0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo và giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) PHÁT TRIỂN CHO VAY HỘ NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH NAM ĐỊNH​ (Trang 25 -25 )

1.2.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo

Công tác xóa đói, giảm nghèo, hạn chế phân hóa giàu nghèo thường được đề cập nhiều trong các văn kiện của Đảng, trở thành hệ thống quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Những năm trước đây, công tác này thường được nhìn nhận là sự hỗ trợ phần lớn hoặc cho không của Nhà nước đối với người nghèo. Để phù hợp với tình hình phát triển hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã và đang thay đổi quan điểm, phương thức xóa đói giảm nghèo theo hướng giảm dần sự hỗ trợ cho không, phát huy tinh thần tự lực của người dân nghèo, khuyến khích các hộ vươn lên làm giàu, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên, giúp họ tự vươn lên thoát nghèo đa chiều và bền vững.

Trong những năm qua, từ những thay đổi trong quan điểm, nhận thức về công tác xóa đói giảm nghèo, nhất là quan điểm về phương pháp tiếp cận, đo lường chuẩn nghèo đa chiều, từ đó đã dẫn tới hình thành nhiều phương pháp và cách thức hành động mới trong công tác xóa đói giảm nghèo trên tinh thần phát huy nội lực của cả quốc gia và từng người dân nhằm mục đích làm cho công tác xóa đói giảm nghèo ngày càng phát triển và bền vững hơn.

Một thay đổi có tính đột phá đó chính là Quyết định 59/2015/QĐ-TTg được ban hành ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ, về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020. Trong Quyết định là các cơ sở để xác định chuẩn nghèo mới giai đoạn hiện nay thay thế cho chuẩn nghèo cũ: theo Quyết định quy định của chuẩn nghèo mới là 700.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn (chuẩn nghèo cũ là 400.000 đồng/người/tháng); ở khu vực thành thị là 900.000 đồng/người/tháng đối với chuẩn nghèo mới (chuẩn nghèo cũ là 500.000 đồng/người/tháng); đồng thời quy định thêm chuẩn cận nghèo là 1.000.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn; và 1.300.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị .

Một điều đặc biệt quan trọng đó là đã xác định được rõ 10 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Từ 10 chỉ số này để xác định mức độ thiếu hụt tiếp cập đối với 5 dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin.

Theo Quyết định, việc ban hành mức chuẩn nghèo mới giai đoạn 2016 – 2020 và xác định những căn cứ để đo lường mức độ thiếu hụt; giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân chính là cơ sở cốt yếu để thực hiện các mục tiêu chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội phát triển bền vững, cũng như hoạch định phát triển các chính sách kinh tế - xã hội khác trong giai đoạn 2016 – 2020.

1.2.2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giải quyết việc làm

Giải quyết việc làm theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là một trong những chính sách đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng trong độ tuổi lao động lớn như Việt Nam. Thiếu công ăn việc làm, không có việc làm hoặc việc làm với năng suất và thu nhập thấp sẽ không thể giúp thanh niên và người dân bảo đảm cuộc sống, an sinh xã hội và phát triển bền vững . Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rõ tầm quan trọng của xóa đói giảm nghèo vậy nên đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối, chính sách thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn lực đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đối với thanh niên nông thôn, việc làm liên quan đến yếu tố đất đai, tư liệu lao động, công cụ lao động và kỹ năng nghề và vốn sản xuất đã kết hợp thành một chỉnh thể tác động mạnh đến đời sống của thanh niên nông thôn.

Trong giai đoạn hiện nay, giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn chính là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động này. Tập trung. phát triển đa dạng các ngành, nghề để tạo nhiều việc làm và thu nhập; khuyến khích

tạo thuận lợi để các thanh niên nông thôn, người lao động học tập nâng cao trình độ lao động, tay nghề; đồng thời có cơ chế chính sách phát triển, trọng dụng nhân tài, có những chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với người giỏi. Phát huy tiềm lực khoa học, công nghệ của đất nước, nâng cao nhanh năng xuất lao động xã hội và chất lượng tăng trưởng của nên kinh tế. Từ đó cho thấy, muốn tạo nhiều việc làm cho thanh niên nông thôn, người lao động và khả năng thu hút lao động lớn cần phải tăng cường đầu tư và mở rộng sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu về ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ chế biến và dịch vụ phục vụ đời sống dân sinh. Muốn giải quyết vấn đề lao động – việc làm thì Đảng và Nhà nước ta phải đi đôi với cơ cấu lại nguồn lực lao động trong cả nước, phục vụ tốt các yêu cầu từng bước tái cấu trúc lại nền kinh tế theo mô hình phát triển kinh tế xã hội đạt năng suất cao, tăng trưởng nhanh và bền vững. Đồng thời, phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp cơ bản và hữu hiệu.

Nhìn tổng thể 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc. chúng ta đã biết nắm bắt nhanh chóng những cơ hội to lớn từ kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài sẽ đem lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, từ chỗ Nhà nước bao cấp toàn bộ trong việc giải quyết việc làm đã dần chuyển trọng tâm sang thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế và người lao động đều tham gia tạo việc làm; từ chỗ không chấp nhận có sự phân hóa giàu-nghèo đã đi đến khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp cho bản thân và gia đình đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo.

1.3. Phát triển sản phẩm cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách

1.3.1. Khái niệm

* Khái niệm cho vay hộ nghèo

Theo Điều 1 Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác: Cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác

vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội.

* Khái niệm về phát triển cho vay hộ nghèo

Trong phạm vi ngân hàng CSXH: Phát triển cho vay hộ nghèo tại ngân hàng CSXH là sự mở rộng về chất lượng và quy mô cho vay hộ nghèo của ngân hàng CSXH. Sự tăng lên về số hộ nghèo được tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng CSXH. Chất lượng phát triển cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách được nâng cao thể hiện ở các khoản vay hộ nghèo sử dụng vốn đạt hiệu quả cao, cụ thể ở việc số hộ nghèo được vay vốn, sô hộ thoát nghèo nhờ vay vốn ngân hàng CSXH, mức vay vốn phù hợp với nhu cầu của hộ vay, điều kiện, thủ tục, quy trình vay vốn đơn giản, thuận lợi, phù hợp với hộ vay…. Ngân hàng CSXG mở rộng thêm cho vay đối với đối tượng hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo để giúp các hộ vay thoát nghèo bền vững, đảm bảo mục tiêu xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính dáng, đảm bảo an sinh xã hội.

* Điều kiện cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách (theo Kế hoạch số 316/NHCS-KH ngày 02/05/2003 của ngân hàng CSXH)

- Các hộ vay vốn có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi các hộ có nhu cầu vay vốn.

- Các hộ vay vốn có tên trong danh sách hộ nghèo, cận nghèo ở xã/phường/thị trấn nơi cư trú theo chuẩn hộ nghèo do Bộ lao động-Thương binh và xã hội công bố từng thời kỳ.

- Hộ vay vốn không phải thế chấp tài sản để vay vốn và được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng các hộ vay phải là thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn, được các tổ bình xét, lập thành danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã/phường.

- Chủ hộ vay hoặc người thừa kế được ủy quyền giao dịch là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với Bên cho vay, là người trực tiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ Ngân hàng .

* Vai trò của cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách

Ngân hàng CSXH có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hộ nghèo. Nó được coi là công cụ quan trọng để phá vỡ vòng luẩn quẩn của thu nhập thấp, tiết kiệm thấp và năng suất thấp và đó cũng chính là chìa khoá vàng để giảm nghèo, vươn lên thoát nghèo làm giàu chính đáng cho bản thâ, gia đình và xã hội. Vai trò của tín dụng ngân hàng CSXH được thể hiện ở một số nội dung như sau:

- Cung cấp vốn tín dụng, góp phần cải thiện cộng đồng thị trường tài chính, nơi có hộ nghèo sinh sống:

Vốn tín dụng cho hộ nghèo vay vốn đã góp phần cải thiện tình hình thị trường tài chính ở khu vực nông thôn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống. Ba yếu tố cơ bản để hộ nghèo có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh đó là vốn bằng tiền hoặc đất đai, lao động và kỹ thuật; trong đó, vốn bằng tiền là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất vì nếu như có vốn bằng tiền, thì người sản xuất (các đối tượng hộ nghèo) có thể mua sắm các tư liệu sản xuất khác, kể cả đất đai và học hỏi các trình độ kỹ thuật tiên tiến. Hiện nay, tích luỹ tư bản của người nghèo ở nước ta đang ở mức rất thấp, do đó hầu như các hộ nghèo đều thiếu vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Nhờ nguồn vốn vay của ngân hàng CSXH mà các hộ nghèo có điều kiện tiếp cận được khoa học kỹ thuật, công nghệ mới như các giống cây, con mới, kỹ thuật canh tác mới và cũng nhờ vay vốn, mà các đối tượng hộ nghèo tiếp cận được với công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư ở các địa phương trong cả nước cũng như trên thế giới.

- Một điều có thể thấy rõ các hộ nghèo được vay vốn ngân hàng CSXH đó chính là tín dụng cho vay các đối tượng hộ nghèo làm giảm tệ nạn cho vay nặng lãi: nước ra tệ nạn cho vay nặng lãi đã có từ lâu đời nay, hiện nay vẫn đang tồn tại ở rất nhiều địa phương, nhất là ở nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa những nơi bà con đang rất cần vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Lãi suất của của các khoản vay nặng lãi cao hơn nhiều so với lãi suất cho vay của các ngân hàng hoặc dưới dạng mua bán sản phẩm của các hộ vay như lúa non, lạc non, mía non…ở thời kỳ giáp hạt.

Do nhu cầu cấp bách (thường là do đói kém, ốm đau bệnh tật, chi phí con đi học hoặc nhu cầu đột xuất), nên các đối tượng phải đi vay nặng lãi. Tín dụng nặng lãi gây nhiều tác hại cho người dân, đặc biệt là hộ nghèo, làm cho hộ nghèo túng quẫn, đã nghèo lại càng nghèo thêm. Chính hoạt động tín dụng cho vay đối với hộ nghèo của ngân hàng CSXH đã trực tiếp làm giảm tệ nạn cho vay nặng lãi.

- Giúp hộ nghèo nâng cao kiến thức, trình độ tiếp cận thị trường, có điều kiện phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh vươn lên thoát nghèo:

Cung ứng vốn cho các đối tượng hộ nghèo theo chương trình giảm nghèo Quốc gia, với mục tiêu đầu tư cho sản xuất, phát triển kinh doanh để xóa đói giảm nghèo; sau một thời gian cho vay ngân hàng thu hồi cả gốc và lãi đã buộc người vay phải tính toán trồng cây gì, nuôi con gì, làm nghề gì và làm như thế nào để có hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho gia đình; trả nợ cho ngân hàng. Để làm được điều đó, các đối tượng phải học hỏi kỹ thuật sản xuất, suy nghĩ, tính toán các biện pháp quản lý. Từ đó, tạo cho các đối tượng có tính năng động, sáng tạo, chủ động trong lao động sản xuất, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý kinh tế. Mặt khác, khi số đông người nghèo phát triển sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá thông qua việc trao đổi, mua bán trên thị trường, làm cho họ tiếp cận được kinh tế thị trường một cách chủ động, trực tiếp. Đồng thời đã giải quyết việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động là người nghèo không có việc làm, phát huy tiềm năng sẵn có của các hộ gia đình. Thông qua vốn tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách đã hỗ trợ phát triển nhiều ngành nghề, đặc biệt là một số ngành nghề truyền thống như: Chế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống cũng như thủ công mỹ nghệ, ngành nghề truyền thống. Nhờ vậy, đã giải quyết việc phần lớn thời gian nông nhàn của các hộ dân sinh sống ở nông thôn. Tận dụng lao động là thợ lành nghề để khai thác ngành nghề truyền thống, khai thác tiềm năng nội lực, tạo cơ hội cho người nghèo và các đối tượng chính sách tự vận động, vượt qua khó khăn, vươn lên thoát khỏi đói nghèo, làm giàu chính đáng, hoà nhập cộng đồng.

- Cung ứng vốn cho hộ nghèo, cận nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới: Cho vay đối với hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách của ngân hàng CSXH được thực hiện công khai, minh bạch theo các quy định nghiệp vụ hiện hành như họp tổ dân bình xét công khai các đối tượng được vay, thành lập tổ TK&VV, phải qua sự kiểm tra, giám sát của chính quyền xã, phường, thị trấn, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội các cấp từ Trung ương đến địa phương, vốn vay được các cán bộ ngân hàng CSXH giải ngân trực tiếp tận người vay. Thông qua hoạt động vay vốn, các hộ nghèo, cận nghèo trong tổ cùng giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh và đời sống; các hộ cùng nhau trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm quản lý kinh tế, cùng nhau chia sẻ rủi ro, hoạn nạn khi cần giúp đỡ. Từ đó mà tình làng nghĩa xóm ở mỗi khu dân cư được gắn bó hơn. Phát triển kinh tế đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế, đời sống an sinh xã hội ở nông thôn. An ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; hạn chế tối đa những mặt tiêu cực, tạo ra bộ mặt mới trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn, từng bước phát triển xây dựng nông thôn mới.

- Tạo việc làm cho người lao động: Thông qua công tác cho vay hộ nghèo, đã tạo điều kiện cho một bộ phận không nhỏ con, em của các đối tượng hộ nghèo có

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) PHÁT TRIỂN CHO VAY HỘ NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH NAM ĐỊNH​ (Trang 25 -25 )

×