Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh nam định​ (Trang 34 - 36)

1.4.1.1. Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, chiến lược; chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội cũng như mọi hoạt động kinh tế - xã hội khác đều phải chịu những qui định của Nhà nước và pháp luật. Trong từng thời kỳ nhất định chính sách tín dụng trong đó bao gồm cả chính sách cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách của ngân hàng CSXH cũng phải thực hiện đúng theo chủ trương, đườg lối chính sách của Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo. Nhờ vào

những thông tin này mà ngân hàng CSXH có thể xây dựng những chương trình định hướng cho các hoạt động của ngân hàng. Chủ trương phát triển của Đảng và Nhà nước ta đối với một thành phần kinh tế nào thì luôn ban hành đi kèm với những chủ trương đó là đường lối, chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho thành phần đó phát triển một cách tốt nhất. Trong đó Đảng và Nhà nước ta thường ban hành bao gồm kèm theo các qui định về chế độ cho vay ưu đãi mà ngân hàng CSXH phải thực hiện. Chính nhờ có chủ trương và định hướng đúng đắn như vậy nên cùng với việc thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nước ta những năm qua thực hiện khá tốt cùng với tăng trưởng kinh tế duy trì bền vững và thu nhập của người dân ngày càng tăng lên, tỷ lệ nghèo đói giảm nhanh và đời sống của người dân được cải thiện hơn. Ngược lại, nếu Nhà nước chưa có hướng dẫn cụ thể nào như chính sách lãi xuất, xử lý rủi ro thì sẽ gây những khó khăn nhất định trong hoạt động cho vay của ngân hàng CSXH.

Mặt khác ở mỗi địa phương lại có những đặc điểm, điều kện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội khác nhau nên ngân hàng CSXH cần phải quan tâm kịp thời đến phương hướng, chính sách phát triển kinh tế của mỗi địa phương để có những biện pháp thích hợp. Để có thể thực hiện cho vay thuận lợi đối với cá nhân, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ gia đình chính sách rất cần chính quyền địa phương nơi địa bàn hoạt động của ngân hàng cũng có những chính sách mở rộng, quan tâm, tạo điều kiện đối với đối tượng này.

1.4.2.2. Môi trường pháp lý

ngân hàng CSXH hoạt động cho vay hộ nghèo được qui định chặt chẽ bởi các văn bản qui phạm pháp luật do ngân hàng nhà nước ban hành. Các đối tượng khách hàng có nhu cầu vay vốn của ngân hàng cần được thừa nhận về mặt pháp lý. Đây là điều kiện để ngân hàng thuận lợi khi đưa ra các quyết định cho vay còn người vay vốn thì yên tâm, mạnh dạn sản xuất.

1.4.2.3. Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội

Ngân hàng CSXH giao cho các tổ chức chính trị - xã hội đại diện làm dịch vụ uỷ thác từng phần có nhiệm vụ chính là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân, thông qua các tổ chức hội đoàn thể chính trị – xã hội và chỉ đạo hoạt động của các

Tổ TK&VV tại cơ sở có đủ điều kiện trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác tín dụng đến khách hàng. Tính đền thời điểm này, sau khi ngân hàng CSXH thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ, đến nay đã ký văn bản thoả thuận, uỷ thác cho vay chương trình tín dụng hộ nghèo thông qua 4 tổ chức Hội đoàn thể chính trị - xã hội đó là Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội liên hiệp Phụ nữ và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Qua đó đã tận dụng được bộ máy cuả các tổ chức này hàng vạn người, tiết kiệm đáng kể chi phí quản lý. Từ lồng ghép có hiệu quả các chương trình tín dụng, văn hóa – xã hội nên hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả cho vay hộ nghèo cũng như mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng CSXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh nam định​ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)