0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) PHÁT TRIỂN CHO VAY HỘ NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH NAM ĐỊNH​ (Trang 110 -110 )

- Do nhu cầu vay vốn của người dân còn cao trong khi đó khả năng cấp vồn còn có hạn.

- Cơ chế chính sách cho vay của ngân hàng về việc xử lý nợ đến hạn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn. Việc cho các đối tượng gia hạn nợ, xử lý cho vay lưu vụ còn dễ, nhiều khi ngân hàng CSXG còn cho gia hạn nợ hoặc cho vay lưu vụ đồng loạt nên khiến cho các đối tượng vay có tâm lý ỷ lại, không có ý định trả nợ khi có khả năng, nên dẫn đến việc không trả được nợ một lần khi đã đến hạn trả nợ cuối cùng.

- Cơ chế tài chính của ngân hàng CSXH tuy đã được bổ sung sửa đổi nhưng vẫn chưa thực sự phù hợp với hoạt động của một tổ chức tín dụng Nhà nước hoạt động công ích không vì mục đích lợi nhuận.

- Về xử lý đối tượng vay vốn sử dụng vốn vay sai mục đích mới chỉ dừng lại ở việc thu hồi nợ, không có cơ chế để xử phạt trường hợp này.

- Cơ chế huy động vốn trên địa bàn tỉnh Nam Định còn nhiều hạn chế so với các Ngân hàng Thương mại và tổ chức tín dụng khác vì vậy còn hạn chế trong việc huy động vốn trong thị trường để có được nguồn vốn ổn định hơn.

- Kinh tế ở một số nơi khó khăn điều kiện phát triển chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo và phát sinh nghèo ở một số nơi còn tiềm ẩn, dẫn đến việc triển khai thực hiện các chương trình phát triển kinh tế gắn với mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở một số ngành và địa phương còn chậm.

- Cho vay hộ nghèo gặp nhiều rủi ro do các điều kiện tự nhiên của các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội có tình khách quan. Một số năm gần đây trên địa bàn tỉnh Nam Định có nhiều biến động về khí hậu, thời tiết, dịch bệnh… làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân, từ đó tác động mạnh đến việc vay vốn, sử dụng vốn và khả năng trả nợ vay ngân hàng của các đối tượng chính sách.

- Một số điểm giao dịch chưa thực hiện tốt việc công khai dư nự để phổ biến cho các đối tượng vay vốn được biết, kiểm tra đối chiếu còn mang tính hình thức, mới chỉ thực hiện trên giấy tờ do tổ trưởng lập và gửi lên nên còn kém hiệu quả, không phát hiện được sai phạm của tổ TK&VV.

- Việc nhận ủy thác từng phần của ngân hàng CSXH do các tổ chức CT-XH đảm nhận, khâu giải ngân và thu nợ lại do ngân hàng CSXH trực tiếp thực hiện nên còn có tổ và hội đoàn thể không đôn độc các đối tượng vay vốn trả nợ gốc.

CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY HỘ NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƢỢNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN

HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH NAM ĐỊNH

4.1. Cơ sở của các đề xuất nhằm phát triển cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chinh sách tại Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Nam Định

4.1.1. M c tiêu chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Nam Định giai đoạn 2016 – 2020

- Tập trung cho vay các chương trình tín dụng chính sách đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2020 theo Nghị quyết HĐQT và ngân hàng cấp trên giao; Tích cực huy động các nguồn vốn, tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, tiền gửi của tổ viên tổ TK&VV, trong đó quan tâm tới việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp bổ sung nguồn vốn nhận ủy thác địa phương.

- Triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động mọi mặt, chất lượng tín dụng, quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ các đơn vị có chất lượng hoạt động thấp và tỷ lệ nợ quá hạn cao; căn cứ kết quả đối chiếu, phân loại nợ hàng năm chính quyền địa phương chỉ đạo xử lý nợ theo đúng quy định, đặc biệt chỉ đạo quyết liệt xử lý các trường hợp hộ vay chây ỳ nhằm giảm nợ quá hạn so với năm trước.

- Nâng cao trách nhiệm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT, Hội đoàn thể các cấp và ngân hàng CSXH, đặc biệt là các thành viên Ban đại diện là Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện tốt việc quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách tín dụng tại địa bàn, tham gia giao ban với ngân hàng CSXH hàng tháng vào ngày giao dịch để chỉ đạo triển khai hoạt động tín dụng chính sách kịp thời.

- Ngân hàng CSXH và các Hội đoàn thể, chính quyền địa phương phối hợp đào tạo, tập huấn, đảm bảo 100% cán bộ tham gia vào hoạt động tín dụng chính sách xã hội được tập huấn nghiệp vụ, nhất là những chủ trương, chính sách mới.

- Các Hội đoàn thể bám sát các nội dung ngân hàng CSXH đã ủy thác để thực hiện tốt nhiệm vụ, thường xuyên chỉ đạo Hội cấp dưới làm tốt công tác ủy thác và phối hợp với Ngân hàng CSXH trong việc chuyển tải nguồn vốn có hiệu quả, đúng đối tượng thụ hưởng, kịp thời và an toàn; tham dự sinh hoạt tổ, tăng cường hơn nữa đối với công tác củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ TK&VV; ổn định, duy trì các tổ có chất lượng hoạt động tốt, giảm tổ trung bình, không để tổ yếu tồn tại; Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ viên trong việc trả nợ, trả lãi đầy đủ đúng hạn, sử dụng vốn đúng mục đích xin vay và hàng tháng tham gia gửi tiền tiết kiệm thông qua tổ.

- Thực hiện tốt công tác truyền thông về tín dụng chính sách, đồng thời chủ động báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương nhằm tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo trong thực hiện tín dụng chính sách.

- Cùng với việc cho vay vốn, các cấp Hội làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình, giúp nhau thoát nghèo và vươn lờn làm giàu để đồng vốn mang lại hiệu quả cao.

4.1.2. M c tiêu hoạt động của Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Nam Định giai đoạn 2016 – 2020

- Nguồn vốn và dư nợ tăng trưởng mỗi năm từ 8% trở lên, thực hiện đạt các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được Tổng Giám đốc giao và địa phương ủy thác; tích cực khai thác và huy động các nguồn vốn, tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW nhất là việc dành một phần ngân sách ủy thác qua ngân hàng CSXH, đảm bảo 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng CSXH cung cấp.

- Nâng cao chất lượng tín dụng, giữ ổn định tỷ lệ nợ quá hạn ở mức dưới 0,12%; 100% nợ đến hạn được xử lý theo đúng quy trình, quy định; hệ số sử dụng vốn đạt trên 98%; tỷ lệ thu lãi đạt trên 98%.

- Đảm bảo 100% Tổ TK&VV hoạt động đúng theo quy chế quy định tại Quyết định số 15/QĐ-HĐQT với số tổ có chất lượng hoạt động khá, tốt chiếm trên

99% tổng số tổ và trên 90% số Tổ viên tham gia gửi tiền tại ngân hàng CSXH nơi cho vay.

- Hàng năm, xây dựng và hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra giám sát của Ban đại diện các cấp; công tác tự kiểm tra của ngân hàng CSXH và các Hội, Đoàn thể nhận ủy thác đảm bảo chất lượng.

- Góp phần xây dựng hệ thống ngân hàng CSXH trở thành một ngân hàng hiện đại, vừa làm tốt chức năng tín dụng ưu đãi của Nhà nước, vừa phát triển nhiều dịch vụ tài chính đối với người nghèo, người có thu nhập thấp và các đối tượng chính sách khác đóng góp tích cực hơn nữa thực hiện mục tiêu về giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và XDNTM trên địa bàn.

4.1.3. Định hướng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Nam Định CSXH chi nhánh tỉnh Nam Định

- Phối hớp với ngân hàng CSXH tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện tốt Chỉ thị 40-CT/TW của Ban bí thư TW để nâng cao hiệu lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉnh quyền địa phương, đối với hoạt động tìn dụng chính sách trên địa bàn.

- Tham mưu cho chính quyền địa phương sớm có danh sách hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo để làm cơ sở bình xét và cung cấp cho ngân hàng CSXH làm cơ sở giải ngân, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ ngân hàng CSXH.

- Các hội đoàn thể chỉ đạo các hội cấp xã, tổ trưởng tổ TK&VV rà soát, thu thập, kịp thời số điện thoại di động của khách hàng khi có thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả tin nhắn, phục vụ tốt cho hoạt động nghiệp vụ.

4.2. Giải pháp phát triển cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách tại Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Nam Định

4.2.1. Giải pháp phát triển cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách

Một là, xây dựng khung quản lý chính sách phù hợp. Hoàn thiện và mở rộng dịch vụ tiết kiệm của người nghèo ra các đối tượng chính sách. Tiếp tục thực hiện cơ chế ưu đãi về lãi suẩt phù hợp với khả năng tài chính của Nhà nước và các đối tượng vay vốn trong từng thời kỳ.

Hai là, Tăng cường củng cố kiện toàn Ban Chỉ đạo giảm nghèo các cấp. Tổ chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực tổ chức thực hiện; tiếp tục bổ sung chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở; tổ chức đối thoại về chính sách, xác định nhu cầu và năng lực tham gia của người dân; tổ chức trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương và với các huyện, quận và tỉnh, thành khác khác về giảm nghèo.

Ba là, Thường trực Ban giảm nghèo, tăng hộ khá huyện tập trung tham mưu triển khai thực hiện các giải pháp của Chương trình, đẩy mạnh và đa dạng các hoạt động kiểm tra giám sát, đánh giá tiến độ thực hiện.

Bốn là, Ban chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo xã, thị trấn nắm chắc các chính sách của Chương trình và thực trạng của hộ nghèo để có những giải pháp hỗ trợ kịp thời, hiệu quả. Thường xuyên củng cố Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo xã, thị trấn.

Tăng cường các hoạt động thông tin tuyên truyền nhằm làm chuyển biến ý thức từng hộ nghèo tự nỗ lực, vượt khó vươn lên; đảm bảo quy trình công khai, bình đẳng đối với số hộ có khả năng vượt chuẩn nhưng không kê khai đúng mức thu nhập hoặc số hộ nghèo lười lao động, còn ỷ lại vào chương trình. Định kỳ 6 tháng, hàng năm, tổ chức đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động của Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá nhằm tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh nội dung, các giải pháp thực hiện Chương trình đảm bảo hiệu quả cao, mang tính bền vững.

Năm là, đối với Hội, đoàn thể các cấp: Thực hiện tốt Hợp đồng ủy thác như đã ký kết với Ngân hàng CSXH.

Cần phải sắp xếp, bố trí, phân công rõ cán bộ chuyên trách theo dõi công tác ủy thác, hạn chế tối đa việc thay đổi nhân sự cán bộ Hội đoàn thể chính trị xã hội đối với những cán bộ này. Tăng cường xây dựng năng lực, tập huấn cho cán bộ Hội, đoàn thể các cấp (bao gồm cả nghiệp vụ ủy thác và kiến thức tổ chức quản lý để họ có thể điều phối tốt hoạt động thành lập tổ và các chương trình hoạt động cho vay, tổ chức tốt việc tập huấn cho Hội đoàn thể cấp dưới và các Tổ TK&VV).

Các Hội đoàn thể chính trị xã hội các cấp cần phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH để tham gia tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho vay đối với Hội cấp dưới

và Tổ TK&VV. Đặc biệt là việc phối hợp tốt trong công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay của các đối tượng.

Hội đoàn thể chính trị xã hội nhận ủy thác cần giám sát chặt chẽ các Tổ TK&VV do Hội mình quản lý để đảm bảo việc đôn đốc thu hồi nợ gốc và thu lãi tiền vay, thu tiết kiệm được các Hội thực hiện một cách có hiệu quả.

Sáu là, đối với các hộ thuộc diện được vay vốn: Cần nhận thức rõ trách nhiệm hoàn trả vốn vay cho ngân hàng CSXH; như đã nói trên, các hộ vay vốn phải nhận thức rõ trách nhiệm trả lãi và nợ gốc ngay từ khi viết Giấy đề nghị vay vốn ngân hàng CSXH. Các hộ vay vốn cần hiểu rõ đây là chính sách tín dụng ưu đãi cho vay vốn với lãi suất thấp, không phải Chính phủ cho không lấy lãi.

Giúp đỡ các hộ vay vốn sử dụng vốn có hiệu quả, tăng thu nhập ổn định; thực tế ở nhiều địa phương, cơ sở cho thấy nhiều hộ vay vốn (đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đặc biệt khó khăn…) không biết cách làm ăn (kiến thức kỹ thuật và kiến thức quản lý của hộ vay rất hạn chế gần như là không có) nên sử dụng vốn không hiệu quả, không có lãi nên các hộ không tích lũy được tiền trả nợ gốc. Vì vậy, cần phài có sự phối hợp tốt giữa chính quyền địa phương, các tổ chức Hội đoàn thể chính trị xã hội nhận ủy thác với các Trung tâm/trạm khuyến nông khuyến lâm ngư để tập huấn thường xuyên cho các hộ vay vốn.

4.2.2. Giải pháp về phía Ngân hàng CSXH

* Đối với ngân hàng CSXH cấp tỉnh, huyện, thành phố

- Hoàn thiện hành lang pháp lý đối với các hoạt động chính sách của ngân hàng CSXH trên cơ sở sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định của pháp luật về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

- Cần lập kế hoạch tín dụng chi tiết thường kỳ và giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch được duyệt một cách có hiệu quả.

- Ngân hàng cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền/đào tạo, tập huấn cho cán bộ tổ chức Hội, đoàn thể chính trị xã hội, cán bộ Ban giảm nghèo để họ năm rõ chuyên môn, hiểu rõ nghiệp vụ ủy thác, thực hiện hiệu quả các hoạt động tín dụng chính sách tại địa phương.

- Chú trọng làm tốt công tác tham mưu đối với cấp trên (đặc biệt là tham mưu trong việc phân bổ vốn cho các địa phương và điều chuyển vốn giữa các huyện và các xã, phường, thị trấn) hoặc chủ động điều chuyển khi được ủy quyền phân bổ.

- Chi nhánh ngân hàng tỉnh cần chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương để tranh thủ được nguồn vốn của địa phương và tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác.

- Phát động phong trào thi đua trong toàn đơn vị công tác.

- Thực hiện tốt các điểm giao dịch vay vốn và hoạt động của Tổ giao dịch lưu động tại xã: Hoạt động giao dịch tín dụng tại các điểm giao dịch xã chiếm gần 90% hoạt động của hệ thống ngân hàng CSXH. Vì vậy, chất lượng của điểm giao dịch và hoạt động giao dịch lưu động tại xã đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng CSXH. Để thực hiện tốt điểm giao dịch và hoạt động của Tổ giao dịch lưu động, cần chú trọng một số giải pháp sau đây:

+ Thường xuyên rà soát để bố trí lịch giao dịch hợp lý theo hướng nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) PHÁT TRIỂN CHO VAY HỘ NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH NAM ĐỊNH​ (Trang 110 -110 )

×