7. Cấu trúc của luận văn
1.4.2. Những yếu tố hình thành phong cách Trần Chiến
Chúng ta đều biết rằng, để trở thành một nhà văn cần phải hội tụ nhiều yếu tố, và để trở thành nhà văn có phong cách riêng lại càng cần hơn những yếu tố
chuyên biệt, đặc thù. Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi khảo nghiệm và đánh giá những yếu tố hình thành nên phong cách tiểu thuyết Trần Chiến trên ba phương diện cơ bản: về hoản cảnh gia đình ; về bối cảnh xã hội ; về tư chất cá nhân nhà văn.
Về hoàn cảnh gia đình, Trần Chiến là con trai của Giáo sư Trần Huy Liệu (1901-1969), Bộ trưởng Bộ Thông tin, Tuyên truyền (tiền thân của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày nay), Chủ tịch đầu tiên của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Đức. Mẹ của Trần Chiến là bà Nguyễn Thị Hy con gái của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc (1890 - 1942), một nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hoá dân tộc nổi tiếng Việt Nam.
Quê ngoại của Trần Chiến ở xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Quê nội của nhà văn xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Hai mảnh đất với rất nhiều vốn văn hóa truyền thống cũng như có nhiều văn nhân chí sĩ. Đó cũng là những chất liệu hiện thực quý giá khi Trần Chiến đến với văn chương sau này. Hình ảnh những triền đê, những ngôi làng, những ngôi nhà bức bàn năm gian, những hoành phi câu đối, những nhà thợ họ tộc, những tập quán canh tác, cưới hỏi, ma chay, chôn cất, ... đều trở thành những dấu ấn trong tiểu thuyết của Trần Chiến. Trần Chiến sinh ra ở Vĩnh Phúc nhưng học hành và trưởng thành chủ yếu ở Hà Nội. Cha của nhà văn là Trần Huy Liệu, đã từng tham gia hoạt động cách mạng rất sôi nổi, bị thực dân Pháp bắt và kết án nhiều lần, bị đày ra Côn Đảo, đày vào nhà tù Sơn La. Tại tù ngục Sơn La, Trần Huy Liệu với Bí danh Nam Kiều giữ chức Bí thư Chi bộ Nhà tù Sơn La từ tháng 2/1940 đến 5/1940. Sau Cách mạng, Trần Huy Liệu vừa làm chính trị vừa nghiên cứu khoa học và đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trong các cơ quan trung ương của Đảng, Quốc hội, các vụ, viện... Tuy quãng thời gian hai cha con sống bên nhau ngắn ngủi nhưng hình ảnh người cha lại là nguồn mạch nghĩ suy không bao giờ vơi cạn trong nhà văn Trần Chiến. Từ con đường cha đi, nhà văn thấy được rất nhiều biến động đau đớn, dữ dội, hào hùng của lịch sử. Từ mái nhà thường xuyên vắng bóng người cha mà nhà văn luôn mang trong mình nhiều
tâm sự âu lo, thắc thỏm về cuộc sống đời thường, về hạnh phúc gia đình. Cũng có thể đó là những lí do vì sao trong các tiểu thuyết của nhà văn, nhân vật người cha thường nổi bật và là trung tâm của tác phẩm.
Về bối cảnh xã hội mà Trần Chiến sống và sáng tác cũng là một trong những yếu tố quan trọng hình thành nên phong cách nhà văn. Ở phương diện này, điểm đáng chú ý là sau khi tốt nghiệp trung học năm 1968, Trần Chiến đi bộ đội. Quãng thời gian trong quân ngũ và hiện thực chiến tranh cũng là một môi trường cho Trần Chiến cảm thấu những gian khổ của mưa bom bão đạn, hiểu hơn về người cha khả kính, hiểu hơn những góc khuất phía sau khói súng. Việc được quân đội cử đi học lớp Văn của khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1974 cũng là một tiền đề để Trần Chiến hiểu hơn về văn chương, nhất là lúc nhà văn vừa đi qua môi trường quân ngũ, đang chín trong độ tuổi trưởng thành. Như vậy, thời gian học tập, trau dồi và tích lũy kiến thức cũng chính là nguồn nhựa sống dồi dào cho quá trình sáng tác bên cạnh tài năng của nhà văn.
Năm 1978, Trần Chiến về Nhà xuất bản Quân đội làm Biên tập viên Phòng sách Văn nghệ. Thời gian làm biên tập của một nhà xuất bản có uy tín, thêm một lần nữa, Trần Chiến lại được trau dồi ngôn ngữ, được tiếp cận với kinh nghiệm sáng tác của nhiều nhà văn. Tuy thời gian làm việc ở đây không lâu, chỉ khoảng bốn năm, nhưng có lẽ đó cũng là những dấu ấn thực tiễn mà Trần Chiến khai
thác thành công khi miêu tả nhà in Dân Cường trong tiểu thuyết Cậu ấm của
mình. Năm 1981, Trần Chiến chính thức chuyển sang ngành báo chí. Trần Chiến
về Báo Hà Nội mới làm phóng viên, sau là Trưởng ban Văn hóa - Xã hội cho
đến khi được nghỉ hưu, năm 2011. Trong suốt thời gian làm ở Hà Nội mới, ông
còn cộng tác với nhiều báo khác và dấu ấn này cũng được tái hiện khá ấn tượng
trong chuyên mục Có nên? bên báo Nhân vật & Sự kiện ở tiểu thuyết Đèn vàng.
Trong sáng tác, hiện thực cuộc sống bao giờ cũng là chất liệu quan trọng
tôi. Đừng bao giờ bịa ra các sườn truyện, các tuyến truyện. Anh hãy lấy những cái do bản thân cuộc sống cung cấp. Cuộc sống phong phú hơn hết thảy những điều bịa đặt của chúng ta" [18; tr.174]. Chính những năm tháng gắn bó sâu sắc với thực tế đã làm cho các tiểu thuyết của Trần Chiến có thêm sự hấp dẫn một cách tự nhiên chứ không phải do kỹ thuật làm nghề. Từ Nam ra Bắc, Trần Chiến tích lũy cho mình nhiều vốn sống, nhiều sự trải nghiệm để sau này những yếu tố ấy bước vào tiểu thuyết với giọng điệu triết lí hóm hỉnh.
Điều đáng bàn luận thêm là khi chuyển sang nghề làm báo trong suốt ba mươi năm, Trần Chiến được củng cố gần như trực tiếp hiện thực đang đổi thay từng ngày từng giờ ở khắp nơi. Có những đổi thay tích cực, có cả những đổi thay tiêu cực trước cơ chế thị trường. Mỗi lần cơ chế thay đổi cũng lại là dịp để những khái quát của nhà văn thêm sâu hơn, gần gũi hơn. Có thể nói rằng, quá trình học hành và trưởng thành của Trần Chiến chủ yếu ở phố thị nên những lần thâm nhập vào thực tiễn là những lần tác giả nhận ra những giá trị rất đỗi đời
thường, tích góp cho thêm cho mình nhiều vốn sống và cảm xúc. Những năm
làm báo của Trần Chiến gắn với một vùng đất phía Nam: vùng kinh tế mới Lâm Hà của người Hà Nội vào khai hoang, dựng làng xóm những năm sau giải phóng. Rồi Lâm Hà trở thành huyện mới của Lâm Đồng. Trần Chiến từng nhiều lần đến đó, có khi ở lại nhiều ngày. Chuyện ở Lâm Hà đi vào sáng tác của Trần Chiến, rải rác trong các truyện ngắn và rõ nhất trong truyện vừa Bốn chín chưaqua (NXB Hội Nhà văn - 2000), ra đời khi tác giả đang ở cái tuổi bốn chín nặng nợ. Truyện lại giành được giải nhì của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam. [5]. Đấy là một điều không thể phủ nhận về mối tương quan giữa văn chương và đời sống thực tế đang biến động mạnh mẽ, giữa nhà văn và vùng thẩm mĩ được nhà văn được định hình từ hiện thực khách quan.
Trong sáng tạo nghệ thuật, bối cảnh xã hội và không gian văn học luôn có mối quan hệ hữu cơ trong cách nhìn nhận của nhà văn. Tiểu thuyết Việt Nam cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, có nhiều xu hướng, trào lưu. Ở giai đoạn đầu sau Đổi mới, dấu ấn hậu hiện đại đã xuất hiện ít nhiều trong văn xuôi của Phạm
Thị Hoài và Nguyễn Huy Thiệp. Do nòng cốt của tiểu thuyết hiện đại với những biến hóa rất linh hoạt nên càng về sau càng xuất hiện nhiều phương diện của nghệ thuật biểu hiện như: lối trần thuật đa trị, kiến trúc liên văn bản, giọng điệu vô âm sắc… Các gương mặt tiểu biểu là Nguyễn Bình Phương, Thuận, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Phong Điệp,… Tuy xuất hiện cùng thời, gắn liền với những thay đổi mạnh mẽ đó, nhưng Trần Chiến vẫn có một lối thể hiện tiểu thuyết phù hợp với năng lượng của ngòi bút, với vùng cảm xúc nghệ thuật riêng của nhà văn.
Một điều không thể phủ nhận là từ hiện thực cuộc sống đến hiện thực tác phẩm là cả một quá trình rất gian khổ. Nếu không gian khổ, không có tài năng văn học thì có lẽ tất cả những người bình thường đều trở thành những nhà văn có phong cách. Trong hiện thực mà nhà văn đã trải qua đó luôn chứa những điều mà nhà văn thấy thích, thấy xúc động hoặc gợi liên tưởng đến sự vật, sự việc, tình tiết khác. Với Trần Chiến cũng vậy, trước sự vươn dậy mạnh mẽ của các thành phố, đô thị, trong đó có Hà Nội, Trần Chiến và nhiều cây bút thể hiện cá tính sáng tạo của mình như Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Ngọc Tiến, Đỗ Phấn,... Nhưng dù cùng chung mảng đề tài ấy thì mỗi người lại có một sự lựa chọn riêng
phù hợp với sức của mình. Mỗi người viết có một vùng đất, bước ra ngoài là
loạng choạng rồi. Tôi mà kể thôn quê hay lớp trẻ hôm nay là dại dột. Cũng là thị dân nhưng người nghèo, dân anh chị, giới giang hồ thì chỉ đọc chứ có sống thực gì đâu. Cái “mỏ” Hà Nội này còn nhiều lớp quặng chưa khai, chỗ mình khá thuộc thì sao không xông vào. [38]. Đây cũng là những yếu tố quan trọng để ta nhìn nhận rõ hơn về sự hình thành phong cách tiểu thuyết của nhà văn Trần Chiến. Những điều đó đã góp phần định hình nên phong cách nhà văn.
Về tư chất của nhà văn trong quá trình sáng tạo văn học. Đây là yếu tố có tính chất quyết định cho công việc sáng tác văn chương. Ở phương diện này, ta có thể hiểu đó là tư chất, trí tuệ có sẵn, là năng khiếu bẩm sinh của nhà văn.
Năng khiếu bẩm sinh có thể xuất phát từ di truyền hoặc biến dị. Đuypren, nhà triết học Đức đã giải thích năng khiếu nghệ thuật là sự chuẩn bị âm thầm qua
nhiều thế hệ: “Với tính cách như một năng khiếu bẩm sinh, tưởng tượng nghệ thuật chỉ có thể có được thông qua nhiều thế hệ do khả năng nối dõi, củng cố và nhờ các điều kiện thuận lợi đã diễn ra ngoài tầm mắt của chúng ta, khả năng này từ trạng thái vô hình nó sẽ hiện lên ở nghệ sĩ". [18; t.120]. Trong thực tế, nhiều nhà nghiên cứu đã có những công trình khẳng định tính chất trên. Đối với Trần Chiến, yếu tố di truyền này càng rõ ràng khi chúng ta thấy cha của nhà văn
là Trần Huy Liệu đã có những tác phẩm, những công trình để đời như: Lịch sử
80 năm chống Pháp, (tác phẩm được đưa vào làm sách giáo khoa trong các
trường đại học chuyên ngành), Một bầu tâm sự, Ngòi bút sắc, Hiến thân vì nước,
Câu chuyện chung, Ngục trung ký sự, Anh hùng yêu nước.Thái Nguyên khởi nghĩa, Ba người anh kiệt nước Ý, Lịch sử Hà Nội, Lê Văn Tám,... Khi Trần Huy Liệu qua đời, ông còn để lại hàng chục tập bản thảo các loại cho Trần Chiến.
Trong cơ chế di truyền sinh học cũng đã khẳng định sự tồn tại của cơ chế di
truyền chéo, nghĩa là những phẩm chất nổi bật của ông ngoại có mặt ở cháu trai.
Và như thế cũng có nghĩa là năng lực văn chương cũng được chuẩn bị âm thầm
từ thế hệ trước. Ông ngoại của Trần Chiến là Nguyễn Văn Ngọc, một học giả lừng lẫy với tên chữ là Ôn Như, người chuyên soạn sách khảo cứu văn hóa dân tộc, văn học dân gian và cho ra đời nhiều cuốn sách bằng tiếng Hán, tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ quý báu. Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc tham gia biên soạn các
sách giáo khoa như Phổ thông độc bản, Phổ thông độc bản lớp đồng ấu, Luân lý
giáo khoa thư, Giáo khoa văn học An Nam, Đông Tây ngụ ngôn. Nguyễn Văn Ngọc có lòng say mê đặc biệt với văn hóa, văn học phương Đông, nhất là văn hóa, văn học dân tộc cho nên Nguyễn Văn Ngọc có nhiều tác phẩm tác phẩm lớn
về lĩnh vực khảo cứu: Cổ học tinh hoa, Nam thi hợp tuyển, Đào nương ca,
Truyện cổ nước Nam, Ngụ ngôn, Tục ngữ phong dao,... Khi bàn về mối quan hệ huyết thống này, Trần Chiến rất ít khi muốn biểu lộ ra bên ngoài, bởi con người nhà văn vốn nặng về nội tâm, suy tư chứ không nặng về phô trương, hình thức. Cơ chế di truyền ấy cũng là những ưu thế mang tính trội, sẵn có để Trần Chiến viết văn.
Trong tư chất của nhà văn thì bản chất giàu xúc cảm, khả năng quan sát rộng rãi, tinh tế cũng là những yếu tố định hình nên phong cách tiểu thuyết của nhà văn Trần Chiến. Giống như nhiều nhà văn chân chính xưa nay, bản chất cảm xúc luôn hướng trái tim nhà văn ra với thế giới hiện thực để đồng cảm, để sẻ chia, để được giác ngộ. Một trong những đề tài mà tiểu thuyết Trần Chiến hướng
tới chính là Hà Nội. Không chỉ nhận xét, xác định tính cách Hà Nội, Trần Chiến
còn cảm thấy thương mảnh đất mà ông gắn bó. Tác giả viết: "Tôi thường có ý thương Hà Nội". Tác giả thương thành phố chen chúc, nhem nhếch vì rác rưởi. Ông thương thành phố bị phá vỡ cơ cấu dân cư, kèm theo đó là sự mất ổn định các giá trị, nền nếp. Ông cũng thương thành phố đã trở nên vô hồn, bởi đám đông ồn ào kia tuy sống nhờ Hà Nội, không muốn rời Hà Nội, nhưng họ chỉ coi Hà Nội là một phương tiện chứ không phải là nhà.[37]. Như vậy, nhờ khả năng quan sát của mình mà Trần Chiến đã phát hiện ra còn một Hà Nội còn nhiều rác rưởi bởi tình trạng dân cư đông đúc, chen chúc bên cạnh một Hà Nội văn minh, sạch đẹp. Quan trọng hơn, từ khả năng quan sát ấy cộng với tâm hồn tinh tế nhạy cảm, Trần Chiến còn thấy được ý thức, hành vi cũng như đời sống tâm hồn của những cư dân mới đã và đang làm phá vỡ cơ cấu dân cư của thủ đô.
Khả năng liên tưởng, tưởng tượng cũng là một trong những ưu thế trong tố chất văn chương Trần Chiến. Từ những quan sát, chiêm nghiệm đời sống thực tiễn, thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của ông hiện lên sống động, chân thực. Những cuộc đối thoại trong tác phẩm khiến người đọc lúc thấy thú vị, lúc thấy ấm ức, lúc thấy phẫn nộ, lúc lại thấy xót xa, tê dại. Hoặc việc ông để cho các nhân vật trong tiểu thuyết của mình bị ám ảnh về những bờ đê sạt lở, những ngôi mộ, di ảnh,... cũng phản ánh khả năng liên tưởng, tưởng tượng sinh động của tác giả.
Khi đi sâu vào những vấn đề của quá khứ, nhà văn cũng cần phải có một trí tuệ sắc bén để tiếp cận những vấn đề phức tạp của lịch sử, một khả năng ghi nhớ những sự kiện, những biến cố, những phong tục tập quán của nhân dân. Ở phương diện này, Trần Chiến cũng đã có những thể nghiệm thành công khi ông
viết về văn hóa làng quê, văn minh đô thị,... với nhiều tầng bậc liên kết với nhau một cách chặt chẽ trong một chỉnh thể thống nhất.
Có thể nói rằng, ở Trần Chiến, các yếu tố hình thành nên tư chất của nhà văn khá rõ. Từ những phương diện chủ quan, khách quan của đời sống gia đình, của đời sống xã hội và của năng lực cá nhân đến những dấu ấn sau này trong tiểu thuyết của ông đều cơ bản được bộc lộ. Từ những vấn đề trên, chúng tôi tìm hiểu và đã phát hiện thấy những dấu ấn đậm nét trong phong cách nghệ thuật tiểu thuyết Trần Chiến, đó là các nguồn cảm hứng, cách tổ chức cốt truyện và phương thức xây dựng nhân vật.