Cơ chế quản lý và trách nhiệm của các cấp trong việc quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam CN HCM (Trang 87 - 91)

5 Kết cấu của luận văn

2.5.1.4 Cơ chế quản lý và trách nhiệm của các cấp trong việc quản lý rủi ro

ro tín dụng

Ban lãnh đạo phê duyệt chính sách quàn lý rủi ro tín dụng phù hợp với chiến lược phát triển dài hạn của PVcombank, phê duyệt mức tăng trưởng dư nợ tín dụng, tỉ lệ nợ quá hạn tối đa được chấp thuận trong từng thời kỳ, phê duyệt cơ cấu, các tỉ lệ giới hạn, hạn mức của danh mục tín dụng trong từng thời kỳ. Ban lãnh đạo chỉ đạo xây dựng chính sác quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với chiến lược phát triển dài hạn của PVcombank, chỉ đạo xây dựng định hướng, phát triển tín dụng, tỉ lệ nợ quá hạn tối đa trong từng thời kỳ , chỉ đạo triển khai thực hiện công tác quản lý Rủi ro tín dụng trên cơ sở chính sách quản lý rủi ro tín dụng và các cơ cấu, tỉ lệ, giới hạn của danh mục tín dụng, tỉ lệ rủi ro đã được phê duyệt, giám sát việc triển khai thực hiện Chính sách quản lý rủi ro tín dụng, đề xuất điều chỉnh các chính sách, quy định về quản lý rủi ro tín dụng cho phù hợp với tình hình hoạt động tín dụng của PVcombank trong từng thời kỳ.

Ban quản trị rủi ro tham mưu xây dựng, soạn thảo chính sách quản lý rủi ro tín dụng, các giải pháp quản lý rủi ro tín dụng, cơ cấu, giới hạn, hạn mức, tỉ lệ của danh mục tín dụng trong từng thời kỳ, xây dựng hệ thống thẩm quyền, cơ chế phê duyệt tín dụng của Hội sở và các đơn vị trong toàn hệ thống, hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống và quản lý rủi ro tín dụng của NHNN. Ban quản trị rủi ro tổng hợp phân tích cơ cấu danh mục tín dụng, có các cảnh báo chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống theo định kỳ và đề xuất các

thực hiện các chính saqch, quy định về quản lý rủi ro tín dụng, thực hiện cơ cấu, các giới hạn, tỉ lệ, hạn mức của danh mục tín dụng và có những cảnh báo phù hợp.

Ban kiểm toán nội bộ kiểm tra sự tuân thủ quy trình quản lý rủi ro tín dụng, quy trình nghiệp vụ tín dụng của các đơn vị trong hệ thống để phát hiện các sai phạm, lỗi nghiệp vụ và yêu cầu các đơn vị khắc phục để hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh từ nguyên nhân không tuân thủ quy trình nghiệp vụ. Ban kiểm toán nội bộ nhận dạng các rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ sự sơ hở của quy trình nghiệp vụ để đề xuất các giải pháp cải tiến, sửa đổi quy trình tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng phù hợp.

Các đơn vị cấp tín dụng thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng và các quy định, hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng do Ngân hàng ban hành, tuân thủ các cơ cấu, giới hạn, tỉ lệ, hạn mức của danh mục tín dụng đã được ban lãnh đạo phê duyệt, nhận biết, đánh giá những rủi ro liên quan trong quá trình cấp tín dụng và đề xuất biện pháp, hành động xử lý kịp thời nhằm ngăn ngừa rủi ro hoặc hạn chế tối đa thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Các đơn vị cấp tín dụng tham mưu, đề xuất các giải pháp cải tiến, sửa đổi quy trình tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng.

2.5.2 Quy trình rủi ro tín dụng

Bước 1: Tiếp thị khách hàng vay vốn

Chuyên viên KHCN và Chuyên viên KHDN chủ động tiếp thị khách hàng, tìm hiểu nhu cầu tín dụng của khách hàng, xem xét có phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng hay không để chào bán sản phẩm tín dụng thích hợp.Lập báo cáo tiếp thị, quảng bá sản phẩm vay.

Bước 2: Tiếp nhận nhu cầu vay vốn và hướng dẫn khách hàng thủ tục vay vốn

Khi khách hàng có nhu cầu đề nghị ngân hàng cung cấp các sản phẩm tín dụng, Chuyên viên KHCN và Chuyên viên KHDN trao đổi, xác định nội dung: tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, phương thức hoạt động; mục đích vay vốn…

Nếu phù hợp, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ Trình cấp trưởng phòng

Bước 3: Thẩm định hồ sơ tín dụng

Nội dung thẩm định: Năng lực khách hàng, khả năng tài chính, tình hình sản xuất và bán hàng

Phân tích về tài chính khách hàng

Phân tích thẩm đinh dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh Đánh giá quan hệ khách hàng với ngân hàng và các TCTD khác

Đánh giá lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt: ước tính số tiền lãi, phí có thể thu.

Phân tích, thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay

Bước 4: Quyết định tín dụng

Sau khi nhận được tờ trình thẩm định cùng với toàn bộ hồ sơ vay vốn do cấp trưởng phòng trình, cấp có thẩm quyền quyết định kiểm tra lại các thông tin tại tờ trình, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của khoản vay, ra quyết định.

Bước 5: Hoàn thiện các thủ tục trước khi giải ngân

Thông báo khách hàng hoàn tất, bổ sung các hồ sơ. Lập hợp đồng tín dụng

Lập hợp đồng bảo đảm tiền vay

Công chứng hợp đồng bảo đảm tiền vay Đăng ký giao dịch đảm bảo

Nhận hồ sơ TSĐB, nhập kho TSĐB Nhập tài khoản ngoại bảng

Bước 6: Lập và chuyển hồ sơ giải ngân

Chuyên viên KHCN và Chuyên viên KHDN có trách nhiệm: lập khế ước nhận nợ, kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ rút vốn vay và các điều kiện cho vay

Sau khi lập hồ sơ giải ngân, Chuyên viên KHCN và Chuyên viên KHDN chuyển hồ sơ giải ngân cho Chi nhánh đa năng hoặc chi nhánh chuẩn để thực hiện

Bước 7: Theo dõi và kiểm tra sau khi giải ngân

Theo dõi tiền vay

Kiểm tra sau cho vay: trong vòng 10 ngày làm việc sau khi cho vay, phải tiến hành kiểm tra việc sử sụng vốn.

Bước 8: Thu nợ gốc, lãi và phí khoản vay

Chuyên viên KHCN và Chuyên viên KHDN có trách nhiệm theo dõi và thống kê các khoản nợ gốc và lãi đến hạn, phí phải trả của các khoản nợ vay, bảo lãnh vay vốn, chuẩn bị và thông báo trả nợ đến khách hàng vay vốn trước ngày đến hạn phải trả ít nhất 5 ngày.

Bước 9: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Trường hợp khách hàng không trả được nợ đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng Chuyên viên KHCN và Chuyên viên KHDN lập tờ trình cấp trưởng phòng.

Bước 10: Xử lý TSĐB để thu nợ

Trường hợp khách hàng không trả được nợ vay đúng hạn và không được ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, Chuyên viên KHCN và Chuyên viên KHDN phải:

Xem xét lại hồ sơ tín dụng, hồ sơ đảm bảo tiền vay để bổ sung những điểm còn thiếu về mặt pháp lý

Chuẩn bị hồ sơ để khởi kiện

Bước 11: Thanh lý hợp đồng

Khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng.

2.5.3 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Chúng VN

Cùng với việc hợp nhất 2 tổ chức, hệ thống rủi ro của ngân hàng được tổ chức lại đảm bảo rủi ro được quản trị tập trung tại Trụ sở chính và tăng cường các kênh kiểm soát của từng đơn vị trong bộ máy tổ chức sau:

Tăng cường hiệu quả kiểm soát từng loại rủi ro bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động. Bên cạnh đó, hệ thống QTRR

hướng tới quản trị theo phân đoạn của khách hàng, liên kết theo chiều dọc của đơn vị kinh doanh.

Xây dựng khung chính sách quản trị rủi ro của ngân hàng hợp nhất (bao gồm xây dựng chiến lược QTRR: cơ chế, công cụ nhận biết, đo lường, kiểm soát và giám sát rủi ro trong tổ chức; cơ chế quản lý đối với từng loại rủi ro trọng yếu) để làm nền tảng vận hành quy trình QTRR.

Về công cụ chính sách QTRR: Hệ thống chính sách, quy trình, quy chế, quy định, hệ thống phân cấp, phân quyền cho Ngân hàng đã được ra soát, sửa đổi, bổ sung đảm bảo đáp ứng yêu cầu hoạt động của ngân hàng theo từng giai đoạn cụ thể.

Về chính sách nhân sự: bao gồm khối QTRR và các chuyên gia phê duyệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam CN HCM (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)