Thực trạng đói nghèo tại tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh nam định​ (Trang 77)

Nam Định là tỉnh có bề dày lịch sử và văn hoá, nơi phát tích của vương triều Trần, một triều đại hưng thịnh vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với các di tích như: khu di tích nhà Trần, chùa Tháp, chùa Cổ Lễ, chùa Keo Hành Thiện, Phủ Dày...Nam Định còn là quê hương của các bậc võ tướng anh hùng, đồng thời cũng là quê hương của nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Trần Tế Xương (Tú Xương), Nguyễn Bính... Nam Định còn có trên 70 ngành nghề truyền thống như nghề chạm gỗ, sơn mài, đúc đồng, mây tre đan, trồng cây cành.. đời sống của người dân chủ yếu bằng những ngành nghề do cha ông truyền lại.

Trong những năm gần gây, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh liên tục được giảm qua các năm, cụ thể theo báo cáo của sở lao động – thương binh xã hội tỉnh Nam Định, trên địa bàn tỉnh năm 2018 là 15.077 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,41%. Để giải quyết khó khăn cơ bản của hộ nghèo là thiếu vốn đầu tư phát triển sản xuất, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các địa phương quan tâm triển khai có hiệu quả chương trình cho hộ nghèo vay vốn hỗ trợ lãi suất. Năm 2018, toàn tỉnh đã có 2.511 lượt hộ nghèo và 7.481 lượt hộ cận nghèo được vay vốn với số dư 180 tỷ đồng để phát triển sản xuất, kinh doanh. Do thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát nên hầu hết các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Cùng với việc vay vốn, hộ nghèo được tập huấn nâng cao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, được đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, tạo thu nhập, ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, gần 500 lao động thuộc hộ nghèo được dạy nghề miễn phí với tổng kinh phí 1,3 tỷ đồng; hàng nghìn lượt lao động thuộc hộ nghèo được tập huấn, hướng dẫn cách làm ăn và xây dựng mô hình trình diễn qua các chương trình, dự án. Đối với chính sách hỗ trợ GD và ĐT, toàn tỉnh đã thực hiện miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho 18.020 học sinh, sinh viên (HS, SV) thuộc hộ nghèo với tổng kinh phí trên 10 tỷ đồng; có 5.001 HS, SV thuộc hộ nghèo được vay vốn để đi học với tổng dư nợ trên 16 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 164.400 người nghèo và cận nghèo được cấp thẻ BHYT với tổng kinh phí trên 100 tỷ đồng. Các hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện với tổng kinh phí trên 11 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh được quan tâm, trong đó từ nguồn quỹ “Vì người nghèo” trong năm qua đã hỗ trợ xây mới nhà ở cho 39

hộ nghèo với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng. Ngoài ra, từ việc phối hợp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo với Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, dạy nghề, năm 2018, toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho trên 30 nghìn lao động, trong đó ưu tiên cho lao động thuộc hộ nghèo và cận nghèo, giúp người lao động có cơ hội việc làm, thu nhập ổn định. Các địa phương tiếp tục triển khai hiệu quả Quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Hiện Quỹ quốc gia giải quyết việc làm tỉnh cho vay 2.500 khách hàng với tổng dư nợ ước đạt 80 tỷ đồng, giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và các hộ có vốn đầu tư mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm mới, thu nhập ổn định cho 2.450 lao động. Với các biện pháp đồng bộ, triển khai hiệu quả các chương trình, dự án, năm 2018, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 31 nghìn lao động, có thu nhập ổn định; trong đó có nhiều lao động thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, giúp họ vươn lên thoát nghèo.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công cuộc xóa nghèo của tỉnh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng chưa bền vững. Một số hộ nghèo còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ, bảo trợ xã hội của Nhà nước. Vẫn còn nhiều hộ tái nghèo và số hộ cận nghèo còn cao; việc lồng ghép các chương trình, dự án về xóa đói giảm nghèo chưa hiệu quả, nguồn huy động giúp đỡ lẫn nhau tại cộng đồng chưa thực sự phát huy. Nguồn vốn cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo với lãi suất ưu đãi còn hạn chế...

Kết quả nổi bật nhất trong công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Nam Định thời gian qua đó là nhờ sự vào cuộc quyết liệt các cấp chính quyền cũng như nhận được sự đồng lòng ủng hộ của người dân tiên phong trong việc xây dựng nông thôn mới. Tỉnh Nam Định là một trong những “ngọn cờ đầu” trong phong trào xây dựng nông thôn mới của cả nước, nhờ đó, người dân đã được hưởng lợi trực tiếp từ chủ trương xây dựng nông thôn mới. Đó là cơ sở hạ tầng được cải thiện, điều kiện sống của người dân nông thôn không ngừng được nâng lên. Đặc biệt, nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp đời sống người dân ngày càng được cải thiện.

3.3 Thực trạng cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách tại Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Nam Định

3.3.1. Về hoạt động huy động vốn

Bảng 3.1. Tình hình nguồn vốn của chi nhanh ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định

Đơn vị: Tỷ đồng T T Nguồn vốn Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2015/2014 Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 Năm 2018/2017 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1 Nguồn vốn Trung ương 2,000.4 0 2,082.2 0 2,225.2 0 2,263.1 4 2,389.8 7 81.80 104.09 37.94 101.71 143.00 106.87 126.73 105.60 2 Nguồn vốn nhận ủy thác 6.00 7.70 10.90 15.82 24.78 1.70 128.33 4.92 145.14 3.20 141.56 8.96 156.64 3 Nguồn vốn huy động 105.20 132.20 190.60 310.40 420.86 27.00 125.67 119.80 162.85 58.40 144.18 110.46 186.05 Tổng cộng 2,111.6 2,222.10 2,426.70 2,589.36 2,835.51 110.50 105.23 162.66 106.70 204.60 109.21 246.15 109.51

Qua bảng 3.1 ta có thể thấy Để thực hiện cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Nam Định thì cần phải có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ dân. Trong những năm qua, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn; tuy nhiên, ngân hàng CSXH Tỉnh Nam Định đã tranh thủ nguồn vốn trung ương chuyển về năm 2015 đạt 2082.20 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 93.7% trong tổng nguồn vốn) là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng CSXH, nguồn vốn ủy thác đầu tư tại địa phương năm 2015 đạt 7.7 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 0.35% trong tổng nguồn vốn) và nguồn vốn huy động năm 2015 đạt 2132.20 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 5.95%% trong tổng nguồn vốn) chủ yếu là huy động từ tiền gửi tiết kiệm của thành viên thông qua Tổ TK&VV, đáp ứng kịp thời nhu cầu giải ngân cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Năm 2016, tổng nguồn vốn quản lý và huy động đã tăng lên 2426.70 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2017, tổng nguồn vốn huy động và quản lý là 2589.36 tỷ đồng. So với giai đoạn cuối năm 2015, tổng nguồn vốn đã tăng thêm 367.26 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trong gia đoạn này tương đối mạnh.

Trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng CSXH Tỉnh thì chủ yếu là nguồn vốn nhận từ trung ương điều chuyển. Riêng năm 2017, nguồn vốn này là 2263.14 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 87.40%. Tiếp đến quan trọng thứ hai là nguồn vốn huy động từ địa phương, chủ yếu huy động qua các thành viên của tổ TK&VV, năm 2017 nguồn vốn này là 310.40 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11.99%. Nguồn vốn tài trợ ủy thác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ với 0.61% tương ứng với 15.82 tỷ đồng.

Năm 2018, chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nam Định được trung ương phân bổ vốn để triển khai thực hiện cho vay thê đối với chuong trình cho Nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Đến nay, ngân hàng CSXH tỉnh đã thực hiện 10 chương trình tín dụng chính sách với tổng nguồn vỗn là 2835.51 tỷ đồng, tăng 246.15 tỷ so với năm 2017 tương ứng với mức tăng 109.51%. Trong đó, nguồn vốn cân đối từ Trung ương là 2389.87 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 84.29% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động qua các tổ chức, cá nhân là 420.86 tỷ đồng chiếm 14.84% tổng nguồn vốn và nguồn vốn tài trợ ủy thác là 24.78 tỷ đồng, chiếm 0.87% tổng nguồn vốn.

Qua bảng số liệu, ta thấy nguồn vốn từ trung ương chuyển về đều tăng qua các năm có thể thấy được rằng Đảng, Chính quyền các cấp đã, đang và luôn quan tâm đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho các đối tượng hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Bên cạnh đó, thì nguồn vốn nhận ủy thác và nguồn vốn huy động qua các thành viên tổ TK&VV cũng đều tăng qua các năm. Đặc biệt là nguồn vốn huy động từ tổ TK&VV năm 2017 đã tăng 62.58% so với năm 2016, tương ứng với số tiền là 119.80 tỷ đồng, năm 2018 nguồn vốn huy động từ tổ TK&VV là 420.86 tỷ đồng, tăng 110.46 tỷ đồng so với năm 2017, cho thấy được rằng các tổ TK&VV ở địa phương đã phát huy tốt vai trò và chức năng của mình, luôn đáp ứng kịp thời giải ngân cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khi có nhu cầu vay vốn.

3.3.2. Về hoạt động tín d ng chính sách

Đến 31/2/2018 tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng là 2834.71 tỷ đồng, tăng 257.95 tỷ đồng so với 31/12/2017. Năm 2017 tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng tăng 162.47 tỷ đồng so với 2016 và tăng 357.19 tỷ đồng so với 2015.

Bảng 3.2. Tổng dư nợ cho vay từ 2014 – 2018

Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2015/ 2014 Năm 2016/ 2015 Năm 2017/ 2016 Năm 2018/ 2017 1 Dư nợ 2075.34 2219.57 2414.29 2576.76 2834.71 144.23 194,72 162,47 257.95

(Nguồn: Báo cáo hoạt động của BĐD HĐQT ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Nam Định 2015 – 2018)

Hình 3.2. Tổng dư nợ cho vay qua các năm của ngân hàng CSXH Nam Định

(Nguồn: Báo cáo hoạt động của BĐD HĐQT ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Nam Định 2014 – 2018)

Qua trình bày ở trên, ta có thể thấy dư nợ hộ nghèo tăng mạnh qua các năm. Năm 2014, Ngân hàng CSXH Tỉnh đã cho vay được 2057.34 tỷ đồng, sang đến năm 2015 dư nợ chương trình cho vay hộ cận nghèo đã tăng 114.23 tỷ đồng đạt 2219.57 tỷ đồng, năm 2016 dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo đạt 2414.29 tỷ đồng, tăng 194,72 tỷ đồng so với năm 2015,đến cuối năm 2017 đã đạt 2576.76 tỷ đồng tăng 162.47 tỷ đồng so với năm 2016. Năm 2018 tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng là 2834.71 tỷ đồng tăng 257.95 tỷ đồng so với năm 2017. Qua đây, có thể thấy sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ nhân viên ngân hàng CSXH Tỉnh Nam Định, đã rất tích cực triển khai chương trình mới, giúp đỡ các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác kịp thời tiếp cận với nguồn vồn mới, để có nguồn vốn phát triển kinh tế, đảm bảo thoát nghèo bền vững đúng theo tiêu chí của Chính phủ đề ra. Đến 31/12/2018, các chương trình tín dụng chính sách được ngân hàng CSXH thực hiện tại điạ bàn Tỉnh Nam Định là:

3. Cho vay hộ mới thoát nghèo (HTN) 4. Cho vay giải quyết việc làm (GQVL)

5. Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn (HSSV)

6. Cho vay đi lao động có thời hạn ở nƣớc ngoài (XKLĐ)

7. Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMT) 8. Dự án doanh nghiệp vừa và nhỏ (KFW)

9. Cho vay hộ nghèo về nhà ở (Nhà ở 167) 10. Cho vay hộ nghèo về nhà ở (Nhà ở 33

Bảng 3.3. Kết quả cho vay theo chương trình tín d ng

Đơn vị: Tỷ đồng

TT Chƣơng trình cho vay

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2016/2015 2017/2016 2018/2017 Số tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ Số

tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ 1 Cho vay HN 350.99 15.81% 421.67 17.47% 423.81 16.45% 432.28 15.25% 70.69 20.14% 2.14 0.51% 8.47 2.00% 2 Cho vay HCN 409.33 18.44% 516.10 21.38% 639.57 24.82% 702.48 24.78% 106.76 26.08% 123.48 23.93% 62.91 9.84% 3 Cho vay HTN 90.53 4.08% 185.47 7.68% 277.91 10.79% 348.53 12.30% 94.94 104.88% 92.44 49.84% 70.62 25.41% 4 Cho vay GQVL 73.06 3.29% 70.44 2.92% 69.43 2.69% 66.98 2.36% (2.62) (3.59)% (1.00) (1.42)% (2.45) (3.53)% 5 Cho vay HSSV 638.68 28.77% 457.65 18.96% 343.64 13.34% 385.21 13.59% (181.03) (28.34) (114.01) (24.91)% 41.57 12,10% 6 Cho vay XKLĐ 0.91 0.04% 0.57 0.02% 0.37 0.01% 0.26 0.01% (0.34) (37.48) (0.19) (34.14)% (0.11) (30,59)% 7 Cho vay NS&VSMT 622.02 28.02% 728.26 30.16% 786.35 30.52% 859.7 30.33% 106.24 17.08 58.09 7.98% 73.35 9,33% 8 KFW 5.33 0.24% 2.65 0.11% 1.15 0.04% 0.96 0.03% (2.69) (50.39) (1.50) (56.68)% (0.19) (16,23)% 9 Cho vay HN nhà ở 167 28.72 1.29% 27.14 1.12% 25.36 0.98% 22.48 0.79% (1.58) (5.50) (1.77) (6.54)% (2.88) (11,37)% 10 Cho vay HN nhà ở 33 - - 4.35 0.18% 9.17 0.36% 15.83 0.56% - - 4.82 110.69% 6.67 72.63%

Tổng cộng 2219.57 100% 2414.29 100% 2576.76 100% 2834.71 100% 194.72 8.77% 162.47 6.3% 257.95 10.01%

Hoạt động tín dụng chính sách của ngân hàng CSXH ngày càng được đa dạng hóa và mở rộng, phục vụ tốt hơn nhu cầu vay vồn của người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần đáng kể vào mục tiêu quốc gia xề xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm và an sinh xã hội. Tổng dư nợ kết quả cho vay tín dụng luôn tăng qua các năm, điều đó cho thấy các hộ nghèo, cận nghèo, các đối tượng chính sách và các đối tượng khác đủ điều kiện vay vốn của ngân hàng CSXH ngày càng tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn vay. Năm 2016 tổng dư nợ cho vay là 2414.29 tỷ đồng tăng 194.72 tỷ đồng so với năm 2015, tương ứng với mức tăng 8.77%; năm 2017 tăng 162.47 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng là 6.3% so với năm 2016. Năm 2018 tổng dư nợ cho vay là 2834.71 tỷ đồng, tăng 257.95 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng với mức tăng 10.01%. Trong đó, cho vay hộ nghèo năm 2016 là 421.7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17.47% tổng nguồn vốn, tăng 70.69 tỷ đồng so với năm 2015 (tăng 20.14%). Năm 2017, tăng 2.14 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng với tỷ lệ tăng là 0.51%. Năm 2018, cho vay hộ nghèo là 423.81 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16.45% tổng nguồn vốn, tăng 8.47 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 2.00% so với năm 2017.Cho vay hộ cận nghèo năm 2015 là 409.33 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 18.44% tổng nguồn vốn, đến tăng 2016 tăng lên là 516.10 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng là 106.76 tỷ đồng. Năm 2018 cho vay hộ cận nghèo là 702.48%, chiếm tỷ trọng 24.78% tổng nguồn vốn, tăng 62.91 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng với mức tăng 9.84%. Tổng dư nợ cho nay hộ mới thoát nghèo hàng năm đều tăng cao điều đó cho thấy, các đối tượng đã sử dụng vốn vay đúng mục đích vươn lên thoát nghèo. Kết quả vốn vay hàng năm cho thấy, ngân hàng CSXH luôn tạo điều kiện cho các đối tượng để họ tiếp cận với nguồn vốn vay nhanh chóng, dễ dàng, không chỉ vươn lên thoát nghèo mà còn phấn đấu phát triển kinh tế lớn mạnh để giúp các đối tượng khác cũng vươn lên thoát nghèo làm chủ kinh tế. Cho vay đối với HSSV luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn vay hàng năm. Điều đó cho thấy, dù hoàn cảnh khó khăn nhưng con em các đối tượng vẫn vươn lên học tốt. Hàng năm, có nhiều em thuộc diện gia đình hộ nghèo và các đối tượng chính sách đõ vào các trường đại học, cao đẳng với điểm số cao. Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu

cầu tất yếu và quan trọng đối với mỗi người dân. Chủ trương của Tỉnh luôn phấn đấu cung cấp nước sạch cho 100% hộ dân ở thành thị cũng như nông thôn, cung cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh nam định​ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)