Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam CN HCM (Trang 76 - 83)

5 Kết cấu của luận văn

2.4 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng

2.4.1 Kết quả điều tra khảo sát các nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng

Để tìm ra các nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro tín dụng tại PVcombank nói riêng và tại các NHTM nói chung, tôi đã gửi mẫu phiếu điều tra tới các trưởng đơn vị các phòng, các chuyên viên đang công tác tại các bộ phận tín dụng và thẩm định thuộc PVcombank.

Mẫu câu hỏi điều tra được thiết kế theo dạng câu hỏi trắc nghiệm để người thực hiện khảo sát dễ chọn lựa phương án trả lời. Các yếu tố cơ bản làm ảnh hưởng rủi ro tín dụng đã được liệt kê:

Trình độ và kinh nghiệm của CBTD là yếu tố chủ quan chi phối nhận thức về các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Chính vì vậy bảng câu hỏi đã phân loại:

Số năm làm công tác tín dụng ngân hàng:

Dưới 3 năm

Từ 3 – 6 năm Trên 6 năm

Trong 50 CBTD tham gia khảo sát được phân loại theo 3 mức độ thâm niên khác nhau thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.7: Khảo sát 3 mức độ thâm niên

Chỉ tiêu thâm niên

CBTD tham gia khảo sát

CBTD chấp thuận các nguyên nhân Thấp nhất Cao nhất Số phiếu Tỷ trọng Số phiếu Tỷ trọng Số phiếu Tỷ trọng Dưới 3 năm 25 50% 10 40% 15 60% Từ 3 – 6 năm 16 32% 7 43% 9 57% Trên 6 năm 9 18% 3 33% 6 67% Tổng cộng 50 100%

Qua bảng phân tích trên cho thấy với số năm làm công tác tín dụng khác nhau theo bảng số liệu tập hợp dựa trên phần mềm excel cho thấy tỷ trọng CBTD

tham gia khảo sát có giá trị nằm giữa tỷ trọng thấp nhất và cao nhất mà CBTD đồng tình với 10 nguyên nhân cơ bản, điều này cho thấy với mức độ thâm niên khác nhau, CBTD đều nhận thức gần như nhau với các nguyên nhân cơ bản này.

Bằng cấp chuyên môn của Anh/Chị

Trung cấp, Cao đẳng Đại học

Trên Đại học

Trong 50 CBTD tham gia khảo sát 3 trình độ chuyên môn khác nhau thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.8: Khảo sát 3 mức độ chuyên môn

Chỉ tiêu thâm niên

CBTD tham gia khảo sát

CBTD chấp thuận các nguyên nhân Thấp nhất Cao nhất Số phiếu Tỷ trọng Số phiếu Tỷ trọng Số phiếu Tỷ trọng Trung cấp, Cao đẳng 0 0 0 Đại học 40 80% 5 13% 35 87% Trên Đại học 10 20% 3 30% 7 70% Tổng cộng 50 100%

Qua bảng phân tích trên cho thấy ứng với mỗi trình độ chuyên môn bảng số liệu tập hợp dựa trên phần mềm excel cho thấy tỷ trọng CBTD tham gia khảo sát luôn có giá trị nằm giữa tỷ trọng thấp nhất và cao nhất mà CBTD đồng tình với 10 nguyên nhân cơ bản, điều này cho thấy với trình độ chuyên môn khác nhau, CBTD đều có nhận thức gần như nhau với các nguyên nhân cơ bản này.

Quy mô tín dụng khác nhau có ảnh hưởng lớn tới nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng bởi vì nếu quy mô nhỏ, chủ yếu phục vụ tín dụng tiêu dùng sẽ có những nguyên nhân xảy ra rủi ro khác với tín dụng doanh nghiệp với quy mô lớn. Chính vì vậy bảng câu hỏi đã chủ yếu phân loại:

Quy mô dư nợ tín dụng tại phòng Anh/Chị làm việc:

Dưới 100 tỷ đồng

Từ 100 – 500 tỷ đồng Trên 500 tỷ đồng

Trong 50 CBTD tham gia khảo sát đang công tác tại các ngân hàng với quy mô dư nợ tín dụng khác nhau được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.9: Khảo sát 3 chỉ tiêu quy mô tín dụng

Chỉ tiêu quy mô tín dụng

CBTD tham gia khảo sát

CBTD chấp thuận các nguyên nhân Thấp nhất Cao nhất Số phiếu Tỷ trọng Số phiếu Tỷ trọng Số phiếu Tỷ trọng Dưới 100 tỷ đồng 11 22% 4 36% 7 64% Từ 100 – 500 tỷ đồng 15 30% 6 40% 9 60% Trên 500 tỷ đồng 24 48% 9 38% 15 62% Tổng cộng 50 100%

Qua bảng phân tích trên cho thấy với mỗi loại quy mô dư nợ tín dụng bảng số liệu tập hợp dựa trên phần mềm excel cho thấy tỷ trọng CBTD tham gia khảo sát có giá trị nằm giữa tỷ trọng thấp nhất và cao nhất mà CBTD đồng tình với 10 nguyên nhân cơ bản, điều này cho thấy các nguyên nhân cơ bản đều xuất hiện gần như nhau ở các ngân hàng có quy mô dư nợ tín dụng khác nhau.

Đánh giá các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng là nội dung chính của bảng câu hỏi điều tra với các gợi ý tới tính phổ biến của các nguyên nhân theo thứ tự sau: 1. Không xảy ra

2. Ít xảy ra

Người thực hiện khảo sát chỉ cần lựa chọn các phương án trả lời theo quan điểm của riêng mình. Thực hiện việc khảo sát, tôi đã gửi 50 bảng câu hỏi đến tất cả các trưởng đơn vị của phòng ban và chuyên viên thuộc các phòng tín dụng, thẩm định và quản lý tín dụng của PVcombank CN HCM. Ngoài ra, để xem xét mức độ phổ biến của các nguyên nhân trên, tôi còn khảo sát thêm ý kiến của các ngân hàng.

Tổng hợp kết quả điều tra theo 3 tiêu chí trên đều cho thấy với quy mô dư nợ nơi CBTD công tác, thâm niên và trình độ CBTD khác nhau nhưng đều thống nhất cao với 10 nguyên nhân cơ bản này, cụ thể như sau:

1. Hệ thống thông tin tín dụng của NHNN chưa phát triển 2. Sự biến động giá cả hàng hóa trên thị trường.

3. Sự thay đổi thường xuyên trong chính sách kinh tế, pháp luật của Nhà nước 4. Do khách hàng kinh doanh thua lỗ do năng lực quản trị điều hành yếu kém nên mất khả năng trả nợ

5. Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích và do khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng

6. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cán bộ tín dụng còn hạn chế 7. Sự giám sát của các cấp quản lý trong ngân hàng là thiếu sát sao 8. Ngân hàng chưa đa dạng hoá các danh mục đầu tư

9. Hệ thống thông tin nội bộ của ngân hàng còn yếu kém 10. Công tác kiểm tra nội bộ chưa được chú trọng

2.4.2 Nguyên nhân khách quan

Những nguyên nhân này phần lớn xuất hiện từ môi trường xung quanh như chất lượng thông tin, biến động kinh tế, chính sách pháp luật…

Chất lượng thông tin chưa cao. Các thông tin mà ngân hàng thu thập thường liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng, tình hình kinh tế xã hội, cạnh tranh trên thị trường; sau đó dựa vào các thông tin thu thập được để ra quyết định cho vay. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải lúc nào các thông tin ngân hàng thu thập được đều có tính chính xác, đầy đủ và kịp thời. Do vậy, nếu hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng không hoạt động có hiệu quả,

thoát vốn khi cho vay. Hiện nay, trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của ngân hàng nhà nước đã hoạt động hơn một thập niên và đã được những kết quả bước đầu phát triển trong việc cung cấp thông tin tín dụng.

Những biến động kinh tế không dự báo được. Khi nền kinh tế ổn định, tăng trưởng lành mạnh thì nhu cầu đầu tư trong xã hội có xu hướng gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, khi xuất hiện những biến động kinh tế như lạm phát, giá tăng ở một số mặt hàng nào đó ảnh hưởng đến một nhóm ngành thì rủi ro tín dụng với ngân hàng là rất lớn. Nhiều người vay có thể thích ứng và vượt qua khó khăn đó, nhưng cũng có rất nhiều người bị đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh thua lỗ nên khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng không được đảm bảo.

Sự thay đổi trong các chính sách kinh tế, pháp luật. Sự thiếu nhất quán trong các chính sách kinh tế pháp luật cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới ngân hàng cũng như như các doanh nghiệp có sử dụng vốn vay ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không ổn định khi có những thay đổi trong quy định về thuế, vốn..,cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng bị tác động nhiều bởi những văn bản luật về tài sản đảm bảo, dự trữ, trích lập… Như vậy, các chính sách kinh tế, pháp luật không hoàn chỉnh cũng gây khó khăn có doanh nghiệp về khả năng trả nợ, cũng như đe doạ đến sự an toàn của ngân hàng trong cho vay. Nếu nhà nước xây dựng một hành lang pháp lý chặt chẽ và có hiệu lực sẽ làm mạnh hoá các quan hệ kinh tế giữa các tổ chức kinh tế với nhau cũng như giữa các tổ chức kinh tế đó với Ngân hàng.

Môi trường chính trị, xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Ngược lại, nếu doanh nghiệp luôn phải đặt ra trong tình trạng chiến tranh cấm vận kinh tế, chính trị bất ổn, tệ nạn xã hội tràn lan…đều là những nguyên nhân dẫn đến việc kìm hãm sản xuất, từ đó gây ra rủi ro đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với rủi ro tín dụng của ngân hàng nói riêng.

Xu hướng hội nhập nền kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay ảnh hưởng rất lớn đến kinh doanh kinh tế. Một mặt nó tạo điều kiện giao lưu kinh tế, tăng hiệu quả kinh tế xã hội đất nước, nhưng mặt khác nó lại tao ra sức cạnh tranh khốc liệt. Nếu

doanh nghiệp nào làm ăn kém hiệu quả thì lập tức sẽ bị phá sản gây ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng Ngân hàng. Quan hệ kinh tế mở rộng ra các nước đã tạo sự ràng buộc về kinh tế, tiềm ẩn những rủi ro mang tính hệ thống. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực vừa qua là một bằng chứng điển hình. Nó đã dẫn đến sự phá sản của hàng trăm ngân hàng của các nước mà hậu quả của nó vẫn còn dư âm đến tận ngày nay.

2.4.3 Nguyên nhân về phía khách hàng

Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng, có thể chia nhóm này thành hai loại chính:

Do khách hàng kinh doanh thua lỗ nên mất khả năng trả nợ. Trường hợp này rất phổ biến do khách hàng có trình độ yếu kém trong dự đoán các vấn đề kinh tế, yếu kém trong năng lực quản lý, sử dụng vốn sai mục đích, sản phẩm chất lượng thấp không bán được… Hơn nữa có rất nhiều người vay sẵn sàng tiến tới những cơ hội kinh doanh mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao, mà không tính toán kỹ hoặc không có khả năng tính toán những bất trắc có thể xảy ra nên khả năng xảy ra tổn thất với ngân hàng là rất lớn.

Do khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng. Để đạt được mục đích thu được lợi nhuận, nhiều khách hàng sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn để ứng phó với ngân hàng như mua chuộc hoặc cung cấp các báo cáo tài chính sai lệch. Trong trường hợp này, nếu không phát hiện ra, ngân hàng sẽ đánh giá sai về khả năng tài chính của khách và cho vay vốn với khối lượng và thời hạn không hợp lý, dẫn đến rủi ro tiềm ẩn là rất cao. Ngoài ra, cũng có những trường hợp người kinh doanh có lãi song vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn mà cố tình kéo dài với ý định không trả nợ hoặc tiếp tục sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.

2.4.4 Nguyên nhân về phía Ngân hàng

Sự yếu kém của đội ngũ cán bộ. Sự yếu kém ở đây bao gồm cả về năng lực và phẩm chất đạo đức. Nếu một cán bộ tín dụng non kém về trình độ, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm thì sẽ không có khả năng thẩm định và xử lý thông tin, đánh giá khách hàng thiếu chính xác, mức vay,lãi suất vay và kỳ hạn không phù

không tuân thủ theo đúng quy trình tín dụng như giải ngân trước khi hoàn thành chứng từ hay không kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn của người vay, thì việc mất vốn rất dễ xảy ra. Hơn nữa, cán bộ tín dụng mà phẩm chất đạo đức kém, không có tinh thần trách nhiệm, dễ bị cám dỗ thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho ngân hàng bằng cách cho vay chỉ dựa trên mối quan hệ với khách hàng, dựa trên lợi ích cá nhân mà bỏ qua những điều kiện và thủ tục cần thiết. Trong thời gian cho vay, Ngân hàng cần thực hiện đầy đủ việc kiểm tra giám sát khoản vay để có thể nắm được những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích. Tài sản đảm bảo có được quản lý .Để bảo đảm được khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng. Vì vậy, đây là trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung.

Sự giám sát của các cấp quản lý trong ngân hàng là thiếu sát sao. Cán bộ tín dụng cần có sự phê duyệt của lãnh đạo trước khi giải ngân. Do đó, nếu cấp trên không có sự kiểm tra, đánh giá xem quyết định của cán bộ đã thực sự chính xác chưa thì nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ là rất cao. Hơn nữa, sau khi giải ngân rồi, cán bộ tín dụng vẫn phải tiếp tục theo dõi khách hàng để sớm phát hiện ra dấu hiệu của những khoản nợ có vấn đề. Tuy nhiên, việc theo dõi này đối với nhiều cán bộ chỉ mang tính hình thức. Do vậy, nếu các cấp quản lý không có sự giám sát đối với cán bộ tín dụng, hoạt động của các cán bộ tín dụng sẽ không hiệu quả, thậm chí dẫn đến những sai phạm đạo đức trong cho vay và thu nợ. Ngoài ra, các cơ quan cấp trên không quan tâm đến thực trạng tín dụng của ngân hàng thì sẽ không có những chỉ đạo kịp thời để ngăn ngừa và xử lý rủi ro xảy ra.

PVcombank chưa đa dạng hoá các danh mục đầu tư. Một công cụ luôn được nhắc đến trong quản trị tín dụng ở tất cả các ngân hàng trên thế giới là quản trị danh mục đầu tư. Quản trị danh môc làm cân đối và kiềm chế rủi ro bằng cách nhận dạng, dự báo và kiểm soát mức độ rủi ro với từng thị trường, khách hàng, loại sản phẩm tín dụng và điều kiện hoạt động khác nhau. Nhiều chuyên gia ngân hàng tin rằng đa dạng hoá là giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng hữu hiệu nhất. Mặc dù hiểu rõ tầm quan trọng của việc đa dạng hoá danh môc đầu tư, song rất nhiều ngân hàng chỉ cho vay một hoặc hai ngành hoặc chỉ cho vay một vài doanh nghiệp lớn,

nhóm kinh doanh đơn lẻ. Một danh mục đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào một ngành hay một loại mặt hàng là rất nguy hiểm vì không ngành nào là không có rủi ro.

Định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng. Về cơ cấu, lãi suất cho một khoản vay phải được xác định ở mức đảm bảo bù đắp được chi phí vốn đầu vào, chi phí quản lý, phần lợi nhuận mong muốn và phần bù đắp rủi ro của khoản vay. Khách hàng được đánh giá có mức độ rủi ro càng cao, phần bù rủi ro càng lớn. Nhưng vì cạnh tranh nên một số ngân hàng có thể chấp nhận mức giá cho vay thấp, thậm chí chỉ đủ chi phí vốn đầu vào và chi phí quản lý, không tính đến phần bù rủi ro. Việc làm đó trong dài hạn không những làm giảm lợi nhuận mà còn làm tăng tính rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Thông tin tín dụng đầy đủ và chính xác là yếu tố quyết định để đánh giá khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của người vay, đồng thời là cơ sở để mở rộng tín dụng. Trong hồ sơ tín dụng của khách hàng cần phải có các thông tin rõ ràng, đặc biệt là các báo cáo tài chính như: bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo lưu chuyển tiền tệ…Các hồ sơ này được lưu trữ khá đầy đủ trong hồ sơ tín dụng, tuy nhiên các thông tin thu thập lại không đảm bảo độ chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam CN HCM (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)