Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh nam định​ (Trang 36)

1.4.2.1. Cơ chế cho vay

Cơ chế cho vay uỷ thác của ngân hàng CSXH tiếp tục kế thừa, hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ cho vay trước đây của NHPVNg, của các NHTM và Kho bạc Nhà nước... trên cơ sở đó đã giảm bớt được nhiều thủ tục hành chính, phù hợp thực tế hơn. Qua đó tạo điều kiện cho các bên nhận uỷ thác (các Hội Đoàn thể chính trị – xã hội) và người vay vốn (hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chinh sách) tiếp cận tín dụng ưu đãi được dễ dàng hơn nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc và an toàn tín dụng.

Việc chuyển hướng uỷ thác từng phần trong cho vay vốn đối với hộ nghèo thông qua các Hội đoàn thể chính trị (Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên...) thay thế uỷ thác từng phần qua NHNo & PTNT đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao: tập trung được tối đa sức mạnh của các tổ chức chính trị xã hội từ Trung ương đến địa phương.. trong việc thực hiện tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách; xã hội hoá công tác cho vay của ngân hàng CSXH; tạo điều kiện cho các cấp Hội chính trị ở cơ sở mở rộng hội viên, gắn kết, giúp đỡ lẫn nhau vì mục tiêu chung là phát triển sản xuất – kinh doanh - dịch vụ để thoát nghèo, thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu hính đáng góp phần ổn định cuộc sống.

Hoạt động của ngân hàng CXSH đang áp dụng phương thức cho vay phụ thuộc vào hoạt động của các Hội đoàn thể chính trị. Có thể nói, nếu hoạt động của các Hội đoàn thể chính trị có hiệu quả thì sẽ làm cho hoạt động cho vay của ngân hàng CSXH có hiệu quả, từ đó làm gia tăng khối lượng cho vay ưu đãi của ngân hàng CSXH đối với các đối tượng khách hàng. Ngược lại, nếu hoạt động của các Hội đoàn thể chính trị không có hiệu quả cũng sẽ làm cho hoạt động cho vay của ngân hàng CSXH gặp khó khăn trong quá trình cho vay cũng như thu hồi vốn đối với các đối tượng khách hàng, từ đó làm giảm khối lượng cho vay ưu đãi của ngân hàng CSXH.

1.4.2.2. Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay ưu đãi cho các đối tượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị của Hội đồng quản trị ngân hàng CSXH, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. Tại khoản 3, khoản 5 Điều 2 Nghị định quy định về tín dụng đối với một số đối tượng người nghèo và các đối tượng chính sách khác do Hội đồng quản trị quyết định giữa khu vực II và khu vực III sẽ có mức lãi suất khác nhau. Lãi suất nợ quá hạn của các đối tượng được tính bằng 130% lãi suất cho vay.

Nhìn chung, ngân hàng CSXH có mức lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất của NHTM rất nhiều. Rủi ro trong cho vay tín dụng là rất cao do năng lực tài chính của người vay thấp hoặc không có điều kiện làm ăn thuận lợi để chi trả nguồn vốn vay. Cho vay với lãi suất thấp đối với các đối tượng một mặt hỗ trợ tài chính cho các đối tương vay vốn nhưng mặt khác đã vô tình tạo ra tư tưởng ỷ lại cho đối tượng vay vốn; đồng thời chi tiêu ngân sách lớn, vượt quá khả năng của Nhà nước. Chính vì vậy, lãi suất cho các đối tượng vay vốn có tác động không nhỏ đến hoạt động cho vay tín dụng của ngân hàng CSXH. Mặc dù, ngân hàng CSXH được Nhà nước thực hiện bao cấp một phần cho hoạt động tín dụng của mình nhưng nếu lãi suất cho các đối tượng vay vốn quá thấp thì ngân hàng CSXH chỉ có thể giải ngân cho các đối tượng vay vốn với món nhỏ, với chi phí cho vay vốn cao mới duy trì được hoạt động của Ngân hàng. Ngược lại, nếu cho các đối tượng vay vốn với lãi suất cao thì khối lượng cho các đối tượng vay vốn sẽ giảm do năng lực tài chính của các đối tượng vay vốn thấp. Bên cạnh đó nếu ngân hàng CSXH mở rộng hoạt động cho các

đối tượng vay vốn thì ngân sách phải gia tăng cấp bù hoặc phải có chính sách hỗ trợ hợp lý hoặc kịp thời thay đổi chính sách lãi suất ưu đãi linh hoạt.

1.4.2.3. Tình hình huy động vốn

Cũng giống như các NHTM khác, ngân hàng CSXH phải huy động vốn để cho vay. Ngoài vốn tự có được Nhà nước cấp để cho vay, phần lớn vốn giải ngân Ngân hàng phải huy động từ các nguồn khác như: Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước cũng có mức trả lãi cho mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn; tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo. Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác. Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho các đối tượng vay vốn sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, giúp các hộ vươn lên làm giàu chính đáng góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, ổn định xã hội. Bên cạnh đó, ngân hàng CSXH cũng nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia và các cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác.

Khi có một số lượng vốn đủ lớn ngân hàng CSXH có thể tiến hành cho vay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Điều kiện để ngân hàng tiến hành mở rộng hoạt động cho vay đó là hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả. Qui mô của ngân hàng CSXH sẽ bị giảm xuống nếu như nguồn vốn cho vay ưu đãi bị hạn chế sẽ không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người vay. Ngược lai, qui mô của ngân hàng sẽ lớn mạnh nếu như nguồn vốn cho vay ưu đãi lớn sẽ đáp ứng tốt nhu cầu cần vốn của người vay đặc biệt là người nghèo và các đối tượng chính sách, qua đó tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo thu nhập ổn định, giúp đỡ người nghèo có công ăn việc làm ổn định, làm giảm tỷ lệ hộ nghèo nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo quốc gia mà Đảng và Nhà nước đã giao phó.

Mặt khác cơ cấu vốn huy động được cũng có ảnh hưởng: nếu nguồn huy động chủ yếu là ngắn hạn thì ngân hang chỉ mở rộng cho vay ngắn hạn và sẽ bị hạn chế nếu muốn mở rộng cho vay trung và dài hạn và ngược lại.

1.4.2.4. Mạng lưới chi nhánh ngân hàng và đội ngũ cán bộ ngân hàng

Nơi thu hút các đối tượng vay vốn và tiếp xúc giao dịch giữa ngân hàng với các đối tượng đó chính là các mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm của ngân hàng. Chính vì vậy hoạt động cho vay của ngân hàng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các nhân tố này. Để tiết kiệm chi phí giao dịch, đáp ứng nhu cầu vay vốn kịp thời của người vay, gia tăng khối lượng cho vay thì cần mở rộng mạng lưới chi nhánh hoạt động của ngân hàng CSXH.

Mặt khác hoạt động của ngân hàng CSXH nếu kết hợp với các cấp chính quyền địa phương, bộ máy công an, các Hội đoàn thể chính trị xã hội kiểm soát còn tạo điều kiện để ngân hàng CSXH nắm rõ tình hình hoạt động của các đối tượng vay vốn, từ đó sẽ giúp cho ngân hàng CSXH thuận lợi trong tiếp xúc cũng như giám sát việc thực hiện khoản vay của khách hàng. Từ đó làm giảm rủi ro tín dụng của ngân hàng CSXH trong hoạt động cho vay ưu đãi đến mức thấp nhất.

Ngoài việc ngân hàng CSXH mở rộng mạng lưới không chỉ ở việc mở rộng thêm chi nhánh mới mà còn được thể hiện ở việc các cán bộ ngân hang CSXH trực tiếp đến từng địa bàn, tiếp xúc với các đối tượng vay vốn, phổ biến về hoạt động ngân hàng, hướng dẫn thủ tục cho người có nhu cầu vay vốn của ngân hàng CSXH. Qua đó Ngân hàng CSXH có thể thường xuyên theo dõi cũng như quan tâm giúp đỡ các đối tượng vay vốn, đưa ra những giải pháp tư vấn khi các đối tượng vay vốn gặp khó khăn, làm gia tăng các dịch vụ của Ngân hang CSXH.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công nhân viên của ngân hàng CSXH cũng có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay. Thái độ phục vụ, trình độ hiểu biết của cán bộ, nhân viên là bộ mặt của một ngân hàng CSXH, vì đây là những người trực tiếp tiếp xúc và gây ấn tượng đầu tiên với khách hàng. Một khách hàng có ấn tượng tốt đẹp về ngân hàng thì chính khách hàng đó sẽ quảng bá cho nhiều khách hàng khác đến với ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn và ngược lại. Ngoài ra, công tác marketing, tư vấn, gặp gỡ, trò chuyện hướng dẫn khách hàng các thủ tục vay vốn, giới thiệu các dịch vụ tiện ích…Những yếu tố này có tác động không nhỏ đến hoạt động cho vay của Ngân hàng. Khi khách hàng chủ yếu của Ngân hàng CSXH là người nghèo

thường ít có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng thì ngân hàng CSXH cần có những chiến lược quảng bá marketing rộng khắp kết hợp với các hoạt động trò chuyện, hướng dẫn trực tiếp với các đối tượng có nhu cầu vay vốn... làm cho người nghèo có thể dần thích ứng được các loại hình dịch vụ của Ngân hàng, dần dần giúp họ nắm bắt được các loại hình cho vay ưu đãi đặc biệt, từ đó sẽ có nhiều hộ nghèo có nhu cầu cần vốn sử dụng vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH, làm gia tăng khối lượng cho vay.

1.4.2.5. Nhu cầu vay vốn của khách hàng

Nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn có ảnh hưởng đến giá trị của khoản vay vốn từ đó làm tăng lên hoặc giảm dư nợ cho vay của ngân hàng CSXH. Nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn theo từng kỳ hạn: ngắn hạn hay trung và dài hạn ảnh hưởng đến cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của ngân hàng CSXH. Qua đó, ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn của Ngân hang CSXH. Nhìn chung, các nguồn vốn huy động theo kỳ hạn trung và dài hạn thường gặp nhiều khó khăn hơn các nguồn vốn huy động ngắn hạn, từ đó làm cho hoạt động cho vay trung và dài hạn của Ngân hang CSXH bị hạn chế. Đồng thời, nhu cầu vay vốn của các đối tượng cũng là yếu tố quyết định mở rộng cho vay ngắn, trung và dài hạn. Các đối tượng vay vốn của ngân hàng CSXH chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, ổn định thu nhập, vươn lên làm giàu chính đáng. Chính vì vậy, ngân hang CSXH cần biết kết hợp giữa nhu cầu vay vốn của các đối tượng và khả năng giải ngân của ngân hang CSXH để có được chính sách cho vay hợp lý nhằm đảm bảo an toàn cho ngân hàng CSXH.

1.4.2.6. Khả năng trả nợ của khách hàng

Ngân hàng CSXH không thể mở rộng cho các đối tượng vay vốn mà không quan tâm đến các đối tượng có trả nợ được hay không? Đây là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá món vay an toàn và hiệu quả. Thực hiện việc xác định khả năng trả nợ của các đối tượng vay vốn, cán bộ tín dụng của ngân hang CSXH phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tài chính của các đối tượng để lập bảng cân

đối các nguồn thu, chi tài chính trong một thời gian nhất định, trên cơ sở đó căn cứ vào số chênh lệch thu – chi để xác định nguồn trả nợ của các đối tượng. Nhằm giảm thiểu những rủi ro, tổn thất có thể xảy ra đối với Ngân hàng CSXH khi các đối tượng vay vốn không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Khi những rủi ro, tổn thất bi hạn chế tối đa thì nguồn vốn huy động được của Ngân hàng CSXH sẽ có thể đáp ứng được một khối lượng lớn các đối tượng có nhu cầu vay vốn khác, từ đó làm gia tăng khối lượng tín dụng của ngân hàng. Ngược lại, khi những rủi ro, tổn thất xẩy ra là quá lớn do các đối tượng vay vốn không có khả năng trả nợ thì hoạt động của Ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn, một khối lượng lớn các đối tượng có nhu cầu cần vay vốn sẽ không được Ngân hàng CSXH đáp ứng, từ đó làm giảm khối lượng cho vay của Ngân hàng.

1.5 Rủi ro tín d ng chính sách

Trong kinh doanh ngân hàng thì hoạt động tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chú yếu đem lại nguồn thu nhập lớn và cũng là hoạt động có rủi ro lớn nhất đối với mỗi ngân hàng. Rủi ro tín dụng là rủi ro từ phía người vay, chính vì vậy rủi ro tín dụng là bạn đồng hành trong kinh doanh, có thể đề phòng, hạn chế, chứ không thể loại trừ. Chính vì thế, các tổ chức tín dụng chính sách vẫn giữ cách tiếp cận truyền thống đó là: khách hàng vay vốn cần phải có tài sản thế chấp hoặc tín chấp của các tổ chức chính trị xã hội.

Có rất nhiều ruit ro khách nhau mà các tổ chức chính trị luôn gặp phải, chủ yếu là do đặc điểm ở khu vực nông thôn, các vùng kinh tế đặc biệt khó khan và do tính chất hoạt động của các trung gian tài chính. Một số loại rủi ro cơ bản mà các tổ chức tín dụng chính sách gặp phải đó là: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi do vận hành.

Rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn trong các hoạt động cho vay của ngân hàng, nếu không xử lý được những rủi ro này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế – xã hội, niềm tin của khách hàng và đối với sự sống còn của các tổ chức tín dụng chính sách. Vì thế, để hạn chế khả năng xảy ra rủi ro cung như giảm thiểu những tổn thất khi xảy ra rủi ro ngân hàng phải có một hệ thống để dự đoán, phòng ngừa và giải quyết rủi ro.

Trên thực tế, rủi ro luôn song hành cùng các hoạt động cho vay. Điều quan trọng đối với ngân hàng là xác định được mức độ rủi ro trong các hoạt động cho vay có thể chấp nhận được bao nhiêu và lợi ích dự kiến sẽ đạt được với những rủi ro có thể xảy ra đó. Ngân hàng CSXH là một tổ chức tín dụng đặc biệt và hoạt động tín dụng chính sách cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách là nhiệm vụ quan trọng quyết định đến vai trò của ngân hàng CSXH trong mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Đối tượng cho vay tín dụng chính sách của ngân hàng CSXH là những hộ nghèo, hộ cận nghèo, các hộ gia đình chính sách chủ yếu ở nông thôn, các vùng đặc biệt khó khăn, ở các xã hải đảo vùng sau, vùng xa. Do vậy, rủi ro tín dụng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách của ngân hàng CSXH dễ xảy ra ở mức độ cao hơn so với các hoạt động tín dụng của các ngân hàng khác.

Rủi ro tín dụng chính sách cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách được nhìn nhận dưới 2 góc độ: rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan.

1.5.1 Rủi ro khách quan

Rủi ro khách quan do các nguyên nhân khách quan gây ra như thiên tai, dịch bệnh, người vay vốn không còn khả năng trả nợ (bị chết, mất tích), không có người thừa kế hoặc ngừoi vay đã thực hiện nghiêm túc các chế độ chính sách nhưng bị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh nam định​ (Trang 36)