Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh nam định​ (Trang 62 - 64)

Nam Định

Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/HNTW, ngày 10/6/1993 về việc tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, Đảng ta đã ra chủ trương có chế độ tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách, vùng nghèo, vùng cao , vùng dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng; phát triển mở rộng hình thức cho vay thông qua tín chấp đối với các hộ nghèo…

Tại Đại hội Đảng khóa IX và kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa X đã triển khai Luật các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện chính sách tín dụng đối với người

nghèo và các đối tượng chính sách về việc sớm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của ngân hàng CSXH, tách tín dụng ưu đãi ra khỏi tín dụng thương mại; đồng thời thực hiện cam kết với Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) về việc thành lập Ngân hàng Chính sách; ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập ngân hàng CSXH trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục vụ người nghèo. Ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định được thành lập theo Quyết định số 25/QĐ-HĐQT ngày 14 thàng 01 năm 2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng CSXH, khi mới thành lập, Chi nhánh được Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT bàn giao 19 cán bộ, tiếp nhận 28 cán bộ từ các ngành. Chi nhánh đã nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, triển khai kịp thời nhiệm vụ được giao. Từ những ngày đầu thành lập mới chỉ có một vài cán bộ nòng cốt, cơ sở vật chất còn thiếu thốn khó khăn, ngân hàng chỉ mới thực hiện 2 chương trình tín dụng là: Cho vay hộ nghèo và cho vay giải quyết việc làm. Song đến nay, ngân hàng CSXH tỉnh đang triển khai thực hiện 10 chương trình tín dụng ưu đãi. Đội ngũ cán bộ ngày càng được trẻ hóa không chỉ có trình độ và năng lực chuyên môn mà còn năng động, nhiệt tình, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao, gắn bó với cơ sở chính là một trong những yếu tố để các hoạt động của Ngân hàng được triển khai hiệu quả. Các chương trình tín dụng chính sách do ngân hàng CSXH tỉnh thực hiện đã góp phần tích cực củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với Nhà nước và khẳng định vai trò vị thế của ngân hàng CSXH tham gia vào xoá đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn và đặc biệt góp phần thực hiện thành công mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Để đạt được kết quả đó có sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là việc ưu tiên dành một phần nguồn vốn ngân sách địa phương chuyển sang ngân hàng CSXH để bổ sung vào nguồn vốn cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với tín dụng chính sách xã hội, đến một bộ phần tầng lớp dân cư yếu thế trong xã hội giúp họ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh nam định​ (Trang 62 - 64)