Nhân vật thuần khiết về tính cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tiểu thuyết trần chiến (Trang 77 - 82)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Nhân vật thuần khiết về tính cách

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi tạm đặt ra khái niệm thuần khiết về tính cách khi tiến hành khảo sát tiểu thuyết của Trần Chiến. Từ công

việc ấy, chúng tôi tạm quy ước khái niệm thuần khiết về tính cách có nghĩa là

duy trì một kiểu lối sống nhất định: có niềm tin thì thuần hậu, trong sáng nhưng khi mất niềm tin thì nghi ngờ, đấu tranh đòi lại song cũng không nhất thiết phải đòi lại bằng mọi giá. Từ quy ước đó chúng tôi mới có thể nhận diện đặc điểm chung của các nhân vật trong tiểu thuyết của Trần Chiến. Ở phương diện này, các nhân vật thường là các bà vợ yêu thương và tin tưởng chồng con một cách rất bình dị. Khi người chồng có gian díu bên ngoài, họ rất bất bình nhưng họ không bao giờ dùng những chiêu trò đánh ghen tàn nhẫn, những thủ đoạn trả thù tàn bạo. Và ở mỗi nhân vật, sự biểu hiện cũng rất phong phú, tự nhiên.

Đầu tiên phải nói về Xuyên, vợ của Toán trong tiểu thuyết Bốn chín chưa

qua. Xuyên kém chồng năm tuổi, là một người phụ nữ nông thôn trung hậu, hiền

lành. Xuyên yêu gia đình một cách đơn giản, tin vào chồng như mình tin yêu vào gia đình của mình. Xuyên không bao giờ hoài nghi về Toán, một phần công việc chiếu bóng mỗi đêm ở các xã, một phần Toán vẫn rất chăm chỉ lao động cho gia đình, không kiếm cớ đánh vợ, chửi con. Đấy là niềm tin của những người phụ nữ có tính truyền thống trong xã hội nông thôn bao đời nay.

Tuy nhiên, khi niềm tin ấy bị phản bội cũng lại trở nên hết sức dữ dội. Khi biết chuyện chồng mình ngoại tình với Thơm, Xuyên đã phản ứng rất mạnh mẽ.

Lại còn cãi cho nó. Chồng chết thì đâm anh đâm em chú bác họ hàng về mà chầy cối chứ rủ rê mãi đâu đâu. Quân cướp chồng người chỉ đáng trôi sông. Dường như càng tin yêu thì khi mất đi càng đau khổ đến cùng cực. Xuyên bộc lộ những cảm xúc qua những lời than khóc rất não lòng, đánh mắng con gái khi nó nhõng nhẽo, mượn cớ chửi nó để nhiếc móc luôn cả chồng. Trong cơn phẫn uất,

Xuyên chạy ra sân đạp vỡ chum, vỡ né. Giận thân, giận đời đến mất tỉnh táo,

Xuyên trở nên lắm mồm. Bất cứ lúc nào là có thể là chì chiết, hoặc chan tương đổ mẻ ngay được. Những phản ứng đôi khi rất tiêu cực của Xuyên khiến cuộc sống gia đình có lúc như rơi vào chốn địa ngục.

Mẹ Xuyên đã mất, bố cô khuyên cũng chẳng được, chồng ngỏ ý xin cưới Thơm làm vợ hai nhưng Xuyên nhất định không chịu chấp nhận chồng chung với người đàn bà khác. Dù phẫn nộ như thế, và có thừa khả năng tìm Thơm để

lành làm gáo, vỡ bỏ đi nhưng Xuyên không hề làm cũng như không thấy cô sang xóm giềng than vãn này nọ. Muốn có một sự sửa chữa thực sự từ Toán, Xuyên âm thầm chịu đựng, cũng như cắn răng khi Toán bỏ nhà đi với Thơm, lần sau về lại lấy luôn thằng Téo mang theo vào Tây Nguyên. Xuyên bền bỉ, âm thầm cho đến khi lâm bệnh và qua đời.

Nhân vật Trâm, vợ nhà báo Vĩnh trong tiểu thuyết Đèn vàng cũng là một

người tin yêu gia đình chồng con hết mực. Lấy nhau từ những năm tháng bao cấp khó nhọc, cả hai đùm bọc lấy nhau nuôi con cái, ra sức làm thêm để có tiền chi tiêu. Điều đó lại củng cố cho Trâm niềm tin về gia đình của mình. Khi các con đã lớn, Vĩnh dù làm báo, đi nhiều nơi, chơi nhiều chỗ vẫn ân cần với các con, dù cũng có những lúc không bằng lòng nhưng vợ chồng đầu gối tay ấp, Vĩnh luôn quý trọng những bữa ăn của cả gia đình, tuân thủ nguyên tắc không cãi nhau trước mặt con.

Tuy bận rộn với công việc kiểm toán nhưng mọi việc chi tiêu trong gia đình, Trâm quán xuyến khá tốt, khiến Vĩnh cũng yên tâm với nghề. Thấy chồng yêu nghề quá, hay giãi bày những điều khổ sở vì những điều phải viết những bài

báo không như ý, Trâm rất lo cho chồng. Tuy sự động viên của cô mang màu

sắc bình quân chủ nghĩa quá, nào là do cơ cấu chung, nào là còn tại trời nữa

chứ, nhưng cũng là một điều dễ được thông cảm, cũng là một cách muốn chồng

đừng quá buồn lòng với nhan nhản những thứ còn đang bất cập trong cuộc sống. Khi biết chồng có dính dáng tình ái bên ngoài qua điện thoại thôi, Trâm

đã quay sang hét vào mặt cu Minh: Chữ nghĩa thế này à? Tao đã bảo mày bao

nhiêu lần cách trình bày rồi? Một lát sau, rồi gọi Vĩnh xuống nói chuyện bằng

giọng trầm tĩnh nhưng thắt buộc rõ ràng. Anh đừng trí trá. Tôi ghét nhất thói nói

dối. Nói cho anh biết, tôi còn lạ gì... Rồi sự thể không dung hòa được khi những tích tụ nguồn cơn không được giải tỏa cặn kẽ, Vĩnh phải tản cư đến cơ quan, tạm xa vợ ít ngày để tránh xung đột không còn lối thoát. Văn có đến khuyên nhủ Trâm có dịu lại nhưng nhất định không màng đến Vĩnh. Quan điểm của Trâm là cần một sự tự giác sửa sai từ Vĩnh, do đó khi sóng gió đang chuẩn bị dần qua đi

thì Vĩnh trở về nhà rất bất ngờ. Ra đi đã không lý do lý trấu với nhau, thì trở về

cũng quá đơn giản.

Dù không quá tiêu cực như nhân vật Xuyên ở trong tiểu thuyết Bốn chín

chưa qua, nhưng những biểu hiện trong tính cách yêu thương, niềm tin, giận dữ

ở Trâm cũng khá giống với Xuyên. Và ở tiểu thuyết Đèn vàng này, Trâm cũng

không hề tìm cách nào đó để trả thù Lạc Thư, không hề có những động thái sẽ dằn mặt nhau cho bõ cơn căm giận cho dù phạm vi Trâm đi tìm gặp Lạc Thư không quá khăn.

Trầm tĩnh và sâu lắng hơn đó là nhân vật Như Ý, vợ của Vận trong tiểu

thuyết Cậu ấm. Như Ý yêu kính gia đình chồng một cách tự nhiên như quy luật

của tình cảm và bằng một sự hiểu biết của trí tuệ. Như Ý biết cách phụng dưỡng bố mẹ chồng, biết tâm tính của chồng, biết cách nuôi dạy con. Như Ý biết thân phận dâu con, biết ăn biết ở nên mọi người trong gia đình Vận cũng rất yêu thương cô.

Khi Vận đi phục vụ trạm y tế thương binh trên miền núi, Như Ý ở nhà, vừa nuôi con, vừa buôn bán, vừa khởi động lại nhà máy in Dân Cường nên cuộc sống dần ổn định trở lại, mặc dù lúc ấy cô cũng đang mang rất nhiều âu lo, thắc thỏm về Vận. Khi biết Vận đang ở với Tuyết vừa bán cà phê, vừa làm thuê cho

hàng phở, Như Ý đã đích thân lên tận nơi. Cô hiện ra thật đĩnh đạc, quần áo tối

màu nhưng là cẩn thận, mắt nghiêm khắc thoáng chút khổ đau nghiệt ngã. Như

Ý xử lí rất lịch sự mà Vận nghe thành ra trơ tráo. Ô, sao nhà ra mà không báo

trước. Đi đường có mệt lắm không? Trong hoàn cảnh ấy, Như Ý với tiền bạc và quyền lực của mình, cô sẵn sàng cho người xử lí Tuyết một trận theo đúng kiểu ngứa ghẻ hờn ghen, nhưng cô không làm thế. Như Ý chỉ tay ra phố, chào hỏi rất

chỉnh rồi chân đi, đầu không ngoái lại. Tình thế ấy khiến Vận trở thành người

hùng râu quặp. Rồi sau đó là chi tiết khi màn đêm buông xuống, Vận ngỡ là được tha, thì vẻ tĩnh mịch đầy đe dọa trở lại khiến anh im thít.

Cách đối diện với sự thể đã rồi của Như Ý vừa bình tĩnh, vừa tỉnh táo lại nghiêm nghị quyết đoán, lịch sự khiến cho những người liên quan và cả những người ngoài cuộc không thể chối cãi, đặt điều mà vẫn tuân theo, khiến cho Vận phải lép vế, im lặng và làm theo. Chính cách xử lí khôn ngoan của Như Ý khiến cho Vận từ đó về sau, có thèm muốn trăng hoa cũng phải kìm lại trong lòng, có chán cái cảnh vợ chồng đã gấp vào nhau những nếp quen thuộc thì Vận vẫn phải gấp tiếp.

Tóm lại, hai phương diện về tính cách của nhân vật trong tiểu thuyết Trần Chiến không hề đối kháng hoặc triệt tiêu nhau mà chúng song song tồn tại, cùng bổ sung cho nhau để các nhân vật phát triển hợp lí, tự nhiên và hoàn thiện tính cách của mình.

Có thể nói rằng, điểm nhìn của Trần Chiến trong cảm hứng thế sự đời thường được nhà văn thể hiện khá đa dạng với nhiều góc độ, nhiều mảng màu sáng, tối, đan xen. Đi bên cạnh những sự kiện trọng đại trong bước chuyển mình của lịch sử là một dòng chảy âm thầm mạnh mẽ, cuốn trong đó rất nhiều những

mặt khác nhau của đời sống xã hội. Cảm hứng về Hà Nội cũng chứa đựng nhiều góc nhìn mới về mảnh đất, văn hóa và con người tri thức thủ đô. Dưới những khẩu hiệu, những phong trào, còn là những góc khuất của cuộc sống với những kiếp người mới chuyển đến Hà Nội sinh sống. Cốt truyện không phức tạp nhưng vẫn đủ đầy tính hấp dẫn, tính hiện thực lịch sử, tính nghệ thuật của thể loại. Nhân vật vừa thống nhất về mẫu số tính cách nhưng ở mỗi nhân vật lại có những biểu hiện tự nhiên, sinh động, đặc thù trong các tiểu thuyết của nhà văn. Đó cũng chính là những dấu ấn riêng trong phong cách tiểu thuyết Trần Chiến.

Chƣơng 3

MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tiểu thuyết trần chiến (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)