Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng VN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam CN HCM (Trang 83 - 87)

5 Kết cấu của luận văn

2.5 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng VN

2.5.1 Các nguyên tắc Basel II về quản trị rủi ro tín dụng

2.5.1.1 Cơ cấu danh mục tín dụng

Các căn cứ xác định cơ cấu danh mục tín dụng: Tình hình kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển, tiềm lực tài chính và rủi ro của các đối tượng khách hàng, ngành,

doanh của PVcombank; tình hình thị trường tài chính, tiền tệ, tín dụng và môi trường cạnh tranh; nguồn vốn; cơ cấu, đặc điểm của khách hàng hiện đang quan hệ tín dụng tại PVcombank; mạng lưới, kênh phân phối; lực lượng nhân viên

Mục tiêu của cơ cấu danh mục tín dụng: Phù hợp với chiến lược phát triển của PVcombank trong từng thời kỳ; đảm bảo hoạt động tín dụng được thực hiện theo đúng kế hoạch; tránh tập trung tín dụng vào một số danh mục (ngành nghề kinh tế hoặc nhóm khách hàng); hạn chế dư nợ đối với các danh mục có rủi ro cao; mở rộng tín dụng đối với các danh mục ít rủi ro; phân bổ nguồn vốn cấp tín dụng một các hợp lý, hiệu quả.

Các tiêu chí xác định danh mục tín dụng: đối tượng khách hàng, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm tín dụng, mức xếp hạng của khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng, loại tài sản đảm bảo, tỉ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo, loại tiển và kỳ hạn vay, nguồn trả nợ, kênh phân phối, quy mô khoản vay, vị trí địa lý.

Quản lý cơ cấu danh mục tín dụng: Các khoản cấp tín dụng của khách hàng được phân loại làm 3 nhóm, nhóm ưu tiên cấp tín dụng, nhóm hạn chế cấp tín dụng, nhóm không cấp tín dụng theo các tiêu chí. Đối với nhóm khách hàng ưu tiên: khuyến khích, tập trung chăm sóc khách hàng, cấp tín dụng với các điều kiện ưu đãi. Đối với nhóm khách hàng hạn chế: không khuyến khích và không áp dụng các điều kiện ưu đãi. Giới hạn về dư nợ; duy trì quan hệ tín dụng đối với khách hàng hiện hữu thuộc nhóm, chỉ cấp tín dụng cho khách hàng mới hoặc cấp thêm cho khách hàng hiện hữu thuộc nhóm khi có khách hàng giảm dư nợ và việc cấp mới, cấp thêm không làm vượt giới hạn dư nợ đối với cả nhóm. Đối với nhóm khách hàng thuộc đối tượng không cấp tín dụng: không cấp tín dụng mới, tập trung thu nợ đối với Khách hàng hiện hữu. Đối với nhóm khách hàng hiện hữu thuộc nhóm đối tượng hạn chế cấp tín dụng và không cấp tín dụng, trên cơ sở đặc điểm và tiêu chuẩn của từng nhóm, các đơn vị có trách nhiệm định hướng, tư vấn cho khách hàng chuyển từ nhóm không cấp tín dụng sang nhóm hạn chế cấp tín dụng, từ nhóm hạn chế cấp tín dụng sang nhóm ưu tiên cấp tín dụng.

Quản lý cơ cấu danh mục tín dụng: ban quản trị rủi ro làm đầu mối phối hợp với các đợn vị khảo sát công tác cấp tín dụng cho Khách hàng và xây dựng danh

mục tín dụng với các nội dung sau: Các đặc điểm, tiêu chuẩn của nhóm, nhóm hạn chế cấp tín dụng, nhóm không cấp tín dụng; tỉ lệ giới hạn dư nợ của nhóm khách hàng hạn chế; việc điều chỉnh, bổ sung các tiêu chí quản lý danh mục. Hàng quý hoặc khi có biến động lớn ảnh hưởng đến danh mục tín dụng. Ban Quản trị rủi ro cùng các đơn vị kiểm tra, phân tích tình hình thực tế, trình ban Lãnh đạo Ngân hàng các điều chỉnh danh mục phù hợp. Ban quản trị rủi ro có trách nhiệm phân tích, đánh giá cơ cấu danh mục tín dụng theo định kỳ hàng tháng, đề xuất các giải pháp để đảm bảo một danh mục tín dụng tốt theo các mục tiêu. Giám sát các giới hạn, hạn mức của danh mục thường xuyên để phát hiện, cảnh báo những trường hợp vi phạm cho Ban lãnh đạo và các đơn vị để điều chỉnh. Việc nhập dữ liệu theo các tiêu chí, theo dõi, quản lý, giám sát các giới hạn của danh mục được thực hiện tập trung.

2.5.1.2 Xây dựng hệ thống văn bản, quy chế, quy trình, thủ tục cấp tín dụng

Để hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh do hệ thống văn bản, chế độ, quy chế, quy trình, thủ tục nghiệp vụ tín dụng không đầy đủ, thiếu đồng bộ, không chặt chẽ. PVcombank xây dựng một hệ thống văn bản đồng bộ tạo hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng bao gồm 5 cấp độ sau:

Các chính sách: chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân loại nợ Các quy chế: quy chế hoạt động tín dụng, quy chế hoạt động của các ủy ban hội đồng.

Các quy trình: quy trình tín dụng, quy trình nhận, quản lý, xử lý tài sản bảo đảm.

Các quy định nghiệp vụ cấp tín dụng; quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn, quy định áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, Quy định áp dụng hệ thống xếp hạng tài sản bảo đảm.

Các hướng dẫn quy trình nghiệp vụ: bộ hướng dẫn cho vay cá nhân, Bộ hướng dẫn cho vay doanh nghiệp.

Ban hanh đầy đủ, kịp thời các văn bản hướng dẫn để thực hiện các quy định có liên quan đến hoạt động tín dụng của NHNN, các cơ quan có chức năng khác để

Tất cả các văn bản về chính sách , quy chế, quy trình, quy định, hướng dẫn trong hoạt động tín dụng phải được tổ chức nghiên cứu, tập huấn và hướng dẫn thường xuyên để đảm bảo mọi cán bộ có liên quan đến công tác tín dụng để phải nắm vững và tác nghiệp đầy đủ, chính xác.

Tất cả các nghiệp vụ, sản phẩm tín dụng của PVcombank đều có quy trình văn bản hướng dẫn đầy đủ, chi tiết và thống nhất trong toàn hệ thống để thực hiện.

Các quy trình nghiệp vụ tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng phải thực hiện theo đúng yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng.

Thường xuyên rà soát các văn bản đã ban hành liên quan đến công tác tín dụng, đảm bảo tín tuân thủ trong việc ban hành văn bản; tính hiệu của văn bản cũng như sự phù hợp về nội dung giữa các văn bản đang còn hiệu lực.

2.5.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng

Tuân thủ các thông lệ quốc tế theo khuyến cáo của Ủy ban Basel thuộc Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), theo đó chức năng quản lý rủi ro tín dụng phải được giao cho một bộ phận độc lập, tách bạch với bộ phận kinh doanh.

Tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc tách bạch giữa khâu thẩm định và quyến định cho vay, các khoản cấp tín dụng phải qua 3 khâu: thẩm định đề xuất, phê duyệt tín dụng và kiểm soát.

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các đơn vị, cá nhân có liên quan đến quá trình thẩm định, phê duyệt tín dụng, theo dõi, quản lý thu hồi nợ vay.

Thành lập ban Quản trị rủi ro, trong đó có Phòng Chính sách, Phòng quản lý danh mục thực hiện chức năng quản lý danh mục thực hiện chức năng quản lý rủi ro tín dụng trực thuộc bộ máy quản lý và điều hành PVcombank, độc lập với các đơn vị cấp tín dụng.

Khối quản lý có chức năng nhiệm vụ hỗ trợ công tác tín dụng trong các khẩu: thẩm định phương án cấp tín dụng, định giá tài sản, pháp lý chứng từ, hồ sơ tín dụng, kiểm soát thủ tục nghiệp vụ tín dụng, đảm bảo sự tách bạch, tính độc lập, kiểm soát việc thực hiện các điều kiện cấp tín dụng.

Các bộ phận phát triển tín dụng (khối kinh doanh) và hỗ trợ phát triển tín dụng (khối quản lý) được tách bạch và mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng và riêng biệt.

Tại các chi nhánh, bộ phận phân tích, đề xuất tín dụng, thẩm định phương án vay vốn độc lập với bộ phận quan hệ khách hàng, phát triển kinh doanh. Bộ phận hỗ trợ tín dụng và pháp lý chứng từ có nhiệm vụ thẩm định phương án cấp tín dụng, định giá tài sản, pháp lý chứng từ, thủ tục hồ sơ tín dụng, hỗ trợ và kiểm soát việc thực hiện các điều kiện cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam CN HCM (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)