Đánh giá rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng VN qua các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam CN HCM (Trang 91 - 95)

5 Kết cấu của luận văn

2.5.4. Đánh giá rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng VN qua các chỉ tiêu

chỉ tiêu đo lường

2.5.4.1 Nhận biết rủi ro tín dụng tại PVcomBank

Để nhận biết sớm, hồ sơ của khách hàng phải được thẩm định qua 2 phòng quan hệ khách hàng và phòng quản lý rủi ro tín dụng. Đối với doanh nghiệp thì phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả nhất sẽ là tiêu chí quyết định trong việc xem xét cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên những rủi ro tín dụng rất đa dạng và có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người mà thẩm định tín dụng không thể lường hết được.

Đồng thời, việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ nâng cao tính chịu trách nhiệm và chia sẻ rủi ro của khách hàng với ngân hàng. Do đó PVcombank cũng rất chú trọng tăng cường áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay, đa dạng về hình thức: thế chấp, cầm cố tài sản, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay… Do đó tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản có xu hướng gia tăng, góp phần vào giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Tuy tỷ lệ TSĐB được nâng cao nhưng tính thanh khoản của các tài sản còn hạn chế nên khả năng thu hồi nợ sẽ thấp hơn. Một số tài sản không có giấy tờ về quyền sở hữu, một số tài sản khác là quyền đòi nợ mà khả năng kiểm soát nguồn thu rất khó khăn. Do đó, khi xử lý tài sản bảo đảm trên thực tế rất phức tạp, cả về mặt

pháp lý cũng như khả năng chuyển nhượng tài sản, mất rất nhiều thời gian và công sức.

2.5.4.2 Đo lường rủi ro tín dụng tại PVcomBank

Hiện nay PVcomBank đang áp dụng đo lường theo các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng. Đo lường rủi ro tín dụng theo phương pháp cho điểm tín dụng và phương pháp chấm xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng có quan hệ tín dụng để đánh giá tổng thể toàn diện về khách hàng, từ đó đưa ra các quyết định cho vay đối với khách hàng mới và tái cấp đối với khách hàng cũ cũng như phân loại nợ theo Điều 7 - Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định 18/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.

Do tính chất khác nhau giữa các khách hàng, để việc chấm điểm được chính xác, khoa học, PVcomBank phân chia các khách hàng thành 4 nhóm:

Nhóm khách hàng là Định chế tài chính: Xây dựng bộ chỉ tiêu chấm điểm cho 4 đối tượng là Ngân hàng thương mại, Công ty chứng khoán, Công ty tài chính và Công ty cho thuê tài chính.

Nhóm khách hàng là Hộ kinh doanh, cá nhân:

Khách hàng cá nhân: Chia 2 loại là cá nhân vay tiêu dùng và cá nhân vay kinh doanh.

Khách hàng là Hộ kinh doanh: Chia 2 loại là Hộ kinh doanh vay ngắn hạn và Hộ kinh doanh vay trung dài hạn.

Nhóm khách hàng là Doanh nghiệp: Xây dựng bộ chỉ tiêu phức tạp với nhiều tiêu chí:

Chia theo quy mô doanh nghiệp: Lớn, trung bình, nhỏ, siêu nhỏ.

Chia theo năm hoạt động: Doanh nghiệp dưới và doanh nghiệp hoạt động trên 2 năm.

Chia theo ngành kinh tế (34 ngành). Nhóm khách hàng là Dự án (áp dụng cho doanh nghiệp vay đầu tư dự án): Chia theo 10 ngành kinh tế.

Ứng với mỗi nhóm khách hàng, PVcomBank xây dựng bộ cẩm nang hướng dẫn để thực hiện, quy trình chấm điểm cũng như thang điểm để đánh giá kết quả chấm xếp hạng cho mỗi nhóm là khác nhau, phù hợp với quy mô của khách hàng. Cụ thể: Trên cơ sở kết quả chấm xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng, PVcomBank thực hiện phân loại nợ hàng tháng, phê duyệt cấp tín dụng mới hoặc tái cấp đối với khách hàng cũ, có biện pháp ứng xử với từng khách hàng riêng biệt. Song trên thực tế, dưới áp lực chỉ tiêu kinh doanh, các đơn vị kinh doanh đã tác động đến các yếu tố thông tin đầu vào của quá trình chấm xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng để đạt kết quả theo kỳ vọng.

2.5.4.3 Quản lý rủi ro tín dụng tại PVcomBank

Định hướng chung của PVcombank trong xử lý nợ xấu là thực hiện các giải pháp hợp lý trên cơ sở phân tích tình hình của từng khách hàng cụ thể như:

Đối với các khoản nợ xấu, ngân hàng thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng.

Đối với các khoản vay bằng nguồn vốn tài trợ, uỷ thác của bên thứ ba mà bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra và các khoản cho vay bằng nguồn vốn góp đồng tài trợ của TCTD khác mà ngân hàng không chịu bất cứ rủi ro nào thì ngân hàng không phải trích lập dự phòng rủi ro nhưng phải phân loại nợ nhằm đánh giá đúng tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng phục vụ cho công tác quản lý rủi ro tín dụng.

Đối với các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay và chấp nhận thanh toán, Ngân hàng phải phân loại vào nợ nhóm 1 để quản lý, giám sát tình hình tài chính, khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng và trích lập dự phòng chung.

Tuy nhiên, chủ trương của PVcomBank là thực hiện thương lượng, phối hợp với khách hàng trong xử lý nợ xấu để quá trình triển khai được nhanh chóng và ít tốn thời gian. Đối với các khách hàng có thái độ thiếu hợp tác, thoái thác trách nhiệm trả nợ, thì kiên quyết thực hiện các biện pháp pháp lý, khởi kiện ra tòa để tăng cường khả năng thu hồi nợ.

Trên thực tế, điểm tín dụng là một trong những công cụ quản lý rủi ro tài chính đầu tiên được phát triển. Điểm tín dụng có thể có giá trị cho người cho vay trong ngành ngân hàng khi đưa ra những quyết định cho vay. Khai phá dữ liệu cũng có thể tìm ra được hành vi tín dụng của từng khách hàng cá nhân với các khoản vay trả góp, thế chấp, tín dụng, bằng việc sử dụng các đặc điểm như lịch sử tín dụng, thời gian làm việc và thời gian cư trú, như vậy đã cho phép một người cho vay đánh giá khách hàng và quyết định khách hang đó có là một ứng cử viên tốt cho một khoản vay, hoặc nếu có nguy rủi ro nào tiềm ẩn. Khi biết được những gì là cơ hội sẵn có của một khách hàng, tức là khi đó các ngân hàng đang ở trong một vị trí tốt hơn để giảm thiểu rủi ro.

2.5.4.4 Kiểm tra, giám sát, phòng ngừa rủi ro tín dụng tại PVcomBank

Kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu rủi ro là công việc không chỉ của các cán bộ tham gia vào quy trình cấp tín dụng mà còn được quán triệt đến từng cán bộ của PVcomBank. Tuy nhiên chủ yếu do Phòng KHCN và KHDN hiện bởi đây là bộ phận trực tiếp làm việc với khách hàng, thu thập các thông tin, kiểm tra sử dụng vốn vay… nên có khả năng phát hiện kịp thời những biến động bất. Thực tế những năm qua cho thấy, công tác phát hiện rủi ro tín dụng chỉ mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (không trả được nợ đúng hạn, kinh doanh thua lỗ, kết quả phân loại nợ không tốt…), khả năng dự báo và phòng ngừa từ xa chưa tốt do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của CBTD; hệ thống thông tin thị trường và xử lý thông tin qua các phân tích, dự báo chưa tốt; công tác kiểm tra sử dụng vốn còn hời hợt, chủ yếu dựa vào báo cáo do khách hàng cung cấp, đặc biệt là các khách hàng ở xa…

Để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra, PVcombank cần có chủ trương yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm khi đầu tư dự án hoặc khi kinh doanh xuất nhập khẩu. Giải pháp này đã phát huy tác dụng đáng kể khi thiên tai xảy ra, vốn rất thường xuyên ở nước ta, vì có nguồn hỗ trợ để bù đắp các tổn thất vốn vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam CN HCM (Trang 91 - 95)