0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Các tiêu chí đánh giá sự phát triển cho vay hộ nghèo và các đối tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) PHÁT TRIỂN CHO VAY HỘ NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH NAM ĐỊNH​ (Trang 31 -31 )

hàng CSXH được thực hiện công khai, minh bạch theo các quy định nghiệp vụ hiện hành như họp tổ dân bình xét công khai các đối tượng được vay, thành lập tổ TK&VV, phải qua sự kiểm tra, giám sát của chính quyền xã, phường, thị trấn, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội các cấp từ Trung ương đến địa phương, vốn vay được các cán bộ ngân hàng CSXH giải ngân trực tiếp tận người vay. Thông qua hoạt động vay vốn, các hộ nghèo, cận nghèo trong tổ cùng giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh và đời sống; các hộ cùng nhau trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm quản lý kinh tế, cùng nhau chia sẻ rủi ro, hoạn nạn khi cần giúp đỡ. Từ đó mà tình làng nghĩa xóm ở mỗi khu dân cư được gắn bó hơn. Phát triển kinh tế đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế, đời sống an sinh xã hội ở nông thôn. An ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; hạn chế tối đa những mặt tiêu cực, tạo ra bộ mặt mới trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn, từng bước phát triển xây dựng nông thôn mới.

- Tạo việc làm cho người lao động: Thông qua công tác cho vay hộ nghèo, đã tạo điều kiện cho một bộ phận không nhỏ con, em của các đối tượng hộ nghèo có việc làm ổn định, tạo thêm nhiều của cải cho bản thân, gia đình và xã hội, góp phần hạn chế tệ nạn xã hội, ổn định trật tự an ninh chính trị và an toàn xã hội.

1.3.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách chính sách

1.3.2.1. Các tiêu chí định tính

- Thông qua việc sử dụng vốn vay vào phát triển sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý kinh tế của các đối tượng vay vốn được nâng lên. Người nghèo có điều kiện tiếp cận được với khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi tiến tiến, có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào các ngành nghề. Đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng mang lại cho các đối tượng hộ nghèo.

- các vùng nghèo, huyện nghèo, xã nghèo, nhờ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi của ngân hàng CSXH đã xoá bỏ được các tình trạng vay nặng lãi và bán nông

sản non, góp phần thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế – xã hội của nhân dân nông thôn. Tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với các đối tượng hộ nghèo.

- Nếu hiệu quả chính sách tín dụng của ngân hàng CSXH được nâng lên, thì không chỉ các hộ nghèo, cận nghèo được vay vốn, mà ngân hàng CSXH còn có điều kiện để phục vụ các hộ thuộc diện khó khăn trong các khoản vay thương mại; phục vụ chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, của địa phương.

- Mức độ đóng góp của ngân hàng CSXH vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương: Nếu hiệu quả tín dụng cao, ngân hàng CSXH sẽ có thêm điều kiện để phục vụ tốt hơn nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng khác; từ đó sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội của địa phương ngày một phát triển.

- Thông qua cho vay vốn của ngân hàng CSXH, một đội ngũ cán bộ ở cấp xã, huyện đã cùng chung tay vào cuộc cùng với ngân hàng CSXH trong công tác phát triển hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách, số tiền hoa hồng của các tổ TK&VV, phí ủy thác đã là nguồn thu đáng kể để hoạt động đối với ban quản lý tổ vay vốn và các tổ chức hội đoàn thể chính trị - xã hội.

- Thông qua cho vay vốn hộ nghèo của ngân hàng CSXH, nội dung phát triển hoạt động của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương càng thêm phong phú, số lượng hội viên, đoàn viên tham gia sinh hoạt vào các tổ ngày càng đông.

1.3.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả của phát triển sản phẩm dịch vụ a. Số hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo đói

Số hộ đã thoát nghèo khỏi ngưỡng nghèo đói một cách bền vững, vươn lên làm giàu và trở thành hộ giàu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của chính sách tín dụng đối với cho vay hộ nghèo. Các hộ đã thoát khỏi ngưỡng đói nghèo là mức thu nhập bình quân đầu người của các hộ đó cao hơn chuẩn mực đói nghèo hiện hành, các hộ đó không còn nằm trong danh sách hộ nghèo, cận nghèo do UBND cấp huyện công bố theo từng năm.

- Tỷ lệ số hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo đói càng cao thì cho ta thấy các đối tượng vay vốn đã sử dụng đồng vốn vay của ngân hàng CSXH đúng mục đích, có hiệu quả và các hộ đã vươn lên thoát nghèo nhờ đồng vốn vay của ngân hàng CSXH.

b. Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn

- Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn: Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với công tác tín dụng cho vay hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn càng cao thể hiện nguồn vốn tín dụng của ngân hàng CSXH lớn để phục vụ hộ nghèovay vốn; bên cạnh đó còn đánh giá khả năng sản xuất kinh doanh của hộ nghèo ngày càng lớn, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả (nếu sử dụng vốn không hiệu quả, thì hộ nghèo sẽ không có nhu cầu vay).

Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn =

Tổng số hộ nghèo được vay vốn

Tổng số hộ nghèo trong danh sách x 100% (2)

c. Quy mô dư nợ tín dụng

- Quy mô tín dụng đối với hộ nghèo được thể hiện ở số tuyệt đối dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo và tỷ trọng dư nợ tín dụng hộ nghèo trong tổng số dư nợ tín dụng của ngân hàng CSXH.

Tỷ trọng dư nợ tín dụng

đối với hộ nghèo = Dư nợ tín dụng hộ nghèo Tổng dư nợ tín dụng x 100% (3)

d. Tỷ lệ nợ quá hạn

- Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản ngân hàng CSXH đang dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cho vay đối với hộ nghèo. Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ % giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ cho vay hộ nghèo của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Nếu ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp cho thấy chất lượng tín dụng tốt, hiệu quả tín dụng cao và ngược lại.

Tỷ lệ nợ quá hạn

cho vay hộ nghèo =

Dư nợ quá hạn cho vay hộ nghèo Tổng dư nợ cho vay hộ nghèo

x 100% (4)

e. Tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản của người vay: Nguồn trả nợ cho ngân hàng về nguyên tắc là được trích ra từ phần thu nhập của người vay. Tuy nhiên, có

nhiều trường hợp do sử dụng vốn kém hiệu quả bị mất vốn nên người vay phải bán tài sản để trả nợ, trong trường hợp này đánh giá chất lượng tín dụng thấp:

Tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản =

Số tiền nợ thu được do bán tài sản

Tổng doanh số thu nợ x 100% (5)

f. Khả năng sinh lời: Ngân hàng CSXH là một tổ chức tín dụng Nhà nước, hoạt động tín dụng không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách, được Nhà nước cấp bù chi phí. Tuy nhiện, ngân hàng CSXH cho hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn phải thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn, hạn chế thấp nhất về rủi ro xảy ra (kể cả rủi ro bất khả kháng). Việc thu hồi đủ gốc đúng thời hạn sẽ đảm bảo tốt vòng quay vốn vay cho các hộ, tỷ lệ thu lãi càng cao sẽ góp phần giảm chi phí cấp bù cho Nhà nước, do vậy hiệu quả nguồn vốn ưu đãi của ngân hàng CSXH được nâng cao.

g. Tỷ lệ mục đích sử dụng vốn của khách hàng

- Tỷ lệ sử dụng vốn đúng mục đích: Những khoản vay sử dụng có hiệu quả, đúng đối tượng, đúng chính sách, bảo đảm chất lượng, lồng ghép có hiệu quả các chương trình, hoạt động xã hội, các đoàn thể bình xét, tạo điều kiện cho các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi.

Tỷ lệ sử dụng vốn đúng mục đích =

Số tiền sử dụng đúng mục đích

Tổng dư nợ cho vay hộ nghèo x 100% (6)

1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách

1.4.1. Các nhân tố khách quan

1.4.1.1. Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, chiến lược; chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội cũng như mọi hoạt động kinh tế - xã hội khác đều phải chịu những qui định của Nhà nước và pháp luật. Trong từng thời kỳ nhất định chính sách tín dụng trong đó bao gồm cả chính sách cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách của ngân hàng CSXH cũng phải thực hiện đúng theo chủ trương, đườg lối chính sách của Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo. Nhờ vào

những thông tin này mà ngân hàng CSXH có thể xây dựng những chương trình định hướng cho các hoạt động của ngân hàng. Chủ trương phát triển của Đảng và Nhà nước ta đối với một thành phần kinh tế nào thì luôn ban hành đi kèm với những chủ trương đó là đường lối, chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho thành phần đó phát triển một cách tốt nhất. Trong đó Đảng và Nhà nước ta thường ban hành bao gồm kèm theo các qui định về chế độ cho vay ưu đãi mà ngân hàng CSXH phải thực hiện. Chính nhờ có chủ trương và định hướng đúng đắn như vậy nên cùng với việc thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nước ta những năm qua thực hiện khá tốt cùng với tăng trưởng kinh tế duy trì bền vững và thu nhập của người dân ngày càng tăng lên, tỷ lệ nghèo đói giảm nhanh và đời sống của người dân được cải thiện hơn. Ngược lại, nếu Nhà nước chưa có hướng dẫn cụ thể nào như chính sách lãi xuất, xử lý rủi ro thì sẽ gây những khó khăn nhất định trong hoạt động cho vay của ngân hàng CSXH.

Mặt khác ở mỗi địa phương lại có những đặc điểm, điều kện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội khác nhau nên ngân hàng CSXH cần phải quan tâm kịp thời đến phương hướng, chính sách phát triển kinh tế của mỗi địa phương để có những biện pháp thích hợp. Để có thể thực hiện cho vay thuận lợi đối với cá nhân, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ gia đình chính sách rất cần chính quyền địa phương nơi địa bàn hoạt động của ngân hàng cũng có những chính sách mở rộng, quan tâm, tạo điều kiện đối với đối tượng này.

1.4.2.2. Môi trường pháp lý

ngân hàng CSXH hoạt động cho vay hộ nghèo được qui định chặt chẽ bởi các văn bản qui phạm pháp luật do ngân hàng nhà nước ban hành. Các đối tượng khách hàng có nhu cầu vay vốn của ngân hàng cần được thừa nhận về mặt pháp lý. Đây là điều kiện để ngân hàng thuận lợi khi đưa ra các quyết định cho vay còn người vay vốn thì yên tâm, mạnh dạn sản xuất.

1.4.2.3. Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội

Ngân hàng CSXH giao cho các tổ chức chính trị - xã hội đại diện làm dịch vụ uỷ thác từng phần có nhiệm vụ chính là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân, thông qua các tổ chức hội đoàn thể chính trị – xã hội và chỉ đạo hoạt động của các

Tổ TK&VV tại cơ sở có đủ điều kiện trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác tín dụng đến khách hàng. Tính đền thời điểm này, sau khi ngân hàng CSXH thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ, đến nay đã ký văn bản thoả thuận, uỷ thác cho vay chương trình tín dụng hộ nghèo thông qua 4 tổ chức Hội đoàn thể chính trị - xã hội đó là Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội liên hiệp Phụ nữ và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Qua đó đã tận dụng được bộ máy cuả các tổ chức này hàng vạn người, tiết kiệm đáng kể chi phí quản lý. Từ lồng ghép có hiệu quả các chương trình tín dụng, văn hóa – xã hội nên hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả cho vay hộ nghèo cũng như mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng CSXH.

1.4.2. Các nhân tố chủ quan

1.4.2.1. Cơ chế cho vay

Cơ chế cho vay uỷ thác của ngân hàng CSXH tiếp tục kế thừa, hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ cho vay trước đây của NHPVNg, của các NHTM và Kho bạc Nhà nước... trên cơ sở đó đã giảm bớt được nhiều thủ tục hành chính, phù hợp thực tế hơn. Qua đó tạo điều kiện cho các bên nhận uỷ thác (các Hội Đoàn thể chính trị – xã hội) và người vay vốn (hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chinh sách) tiếp cận tín dụng ưu đãi được dễ dàng hơn nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc và an toàn tín dụng.

Việc chuyển hướng uỷ thác từng phần trong cho vay vốn đối với hộ nghèo thông qua các Hội đoàn thể chính trị (Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên...) thay thế uỷ thác từng phần qua NHNo & PTNT đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao: tập trung được tối đa sức mạnh của các tổ chức chính trị xã hội từ Trung ương đến địa phương.. trong việc thực hiện tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách; xã hội hoá công tác cho vay của ngân hàng CSXH; tạo điều kiện cho các cấp Hội chính trị ở cơ sở mở rộng hội viên, gắn kết, giúp đỡ lẫn nhau vì mục tiêu chung là phát triển sản xuất – kinh doanh - dịch vụ để thoát nghèo, thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu hính đáng góp phần ổn định cuộc sống.

Hoạt động của ngân hàng CXSH đang áp dụng phương thức cho vay phụ thuộc vào hoạt động của các Hội đoàn thể chính trị. Có thể nói, nếu hoạt động của các Hội đoàn thể chính trị có hiệu quả thì sẽ làm cho hoạt động cho vay của ngân hàng CSXH có hiệu quả, từ đó làm gia tăng khối lượng cho vay ưu đãi của ngân hàng CSXH đối với các đối tượng khách hàng. Ngược lại, nếu hoạt động của các Hội đoàn thể chính trị không có hiệu quả cũng sẽ làm cho hoạt động cho vay của ngân hàng CSXH gặp khó khăn trong quá trình cho vay cũng như thu hồi vốn đối với các đối tượng khách hàng, từ đó làm giảm khối lượng cho vay ưu đãi của ngân hàng CSXH.

1.4.2.2. Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay ưu đãi cho các đối tượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị của Hội đồng quản trị ngân hàng CSXH, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. Tại khoản 3, khoản 5 Điều 2 Nghị định quy định về tín dụng đối với một số đối tượng người nghèo và các đối tượng chính sách khác do Hội đồng quản trị quyết định giữa khu vực II và khu vực III sẽ có mức lãi suất khác nhau. Lãi suất nợ quá hạn của các đối tượng được tính bằng 130% lãi suất cho vay.

Nhìn chung, ngân hàng CSXH có mức lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất của NHTM rất nhiều. Rủi ro trong cho vay tín dụng là rất cao do năng lực tài chính của người vay thấp hoặc không có điều kiện làm ăn thuận lợi để chi trả nguồn vốn vay. Cho vay với lãi suất thấp đối với các đối tượng một mặt hỗ trợ tài chính cho các đối tương vay vốn nhưng mặt khác đã vô tình tạo ra tư tưởng ỷ lại cho đối tượng vay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) PHÁT TRIỂN CHO VAY HỘ NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH NAM ĐỊNH​ (Trang 31 -31 )

×