CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.3. Một số kiến nghị
4.3.2. Đối với các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương tại tỉnh Nam Định
Các Sở, Ngành, Hội đoàn thể tăng cường chỉ đạo và phối hợp với ngân hàng CSXH trong việc thực hiện tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo.
Bổ sung nguồn vốn (Ngân sách Thành phố) cho ngân hàng CSXH để cho vay hộ nghèo và tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội trên địa bàn theo định hướng và quyết định của UBND Thành phố.
UBND Thành phố, các Sở, Ngành và các huyện, thành phố hàng năm bổ sung tăng nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác uỷ thác sang ngân hàng CSXH thực hiện; quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện về trụ sở giao dịch, phương tịên công cụ làm viêc..
Đề nghị các hội đoàn thể nhận ủy thác cho vay trên địa bàn Hội đoàn thể các cấp phối hợp và thực hện tốt Văn bản Liên tịch, Hợp đồng uỷ thác đã ký với ngân hàng CSXH, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, tăng cường công tác tập huấn nâng cao chất lượng cán bộ chuyên trách làm nhiệm vụ ủy thác vay vốn.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hội đoàn thể cấp huyện, xã, tổ TK&VV, hộ vay trong việc thực hiện các công đoạn nhận ủy thác cho vay.
Đô thị hóa sẽ khiến không gian của thành phố không ngừng được mở rộng. Đô thị hóa và công nghiệp hóa hỗ trợ, thúc đẩy nhau phát triển, tạo nên một vòng tuần hoàn có hiệu quả. Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp sẽ khiến một lượng lớn nông dân bị mất đất, chính vì vậy, tích cực phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho người nông dân có việc làm là chính sách lâu dài và cũng là vấn đề cấp bách cần tập trung giải quyết. Thành phố cần tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể thành lập quỹ đào tạo, bồi dưỡng nghề cho những nông dân bị thu hồi đất để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc làm cho họ; khuyến khích các đơn vị, ưu tiên sắp xếp công ăn việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất.
Cần thay đổi chính ý thức của người nghèo, để họ có ý thức tự tôn, tự vươn lên thoát nghèo, tránh tâm lý ỷ lại hoàn toàn vào nhà nước. Cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để mọi người dân đều nắm bắt được các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định của ngân hàng CSXH về tín dụng ưu đãi. Thông tin tuyên truyền cần phải chính xác, cụ thể, dễ hiểu để tạo nhận thức đúng đắn cho những đối tượng được hoặc không được hưởng chính sách hỗ trợ giảm nghèo.
Thực tế, hiện nay những người nông dân nghèo không chỉ cần vốn vay, họ còn cần thêm các chính sách dạy nghề gắn với hỗ trợ sản xuất. Do đó, cần có những chính sách hỗ trợ dạy nghề, hướng dẫn cách làm ăn và tạo cơ hội việc làm cho người nghèo. Có như vậy, người nghèo mới thật sự thoát nghèo một cách bền vững.
Một trong những giải pháp hỗ trợ sau vay vốn là việc vận động các thành viên của hộ nghèo (vợ và chồng) thực hiện tốt việc kế hoạch hóa gia đình (sử dụng các dịch vụ tránh thai) đẻ ít con, có điều kiện nuôi dưỡng con tốt và học tập tốt, có
sức khỏe đế tham gia lao động sản xuất và học tập. Người dân cần tham gia xây dựng gia đình văn hóa; thôn, bản, xã, phường văn hoá; nâng cao nhận thức cho người dân, vận động nhân dân xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, không vi phạm tệ nạn xã hội như: Cờ bạc, buôn bán hàng cấm, nghiện hút...Có như vậy, mới có thể góp phần XĐGN, nâng cao được chất lượng đời sống của người dân.
Tăng cường tập huấn các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cho hộ nghèo, hướng dẫn hộ nghèo trong sản xuất và tiêu thu sản phẩm.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác thống kê, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo để tạo điều kiện cho các đối tượng này kịp thời vay vốn.