5 Kết cấu của luận văn
3.3 Những giải pháp nhằm nâng cao quản trị rủi ro tín dụng của NH TMCP Đạ
Đại Chúng VN
3.3.1 Nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng VN
3.3.1.1 Đối với hoạt động huy động vốn
Để hoạt động cho vay tốt đòi hỏi ngân hàng phải có nguồn vốn đủ mạnh, trong đó, vốn lưu động là yếu tố rất cần thiết đối với ngân hàng. Nếu ngân hàng tổ chức thực hiện tốt công tác huy động vốn thì không những mở rộng được công tác cho vay mà càng mang đến cho ngân hàng ngày càng nhiều lợi nhuận. Để tăng cường nguồn vốn huy động cần thực hiện một số biện pháp:
Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng tới khách hàng trên phạm vi hoạt động ra khắp cả nước. Đặc biệt là tầng lớp dân cư bằng các phương thức như phát tờ rơi, quảng cáo qua loa đài, báo chí, truyền thông… Qua đó giúp người dân hiểu rõ về các dịch vụ Ngân hàng cung cấp, các chính sách ưu đãi tới khách hàng nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn.
Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để thu hút khách hàng đến gửi tiền tiết kiệm. Xây dựng đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, giao tiếp tốt và nắm vững chuyên môn nghiệp vụ nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.
Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tiện ích ngày càng cao của khách hàng; cung cấp cho khách hàng những phương tiện thanh toán thuận lợi, nhanh chóng, an toàn và chính xác, hoàn thiện hệ thống phần mềm dữ liệu của Ngân hàng để có thể rút và gửi tiền ở bất cứ chi nhánh trên toàn quốc. Phát triển các dịch vụ mới như thẻ thanh toán, thẻ ATM và gia tăng số lượng tài khoản cá nhân thông qua việc khuyến khích các công ty, đơn vị điện, nước, điện thoại, xăng dầu mở tài khoản chuyển tiền trả lương cho cán bộ công nhân viên.
Nâng cao uy tín và tạo dựng hình ảnh đẹp về chất lượng phục vụ của ngân hàng đề thu hút vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
3.3.1.2 Đối với hoạt động cho vay
Cần tiến hành triển khai tốt theo các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, định hướng kinh doanh của ngành, các văn bản của NHNN, NH TMCP Đại Chúng Việt Nam một cách kịp thời. Ngoài ra cần kiên trì tiến hành kinh doanh theo cơ chế thị trường, xác định đúng mục tiêu đặt ra để mỗi CBNV hiểu rõ và quyết tâm thực hiện đa dạng hoá các hình thức cấp tín dụng. Ngân hàng cần sử dụng nhiều phương thức cho vay để tăng doanh số cũng như khách hàng vay tại đơn vị mình. Các sản phẩm tín dụng có tiện ích cũng như sự thuận tiện khi sử dụng sẽ đễ dàng được khách hàng chấp thuận hơn. Chú trọng mở rộng sản phẩm về: hạn mức, hạn mức dự phòng, thấu chi, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh….
Thực hiện hoàn chỉnh quy trình tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế sai sót, hạn chế khả năng rủi ro và nâng cao chất lượng từng khoản vay. Các quy trình tín dụng được ban hành khá chặt chẽ và cụ thể hoá theo từng loại tín dụng, phù hợp nhu cầu vay của khách hàng. Tuy nhiên, PVcombank có chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt. Để có được một chính sách lãi suất cho vay có hiệu quả thì
cán bộ tín dụng phải nắm được thực tế lãi suất và xu hướng biến động của lãi suẩt để có chính sách lãi suất cho vay phù hợp. Xây dựng chiến lược cho vay hợp lý như thủ tục giấy tờ đơn giản, gọn nhẹ nhưng phải đảm bảo tính an toàn cho khách hàng cũng như ngân hàng. Tùy theo quy mô khoản vay; đối tượng cho vay; loại vay; cường độ cạnh tranh mà ngân hàng cần giảm bớt một số thủ tục. Nhưng có hai thủ tục tuyệt đối không được bớt là giấy đề nghị vay và hồ sơ pháp lý. Ngoài ra, PVcombank cần có chính sách thiết thực đến việc phát triển quan hệ với khách hàng thay vì khách hàng tự tìm đến như trước đây. Chủ động tham mưu cho khách hàng để tạo ra những dự án khả thi, có hiệu quả.
Ngân hàng có quy trình thẩm định hoàn thiện công tác thẩm định dự án, phương án vay vốn khoa học, hợp lý, đánh giá tương đối chính xác đầu vào và đầu ra của phương án vay vốn để đảm bảo khả năng hoàn trả vốn vay. Ngân hàng nên thành lập phòng hoặc nhóm chuyên trách thẩm định dự án. Để công tác thẩm định đạt hiệu quả cao, ngân hàng có thể quy định đối với những dự án có số vốn lớn hơn một mức nào đó thì phải có bộ phận chuyên trách thẩm định sẽ toàn diện và bao quát hơn. Điều chỉnh
kỳ hạn nợ phù hợp với thị trường và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tăng cường phối hợp chặt chẽ với trung tâm thông tin tín dụng nhằm mục đích giúp cho ngân hàng có thêm thông tin cần thiết để làm cơ sở cho việc đầu tư tín dụng có hiệu quả, tránh thất thoát vốn, ngăn ngừa phát sinh nợ quá hạn.
Triển khai công tác khách hàng thăm dò ý kiến khách hàng, để đánh giá chất lượng dịch vụ NH cung cấp và có cơ sở điều chỉnh hoạt động NH, chính sách KH cho phù hợp với tình hình chung và đáp ứng hơn nữa những yêu cầu của KH. Tìm cách tiếp cận trực tiếp với khách hàng để hiểu rõ nguyện vọng, nhu cầu về vốn và các dịch vụ mà KH cần. Từ đó tư vấn, hướng dẫn các phương thức cũng như điều kiện vay vốn phù hợp với từng đối tượng khách hàng
Nâng cao chất lượng thẩm định cho cán bộ tín dụng, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng và nâng cao chất lượng cho các cán bộ tín dụng, mở các khóa học để phổ biến các văn bản pháp luật mới được ban hành của ngành cũng như của các lĩnh
vực cho vay. Đặc biệt là các văn bản về hạch toán trong doanh nghiệp. Tổ chức tập huấn cho 100% cán bộ tín dụng về các văn bản, chế độ thể lệ mới của ngành, tháo gỡ kịp thời các vƣớng mắc trong hoạt động tín dụng, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc mở rộng tín dụng.
3.3.2 Giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng tại PVcomBank
Lợi nhuận và rủi ro là hai mặt của một vấn đề: muốn có lợi nhuận, phải chấp nhận rủi ro. Nếu không chấp nhận rủi ro, sẽ không bao giờ thu được lợi nhuận. Sự đối mặt và chịu sự tác động của rủi ro có thể ảnh hưởng xấu đến NH, thậm chí bị phá sản và loại ra khỏi thị trường.
3.3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng
Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động, PVcombank cần có những biện pháp để góp phần cải thiện chất lượng đội ngũ CBTD. Cụ thể như:
Cần có kế hoạch tuyển dụng phù hợp, lựa chọn người có đủ năng lực và phẩm chất để bố trí cán bô một cách khách quan, phù hợp. Coi trọng công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ, từ nghiệp vụ chuyên môn tới phẩm chất đạo đức của người cán bộ. Công tác đào tạo cần tập trung vào một số vấn đề như tăng cường hình thức đào tạo tập trung, kết hợp hình thức tập huấn tại chỗ. Việc đào tạo CBTD phải được coi là thường xuyên. Bên cạnh đó công tác tuyển dụng mới phải đảm bảo đúng quy trình, yêu cầu công việc như đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành, có khả năng ngoại ngữ, tin học, có phẩm chất đạo đức, hiểu biết về xã hội và có khả năng giao tiếp. Phát động phong trào tự học, tự nghiên cứu, tự nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tránh sự tụt hậu trước sự thay đổi của nền kinh tế thị trường, của công nghệ trong quá trình phát triển và hội nhập của ngân hàng.
Xây dựng chế độ đánh giá, khen thưởng và kỷ luật dựa trên chất lượng tín dụng và hiệu quả công việc mà cán bộ đó thực hiện. Thực hiện luân chuyển cán bộ trong quản lý khách hàng để giảm trừ những tiêu cực và tạo điều kiện cho các cán bộ tiếp cận những khách hàng khác nhau sẽ có khả năng xử lý công việc được nhanh chóng.
3.3.2.2 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ
Trong công tác kiểm tra nội bộ, ngoài thực hiện kiểm tra theo định kỳ, cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ. Công tác kiểm tra nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn nguy co rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cuờng khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Tạo ra sự không phụ thuộc và độc lập nhất định của Phòng Kiểm tra nội bộ của Chi nhánh. Làm rõ chức năng kiểm tra, kiểm soát nội bộ là bao gồm tất cả các hình thức kiểm tra được cài đặt trực tiếp và gián tiếp trong các quy trình, được thực hiện trong khi vận hành quy trình. Công tác kiểm tra nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro.
3.3.2.3 Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng
Thực hiện khai thác thông tin tín dụng từ VCI và CIC, từ các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin trên thế giới. Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo tính chính xác và kịp thời giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng. Tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin với các Chi nhánh, các NHTM để tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu thập thông tin khách hàng vay một cách toàn diện. Thiết lập một bộ phận độc lập chuyên nghiên cứu, phân tích diễn biến và dự báo tình hình thị trường.
Nhằm bảo đảm thu thập đầy đủ nhất thông tin lịch sử tín dụng của khách hàng cá nhân, đơn vị cấp tín dụng cần thu thập đầy đủ các thông tin về định danh trên giấy tờ tùy thân của khách hàng bao gồm: Chứng minh nhân dân cấp theo hình thức mới -12 số; chứng minh nhân dân cấp theo hình thức cũ – 9 số; số hộ chiếu; số
thẻ căn cước công dân. Cách thức thu thập số định dạng như sau: thông qua phỏng vấn khách hàng hoặc thông qua việc rà soát hồ sơ tín dụng cho khách hàng cung cấp theo danh mục quy định của ngân hàng. Tất cả các số định danh được thu thập nêu trên ( nếu có) sẽ là căn cứ để tra cứu thông tin CIC của khách hàng, ngoại trừ các số định danh có thời điểm hết hiệu lực cách thời gian lập đề xuất cấp tín dụng cho KH trên 5 năm.
Kiểm soát thông tin CIC: ngoại trừ trường hợp kết quả tra cứu CIC là bản in màn hình tra cứu, việc thực hiện kiểm soát kết quả tra cứu được thực hiện theo hướng dẫn tại thông báo của Ngân hàng về việc hướng dẫn thực hiện tra cứu thông tin CIC của khối QTRR. Các trường hợp còn lại, chuyên viên KHCN/KHDN là người trực tiếp tra cứu thông tin khách hàng ghi rõ họ tên trên bản in báo cáo CIC và trình lãnh đạo đơn vị cấp tín dụng ký, ghi rõ họ và tên trước khi chuyển thông tin CIC tới cấp phê duyệt tín dụng/ BP tái thẩm định/ BP Quản lý tín dụng. Những cán bộ ký tên trên báo cáo CIC chịu toàn bộ trách nhiệm về tính trung thực của thông tin được phản ánh trên báo cáo khi chuyển tới các bộ phận khác.
3.3.2.4 Hoàn thiện quy trình cho vay của ngân hàng
Phân loại khách hàng
Là một yêu cầu bắt buộc khi xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng. Đây là một phương pháp lượng hoá rủi ro của khách hàng thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm.
Đối với khách hàng cá nhân: Cần theo dõi, nắm bắt được thông tin cá nhân của khách hàng một cách kịp thời, chính xác về: Tuổi tác, trình độ học vấn, công việc đang làm…để có được đánh giá chính xác về tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng thông qua mô hình điểm số tín dụng đối với khách hàng cá nhân.
Đối với khách hàng doanh nghiệp: Cần thu thập kịp thời về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng. Để từ đó có chính sách cấp tín dụng và quản lý tín dụng một cách có hiệu quả, tránh được những rủi ro tiềm ẩn
Đối với khách hàng là các công ty cổ phần đã thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán thì xu hướng biến động thị giá cổ phiếu cũng cần được xem là một chỉ tiêu tham chiếu khi xếp hạng doanh nghiệp.
Đối với khách hàng là các doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, các chỉ tiêu đánh giá xếp hạng doanh nghiệp phải bổ sung chỉ tiêu tham chiếu đến khả năng tài chính và hoạt động của chủ đầu tư ở nước ngoài.
Khi xếp hạng khách hàng dựa vào: Tính cách, trách nhiệm và độ tin cậy của người đứng vay; Lịch sử nợ vay của người đi vay; Mức độ rủi ro ngành nghề kinh doanh mà khách hàng đang thực hiện; Những biến động trong hoạt động kinh doanh của khách hàng; Chất lượng của các chiến lược kinh doanh; Tài sản đảm bảo. Cần chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có đủ năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, có cơ chế ủy quyền, quy định trách nhiệm đối cán bộ phụ trách và tác nghiệp. Cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ và ứng dụng công nghệ mới để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa sai phạm, rủi ro.
Chẳng hạn như về việc cập nhật thông tin thay đổi của khách hàng trước khi giải ngân/phát hành bảo lãnh nên trong thời gian vừa qua PVcombank đã phát sinh nhiều trường hợp:
Đơn vị trình giải ngân/phát hành bảo lãnh sai thẩm quyền; ví dụ như trình Giám đốc chi nhánh phê duyệt khi khoản vay của khách hàng quá hạn. Đơn vị không cập nhật/ cập nhật không đầy đủ việc đáp ứng các điều kiện trước khi giải ngân của khách hàng theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền tại quyết định cấp tín dụng.
Để tránh phát sinh các trường hợp tương tự dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng và cho chính đơn vị cấp tín dụng, Khối QTRR lưu ý các đơn vị kinh doanh như sau: Nhóm nợ làm căn cứ xác định theo số ngày quá hạn thực tế của khách hàng tại PVcombank theo quy định tại Điều 10 thông tư 01/VBHN_NHNN ngày 31/3/2014 quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro về
việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD hoặc quy định có nội dung tương tự trong thông tư 01/VBHN_NHNN ngày 31/3/2014 hết hiệu lực thi hành. Đơn vị cấp tín dụng cần đảm bảo cập nhật toàn bộ các thông tin thay đổi của khách hàng tại đề xuất giải ngân/ Phát hành bảo lãnh theo đúng nội dung biểu mẫu. Phải thực hiện tra cứu thông tin CIC theo đúng nội dung đã được hướng dẫn của khối QTRR.
Trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay:
Thẩm định là khâu quan trọng để giúp ngân hàng đưa ra quyết định đầu tư một cách chính xác, từ đó nâng cao chất lượng các khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, bảo đảm hiệu quả tín dụng vững chắc. Do đó, PVcombank cần:
Thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng