cực các hoạt động văn nghệ ở phường phố cách mạng. Tất cả quá khứ của gia đình Vận vẫn bị mang ra đấu tố. Tài sản nhà in Dân Cường bị tịch thu. Vì muốn con trai sau này được chọn trường Đại học nó thích, vì muốn gia đình được yên ổn nên Như Ý đã phải chịu trăm đắng, ngàn cay. Cuộc đấu tố và cung cách sản xuất của các hợp tác xã khiến người ta phải suy nghĩ rất nhiều, có khi phải đỏ mặt mỗi khi nhắc lại cơ chế tập trung quan liêu. Biệt thự Hoa Hồng của vợ chồng Vận cũng giống như bao biệt thự khác, cũng bị chia ra một nửa cho những gia đình mới đến sống tạm bợ ở Hà Nội như vợ chồng Đằng - Từ. Nền văn hóa trí thức lâu đời của thủ đô bị cào bằng với nền văn hóa của những người đói khổ khắp nơi về Hà Nội để không có chuyện phân biệt giai cấp. Chế độ tem phiếu những nhiễu cửa quyền, hống hách khắp mọi lúc, mọi nơi mà chẳng ai dám lên tiếng phản đối.

Dù kết quả học tập loại ưu, dù tham gia tích cực phong trào đoàn thể

nhưng Tín vẫn không được chọn các trường top đầu. Tín đi học trường top hai

cũng rất xuất sắc rồi lên nông trường Mộc Châu gắn bó với nghề. Chiến tranh ngày một leo thang, con trai cả của vợ chồng Đằng - Tứ rồi đến Tín cũng lên đường bảo vệ Tổ quốc. Vận có một chân trong nhà hàng ăn uống Mỹ Vị uy tín của thành phố, tài năng của anh về ẩm thực lại được dịp thăng hoa như một dấu mốc quan trọng đối với một con người mà niềm đam mê ẩm thực đã đeo bám suốt từ thơ bé. Khi vợ chồng Đằng - Tứ nhận được tin con trai Bân đã hi sinh ở chiến trường Tây Nguyên cũng là lúc vợ chồng Vận suy nghĩ nhiều nhất về chiến tranh, về sự được - mất. Hiệp định Paris được ký kết, Tín được trở về và bùi ngùi gõ cửa biệt thự Hoa Hồng.

Tiểu thuyết Cậu ấm với nhiều góc độ mô tả, phản ánh đời sống xã hội gần

cho người ta bao ưu tư, chiêm nghiệm về văn hóa, về lẽ sinh tồn. Chiến tranh đã qua, dù các bên tham gia có thắng hay bại thì tất cả đều bị tổn thương.

Như vậy, tiếp cận với tiểu thuyết của Trần Chiến, người đọc không quá khó khăn trong việc hình dung sơ đồ về nhân vật nếu xác định rõ cách tổ chức cốt truyện trong tác phẩm của nhà văn, từ đó dễ dàng tiếp nhận được các giá trị nội dung, tư tưởng và hình thức nghệ thuật trong các tác phẩm của nhà văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tiểu thuyết trần chiến (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)