Giọng nhẩn nha, chậm rãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tiểu thuyết trần chiến (Trang 95 - 97)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Giọng nhẩn nha, chậm rãi

Ở phương diện này, giọng nhẩn nha, chậm rãi được gắn chặt với người kể chuyện. Đọc tiểu thuyết của Trần Chiến, người ta dễ nhận ra những câu văn, những đoạn văn mang đậm sắc thái bình luận của người kể chuyện. Người kể chuyện trong tác phẩm của Trần Chiến không phải được xây dựng thành một nhân vật như một số tác phẩm khác, người kể chuyện trong tiểu thuyết của Trần Chiến chủ yếu hiện lên với vai trò giúp người đọc có thêm một cái nhìn mới hoặc củng cố tâm lí cho nhân vật mà nhà văn xây dựng. Chính vì thế nên yếu tố triết lí được sử dụng khá nhiều. Những triết lý trong tiểu thuyết của Trần Chiến mang giọng điệu của một người có tuổi chứ không phải là những triết lí của một người đang tuổi thanh xuân, vì thế nó khá nhẩn nha và chậm rãi.

Biểu hiện đầu tiên đó là những bình luận của người kể chuyện về “những nếp gấp quen thuộc” trong đời sống chồng vợ cũng như đan xen vào đó là những yếu tố sex. Trong thực tiễn, khi vợ chồng ăn ở với nhau một thời gian, khi đã quen tính thuộc nết của nhau thì thường có những việc phải làm theo nghĩa vụ.

Nói về nỗi lòng của Toán khi si mê Thơm, trong tiểu thuyết Bốn chín chưa qua,

Trần Chiến viết: Người phụ nữ ấy luôn gây một cảm giác tươi tắn, gần như rạo

rực trong lòng anh, khác hẳn Xuyên quá ổn định đến cũ kỹ, vợ chồng đã khâu vào nhau những nếp gấp mõm mòm. Sau đó là những lần Toán và Thơm ăn nằm

ngày sau mới được gặp lại, cả hai cùng hối hả cuồng dại. Khi Toán đã dịu xuống, chị còn rúc mãi vào nách anh hít hà, Sau lần đầu tiên nhập bọn Cung

“xồm” khai thác gỗ trái phép về, Toán đưa vợ nắm tiền, rồi nhìn quanh, đóng

cửa chốt lại đè chúi vợ ra. Đói khát, ngấu nghiến như con thú,…

Vợ chồng Vĩnh trong tiểu thuyết Đèn vàng, sau khi công việc, con cái đã

đủ đầy. Vợ chồng nồng thắm và cũng chẳng nghĩ đến việc xây dựng “tập hai”

như ai để om xòm nhà cửa. Nhưng ở mãi, chưa mở mồm đã biết sắp nói gì, gấp

vào nhau những nếp phẳng lì cũng chán chứ. Lần đầu tiên quan hệ với Thư

trong nhà nghỉ, tác giả viết về trạng thái của Vĩnh: Trần truồng, mệt mỏi nhưng

no đủ. Vợ chồng Vận trong tiểu thuyết Cậu ấm cũng có những nếp gấp đã biết

mà khó có thể sửa được vì điều kiện kinh tế, vì công việc kinh doanh của cái gia

đình ưa thích sự phong lưu. Như Ý mải mê tối sớm công việc ngoài nhà in, mỗi

khi về ngủ với chồng, Vận thấy nằm bên không phải người đàn bà nóng hổi.

Điều đó có nghĩa là chuyện chăn gối xưa nồng nàn giờ đã thành nguội lạnh. Một điều dễ nhận thấy nữa, khi người kể chuyện bình luận về con người hoặc sự việc thì yếu tố so sánh bao giờ cũng tỏ ra có hiệu quả. Về phương diện

này, nhà văn tỏ ra rất có kinh nghiệm. Trong tiểu thuyết Bốn Chín chưa qua, sau

khi bà Nhu khen chồng, tác giả viết Lời khen quá bằng quả mắng, làm ông

chồng lại oải như cái bánh đa gặp nước. Khi chồng Thơm hi sinh. Đơn vị về đón, Thơm lên làm tang chồng rồi trở về như tàu chuối hơ lửa. Những hình ảnh so sánh “nước”, “lửa”, “tàu chuối”, “bánh đa”,… vừa cụ thể vừa rất gần gũi với cuộc sống lao động, sinh hoạt đời thường của bà con nông dân ta từ bao đời nay. Khi Toán thấy các con của mình đã lớn dần, bé Thúy đã được mười bốn tháng,

khát vọng làm giàu lại vươn lên mạnh mẽ trong anh, nhà văn viết: Nhưng hơn

hết, Toán đã có một ham muốn ngày càng mãnh liệt, như cái cây nảy từ hạt mầm, nỗi ham muốn bất cứ người đi tìm Đất Hứa nào cũng mang theo, làm hành trang bất khả ly thân. Những hình ảnh so sánh trên cũng mang đậm dấu ấn của những con người đi khai phá miền đất đỏ badan, lập vùng kinh tế mới trên núi đồi Tây Nguyên.

Ở tiểu thuyết Đèn vàng, khi giải thích cho việc xuống tàu muộn, để mọi người phải đợi, Vĩnh than thở vì con bắt mua sách tham khảo mới đến trường.

Minh Nhật ôn tồn xen vào: Ông để con ở quê chưa biết đấy thôi. Trẻ thành phố

giống như con lừa, đi lớp một đã vác cái cặp hai cân. Không có sách thì nó chết với cô giáo rồi mình chết với nó. Hình ảnh so sánh thật hài hước và tội nghiệp, nó phản ánh một thực trạng của các gia đình thành phố với nỗi khổ loạn sách và

những bất cập trong giáo dục bấy lâu nay. Cũng trong tiểu thuyết Đèn vàng này,

khi bàn luận về những ông chồng đi uống bia với nhau, người kể chuyện bình:

Uống xong, về ăn cơm với gia đình thì chao ôi, kẻ coi vợ bằng vung, người nem nép hối hận. Mà vợ là cái giống nói dối nó còn chả tin, nữa là nói thật. Đó cũng là một triết lí mang màu sắc hài hước mà thực tế vẫn đang diễn ra trong xã hội ngày nay.

Trong tiểu thuyết Cậu ấm, khi nói về việc Vận lấy vợ hơi sớm, cái hay

trong đời sống vợ chồng đang chuẩn bị cũ dần, giọng bình luận của người kể

chuyện xuất hiện: Kể khí sớm khi không được dắt nhau đi du lịch đây đó, nhưng

nghĩ tới sinh vật đương hình thành trong bụng, tưởng ra nó hồng hào bi bô lại là khúc sung sướng khác. Gia đình bé nhỏ nhưng nó là của riêng mình, cái điều đơn giản ai cũng có nhưng đến lượt mình vẫn vô cùng quý giá. Chúng ta thấy rõ hơn vai trò của việc sinh nở để duy trì giống nòi là một quy luật hết sức tự nhiên của con người trong đời sống vợ chồng, quy luật đó thiêng liêng và ấm áp vô cùng. Đến lượt ai, người đó sẽ thấy thích thú và hạnh phúc. Đó cũng là động lực cho cuộc sống của các thành viên trong gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách tiểu thuyết trần chiến (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)