7. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Nhân vật trong mối quan hệ biến đổi phức tạp
Ở phương diện này, nhân vật nam chính thường có tài, có chút nghệ sĩ, có tâm hồn ăn uống và xu hướng ngoại tình. Các nhân vật nam chính vừa có những phẩm chất truyền thống, lại vừa có những cá tính rất hiện đại. Từ đặc điểm chung đó mà ở mỗi tiểu thuyết, Trần Chiến lại có cách xây dựng riêng, sinh động, độc đáo.
Nhân vật Toán trong Bốn chín chưa qua, tuy là một nông dân của một vùng quê Bắc bộ nhưng anh lại giữ ghế thuyết minh phim tâm lí nước ngoài khi đi chiếu phim màn ảnh rộng. Gặp Thơm, vợ liệt sĩ còn son trẻ và đáo để nhưng
Toán cũng phiêu lưu không kém: Chả phải tay tôi. Toán này đã tán ai thì cũng
gật ráo. Vài chén rượu làm anh cao hứng và nhận lời thách của anh em trong
đội. Cuối cùng cái gương trung liệt kia cũng đổ xiêu đổ vẹo. Thơm cảm nhận ở
anh phong trần, bụi bặm nhưng đường hoàng không vụng trộm rồi có những
mẩu chuyện khôi hài, tình cảm mà đám cán bộ xã và bọn bố trẻ con nhà quê
Vận luôn tạo điều kiện cho lũ trẻ được ngồi gần màn hình mỗi lần chiếu phim nhưng anh cũng chẳng nghĩ đến hai đứa con còn nhỏ của mình khi bỏ đi với Thơm vào Tây Nguyên, để rồi khi ở nơi xứ xa thật rồi anh lại hối hận khóc
thương chúng đến nỗi tấm ảnh các con nhàu nhúa. Téo Tèo ơi, bố bỏ con rồi, tội
nghiệp các con tôi. Để biện hộ nỗi khổ đang hiện diện do chính lòng tham của
anh, anh đã liên tưởng tới các bộ phim mà anh đã chiếu chả có chán vạn thằng
đàn ông, con đàn bà tham vục mặt đấy ư? Đôi khi giữa thực tế với điện ảnh cũng làm cho Vận xáo trộn tư tưởng và hành động. Anh vừa tỏ ra là người chồng chăm chỉ của Xuyên, người bố cho Tèo, Téo nương dựa, một chàng rể hiếu thảo của ông Năm ; nhưng anh lại khát khao, cuồng dại đến bên Thơm, anh muốn đường hoàng có mẹ con Thơm về dưới mái nhà của anh đang ở với Xuyên và các con.
Phần vì xa vợ, một phần cũng thích ăn uống, rượu thịt nên Toán đã một lần nữa phải lòng cô Mùi bán thịt ở xóm vườn mới mà bố con anh đang cải tạo. Cô Mùi gái một con, có bộ ngực khủng khiếp, bỏ quê, sống một mình lại tốt bụng nên suốt một thời gian khá dài Toán không thể sống xa hơi Mùi dù có lúc anh cảm thấy mình đang bị vắt kiệt hết cả sức.
Toán không đủ ác để làm điều tàn nhẫn, nhưng anh cũng không đủ khả năng để xoay chuyển cái ác theo chiều hướng có lợi cho mình. Khi nhập bọn
Cung "xồm" vào rừng sâu chặt phá rừng trái phép, Toán biết hắn ác và thủ đoạn
đấy, định ăn chặn tiền của anh em nhưng Toán và Tuynh phải đấu trí quyết liệt lắm mới có được tiền công trong sự hậm hực của Cung "xồm". Căng thẳng và nguy hiểm nhất là cuộc chiến đấu với trưởng thôn Lò Văn Thuận có biệt danh Vua Mèo. Toán đã ứng xử đủ đường nhưng anh không thể thuyết phục được hắn để mình được sống tự do làm ăn, mãi cuối cùng, anh phải nhờ đến ông Hiếu Tuyên huấn huyện ủy mới có thể bắt được hắn với tội danh buôn lậu gỗ pơ-mu.
Đa tình, đôi lúc hành động theo cảm hứng nghệ sĩ hơn là lí trí nhưng Toán cũng không nỡ phụ bạc đến cạn tàu ráo máng với những người đã một thời tình
nghĩa gắn bó. Khi bố vợ qua đời, dù kinh tế mới hồi phục, dù xa xôi cách trở, dù Thơm có bực tức, giận dỗi nhưng Toán vẫn về chịu tang đàng hoàng, quà cáp
cho họ hàng đầy đủ. Khi Xuyên lâm bệnh trọng, Toán bỏ dở vụ cà phê, vác một
cục tiền ra, kịp chăm vợ những ngày cuối. Toán lo ma chay chu đáo, gửi gắm nhà cửa phần mộ cho ông chú cẩn thận mới cùng con gái vào Tây Nguyên.
Xuất hiện ở đầu tiểu thuyết, Toán ở tuổi 35 trong cảnh trực tiếp bốc mộ cho mẹ vợ ở miền Bắc và kết thúc tiểu thuyết là cảnh Thơm bên nấm mộ của anh ở miền Nam (Tây Nguyên). Cả hai sự việc đều diễn ra vào gần những ngày cùng tháng tận. Cuộc đời của Toán chưa hẳn là bi kịch ghê gớm. Nhưng những dai dẳng nặng nề trong cuộc mưu sinh cứ đeo bám, ghì siết ; những khát khao về gia đình hạnh phúc và đời sống tình dục luôn làm anh bối rối ; một chút văn nghệ sĩ và một chút khả năng ăn uống rượu chè luôn hiển hiện trong cuộc đời anh.
Nhân vật Vĩnh trong tiểu thuyết Đèn vàng là một nhà báo, làm cho một tờ
báo lớn của Thủ đô. Cũng giống như nhân vật nam chính trong các tiểu thuyết của Trần Chiến, Vĩnh có nhiều phẩm chất quý của một phóng viên báo chí, có chút nghệ sĩ, có tâm hồn ăn uống và xu hướng ngoại tình. Trong Vĩnh vừa tồn tại con người truyền thống, vừa tồn tại những cá tính rất hiện đại.
Khi hướng dẫn Khánh - sinh viên trường Đại học Tổng hợp đến thực tập, Vĩnh không hề tỏ ra cửa quyền hách dịch, anh đi thẳng vào vấn đề một cách
ngắn gọn và hẹn luôn chiều hôm ấy cùng đến dự họp báo hội đền Bà Tấm.
Những điều đó cho thấy Vĩnh là người trọng thực tế - nguyên tắc tối thượng của báo chí. Anh giao ngay nhiệm vụ cho Khánh khi đi họp báo về rồi qua những
trực tiếp sửa chữa, giảng giải cho Khánh hiểu. Lần sau, qua những tin bài, Vĩnh
chia sẻ luôn những nguyên tắc làm báo và những mối quan hệ giữa báo chí với đời sống xã hội. Khi thấy cần thiết, Vĩnh đã giao cho Khánh tự mình trực tiếp xuống cơ sở để viết được những bài lớn hơn. Bài Từ một góc chợ Bồm của
thực tập, có thể nói rằng Vĩnh là một người tâm huyết với nghề mà không hề đòi hỏi những thứ mà khiến cho anh trở nên tầm thường.
Tâm huyết là thế nhưng trong Vĩnh vẫn còn góc khuất trong sâu thẳm trái tim anh, đó là khả năng ngoại tình, mặc dù không phải đối tượng nào anh cũng đi quá giới hạn. Khi đất trời vào xuân, Vĩnh thấy nhớ Lạc Thư, thấy nhớ tuổi trẻ
của anh với Trâm bây giờ đang là vợ anh, để rồi sau đó Vĩnh cũng nhận ra rằng
mình không có phẩm chất chung thủy. Đầu tiên là với Thu, họ cùng tán thưởng một vở kịch, rồi họ đến và đi trong đời nhau rất nhẹ nhàng. Tiếp đến là Cúc, xinh hơn Thu nhưng thực dụng và quyến rũ ; sau đó là Thắm - đẹp một cách nhạt nhẽo. Riêng Khánh, Vĩnh chưa bao giờ đi quá bổn phận của người hướng dẫn,
anh chỉ xót xa cho sự chân thành và căm giận kẻ lợi dụng. Lạc Thư vừa là đồng
nghiệp, vừa là người tình gắn bó với Vĩnh lâu nhất, chia sẻ với Vĩnh nỗi buồn vui về nghề, về gia đình, về xã hội.
Ở Vĩnh, có cùng đặc điểm với Toán trong Bốn chín chưa qua và Vận
trong Cậu ấm là dù ngoại tình nhưng không bao giờ trở về tổ ấm lại đánh chửi
vợ con. Tất cả những chuyện gian díu bên ngoài, được Vĩnh đậy điệm khá kĩ càng và phủ lên trên bằng những việc làm hết sức tử tế trong gia đình và ở ngoài cơ quan. Ở Vĩnh, việc che đậy của anh thuận lợi hơn vì anh làm nghề báo chí phải đi nhiều nơi nhiều chỗ lấy tin viết bài, và cũng vì thế mà mối quan hệ giữa Vĩnh và Thư mãi về cuối mới bại lộ. Đó cũng là đặc tính tham lam của cả ba nhân vật khi nhận ra vợ chồng đã gấp vào nhau những nếp phẳng lì, chuyện chăn gối vợ chồng chỉ còn như là một nghĩa vụ.
Vĩnh rất trân trọng quá khứ của nhân dân, anh đã từng cho rằng một số chương trình truyền hình hiện nay chẳng khác nào sự đàn áp về văn hóa khi không thể khơi dậy những tinh hoa của văn hóa dân tộc. Nhưng những cách tư duy tếu táo của Hộ sau chuyến du xuân sông Hồng đầu năm khiến Vĩnh không thể không đặt vấn đề xem xét lại các vị thánh trong dân gian, đặc biệt là Mẫu
Liễu Hạnh, rồi dòng suy tư cứ miên man để bất giác Vĩnh phải đứng dậy thắp
hương, cho mình đỡ báng bổ hơn.
Nhà báo Vĩnh cũng mang một đặc điểm là không đủ khả năng để xoay chuyển cái ác theo chiều hướng có lợi cho mình. Vĩnh thừa biết đồng nghiệp Sắc
cùng cơ quan có tài nhưng cũng rất lắm tật, nhiều chiêu trò thực dụng, quá bặm
trợn, sẵn sàng tạo ra thư bạn đọc để đi đến những cơ quan này kia có thể või vĩnh tiền bỏ túi riêng, có khả năng tạo ra dư luận tốt cho một hội chợ đang chất chứa hàng hóa ế ẩm khi có nhiều tiền và rượu quý. Sắc từng biện minh với Vĩnh
khi nhận tiền viết bài: Mẹ kiếp. Ở đời toàn thằng cần một nửa sự thật. Chính bản
thân Sắc cũng đã từng bị các đối tác chế giễu là chuyên gia biến không thành có.
Vĩnh quá hiểu Sắc, không thể kéo Sắc về hội thuyền với mình, không thể thân với Sắc vì phải cảnh giác nhưng rồi chính anh cũng bị Sắc ngấm ngầm chơi đểu trong vụ đánh Mây Tím, để cuối cùng anh phải ngậm ngùi trong đắng cay mà không làm gì được Sắc.
Trong gia đình, Vĩnh rất thích được cùng cả nhà ăn những món ngon, thi thoảng anh lại dẫn vợ con đi thưởng thức những món đặc trưng ở các phố ẩm thực Hà Nội. Những lúc buồn bã, có tâm sự Vĩnh thường đi uống bia với Văn để
rồi một loạt triết lí về bia lại ra đời, như Bia hơi Hà Nội ngon nhất thế giới ; Bia
vào thì lời phải ra. Bầu trời thoáng đãng trên đầu luôn thúc giục hùng tâm tráng trí ; trong toàn thiên hạ thì bia hơi hẳn là thức uống của mọi đàn ông chân chính. Khi về thực tế ở Lệ Viên, Vĩnh còn ấn tượng với nhiều món ngon, rượu đã ngà ngà. Thịt chó ngon không chọi lại cá rô ron rán vàng, còn tú hụ trên mảnh lá chuối,... Dù ăn ở đâu, nhà hay phố, hoặc khách sạn Vĩnh đều chú ý đến cách ăn uống sao cho ngon nhất và thoải mái nhất.
Dù cuộc sống luôn bề bộn với nghề nghiệp nhưng Vĩnh vẫn thu xếp công việc cho những ngày của riêng anh. Vĩnh hay thăm đền chùa cổ, nhất là Cổ Loa,
khi Thư bỏ đi vào Nam làm biệt phái cho báo Nhân vật & Sự kiện, anh vẫn đến
Châu. Vĩnh nhớ tới bố con nhà thơ nông dân mới lên thăm mình, thuở xưa bố con nghèo khổ lên tòa soạn gặp mình giờ đã trở nên giàu có nhờ từ bỏ giấc mơ ấp ủ sự nghiệp thơ văn. Rồi Vĩnh lại trở về với thực tại với bao nỗi hối hả của cuộc sống thường ngày.
Với nhân vật Vận trong tiểu thuyết Cậu ấm, ai cũng nghĩ rằng, cậu sẽ kế
thừa xuất sắc vai trò là ông chủ kinh doanh lớn ở Hà thành khi cha của cậu lui về phía hậu trường. Nhưng không, Vận bộc lộ niềm đam mê với nghệ thuật ẩm thực ngay từ thời thơ bé, Vận hỏi anh Căn, đầu bếp của gia đình bất cứ thứ gì
mà Vận chưa hiểu như ốc luộc phải đi với là gừng vì gừng thơm sẽ làm vợi mùi
tanh, cho miếng ốc khêu ra mặc áo xanh. Và vì để thỏa mãn niềm đam mê như thế mà Vận đã phải chịu nhiều thiệt thòi, đánh liều với nhiều phen vụ khác nhau.
Đọc tác phẩm Cậu ấm, qua cách mà Vận nhìn nhận, mô tả và nấu nướng, người
ta sẽ tưởng cậu là một bếp trưởng tài danh từ ngoài đời đang bước vào tiểu thuyết. Quả thật, ấn tượng nổi bật nhất về Vận là tài năng thưởng thức và nấu nướng món ngon. Với cậu, nấu nướng là văn hóa - văn hóa ẩm thực với triết lí
bình dị mà sâu sắc: Có phải lúc nào cũng chiến tranh đâu, phải có lúc hòa bình
để nghe câu nói đẹp, ăn miếng ngon chứ.
Cài tài của Vận gắn chặt với niềm đam mê ẩm thực của anh, Vận am tường hầu như mọi món, từ đặc sản vùng miền lẫn những món cao cấp. Khi dạy
bình dân học vụ ở miền biển, Vận bảo chả rươi mà thiếu thì là với vỏ quýt thì ăn
dở mồm lắm. Khi trong đội dân quân tự vệ của thủ đô, Vận bảo xương ống đập dập băm nhỏ, hành mỡ phi lên bỏ vào, đích thị là món đầu vị của Đường Minh Hoàng, vị vua Trung Hoa ăn chơi tinh tế vào bậc nhất. Khi lên bản Mún phục
vụ thương binh, Vận kiếm được mấy quả bưởi rừng về, bóc ra cả mớ tép chua
rức răng, trộn với hoa chuối thái làm nộm. Không có lạc vừng, anh rang gạo giã thính bỏ thêm, cả trạm như lại được cái ngày liên hoan kỉ niệm ngày nước nhà độc lập. Khi bơ vơ, đói khát ở vùng đất chẳng tây cũng chẳng phải ta, nhờ tài năng nấu phở mà Vận sống một cách thoải mái. Khi về biệt thự Hoa Hồng
chí đến tìm, tướng Pháp, chuyên gia trường Viễn Đông Bác Cổ ghé thăm không phải một lần. Cũng nhờ tài năng ấy mà Vận khẳng định được vị trí và vai trò của mình trong một nhà hàng nối tiếng của thành phố, và gặp lại Bơnoa năm xưa,...
Cái tật của anh cũng là cái tật chung của các nhân vật nam chính trong tiểu thuyết của Trần Chiến đó là tính ngoại tình. Vận tuy đã có vợ đẹp, con khôn nhưng anh không bao giờ cưỡng lại được vẻ đẹp của các cô gái, anh quấn lấy họ bằng tri thức, chinh phục họ bằng tài năng pha chế, nấu nướng. Chính những năng lượng ấy khiến cho các cô ở lớp học bình dân học vụ, các cô trên trạm y tế bản Mún dù biết anh đã có gia đình ; rồi đến cả các cô gái có chồng (như Tin làm quán phở ở phố Đãn Trừu) cũng đeo bám lấy anh. Nhưng không phải đối tượng nào Vận cũng dễ dàng qua lại. Người con gái duy nhất mà Vận có quan
hệ sâu sắc đó Tuyết, sau này là Tuyết phe ở chợ hàng Da.
Dù cậu ấm là độc đinh trong một gia đình trung lưu, sớm tiếp xúc với văn hóa thị thành nhưng mọi việc làm ăn, kinh doanh lại đều do Như Ý vợ anh quyết định. Anh ít có được những quyết sách có tính chiến lược, dù là dự thảo cho việc kinh doanh của gia đình. Văn hóa thị thành thời biến động không cho Vận những lì lợm, táo bạo như người ta vẫn thường hình dung, cho nên Vận rất sợ bị bắt, bị tra tấn, có lần anh phải bật khóc vì bị địch hỏi cung. Vận chỉ đấu trí được với Chiêm con dì Phú chứ không thể có gan liều mạng như nó, nhưng cũng không đủ khả năng để xoay chuyển cái ác theo chiều hướng có lợi cho mình, thành ra nhiều lúc Vận ấm ức, tức bực mà không thể làm gì nổi. Có quyền, có trí
tuệ nhưng vì tình mà phải thua Chiêm bợm bạm, câng câng không ít lần.
Trong chiến tranh, trong hoàn cảnh gia đình như Vận, với tính cách như Vận, người ta có thể dễ dàng suy luận anh có thể cùng gia đình bỏ đi Nam hoặc tách hẳn mình ra khỏi cuộc kháng chiến mưa bom bão đạn. Nhưng không, Vận vẫn vui vẻ ủng hộ kháng chiến kiềng vàng, đem trí tuệ đi dạy bình dân học vụ ở nơi xa, tham gia đội tự vệ thủ đô, giúp mẹ làm từ thiện cứu đói, lên căn cứ phục vụ thương binh, cùng với Dục đi vận động thân sĩ trí thức ra giúp chính quyền
mới, mua trái phiếu ủng hộ kháng chiến, không hề khai báo những gì thuộc về cơ sở cách mạng dù rất sợ đòn roi, cho con đi tham gia văn nghệ quần chúng