Thực trạng hoạt động kinh doanh tại NH TMCP Đại Chúng VN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam CN HCM (Trang 59 - 64)

5 Kết cấu của luận văn

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh tại NH TMCP Đại Chúng VN

Trong năm 2013, bằng các sản phẩm, chương trình khuyến mại phong phú và chính sách linh hoạt, hoạt động huy động vốn hướng tới khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ của PVcombank đã có những phát triển nhất định, góp phần đa dạng hóa danh mục khách hàng và đảm bảo an toàn nguồn vốn cho Ngân hàng. Cùng với tiền gửi có kỳ hạn, các doanh nghiệp ngày càng tin cậy và tăng cường các giao dịch thanh toán qua tài khoản mở tại PVcombank.

Đến hết tháng 2/2014, tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân của PVcombank đạt trên 12.000 tỷ đồng. Dư nợ cho vay đạt gần 2000 tỷ đồng và hơn 1300 Cán bộ nhân viên trực tiếp tham gia phục vụ khách hàng Cá nhân trên toàn hệ thống. Số dư huy động của Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt hơn 2500 tỷ đồng với số dư không kỳ hạn bước đầu chiếm hơn 10%.

Theo kế hoạch năm 2014, PVcombank sẽ tiếp tục hoàn thiện, điều chỉnh và nâng cấp các tính năng sản phẩm huy động vốn nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường và đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng. Dịch vụ banking tích hợp với Internet Banking, Mobile Banking và SMS Banking với các tính năng tiện ích và chính sách giá ưu đãi, bậc thang sẽ mang đến sự hài lòng cho khách hàng

PVcombank cũng sẽ ra đời các sản phẩm Thấu chi trên tài khoàn tiền gửi thanh toán, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng doanh nghiệp… cũng như là những điểm nhấn để gia tăng sự lựa chọn cho khách hàng cũng như tối ưu hóa dòng tiền, hưởng những lợi ích thanh toán thuận tiện nhất.

Bên cạnh đó, các chính sách sản phẩm dành cho nhóm khách hàng đặc thù sẽ được PVcombank thiết kế riêng cho từng chủ thể khách hàng để đảm bảo mang đến tính năng và tiện ích phù hợp nhất.

Bảng 2.2: Bảng tình hình huy động vốn của PVcomBank

(ĐVT: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) I. Vốn huy động 68.235 67,8% 85.407 79,1% 93.948 79,2% 1. Tiền gửi các TCTD khác 19.054 27,9% 14.287 16,7% 15.716 16,8%

2. Tiền gửi của

khách hàng 49.181 72,1% 71.120 83,3% 78.232 83,2%

II. Vốn khác 22.727 22,6% 12.685 11,8% 13.954 11,8%

III. Vốn chủ sở

hữu 9.694 9,6% 9.819 9,1% 10.663 9%

Tổng nguồn vốn 100.656 100% 107.911 100% 118.565 100%

(trích nguồn: Bảng cân đối kế toán của PVcomBank giai đoạn 2013-2015)

Thực hiện theo mô hình hoạt động do BCG tư vấn, PVcombank đã thực hiện cấu trúc toàn diện cả về tổ chức và hoạt động của các Khối chức năng theo mô hình chuẩn mực. Kết quả kinh doanh và huy động vốn của PVcombank ngay lập tức có sự tăng trưởng rõ rệt. Năm 2014 số dư huy động từ tiền gửi tại Ngân hàng là 71.120 tỷ đồng (tăng 21.939 tỷ đồng) tương ứng với mức tăng 11.2% so với số dư tại thời điểm 31/12/2013) trong đó số dư tiền gửi không kỳ hạn là 5.546 tỷ đồng. Đến năm 2015, số dư huy động tiền gửi khách hàng là 78.232 tỷ đồng, tăng hơn so năm 2014 với số tiền 7.112 tỷ đồng. Chứng tỏ, tình hình huy động tiền gửi của khách hàng qua các năm tăng theo kế hoạch đạt ra và tạo uy tín Ngân hàng đối với khách hàng.

Với chính sách sản phẩm linh hoạt cùng nhiều chương trình ưu tiên, khuyến mãi hướng tới khách hàng như: tiền gửi sáng tạo, hợp tác bảo hiểm, dịch vụ thanh toán hóa đơn tiện ích, năm 2014 được coi là một năm thành công của PVcombank trong dịch vụ huy động vốn.

Nhìn chung nguồn vốn của ngân hàng liên tục tăng qua các năm, cụ thể thể hiện qua bảng số liệu: năm 2013 tổng nguồn vốn là 100.656 tỷ đồng thì sang năm 2014 là 107.911 tỷ đồng, với tốc độ phát triển là 107% (tăng 7%) so với năm 2013. Sang năm 2015, tổng nguồn vốn là 118.565 tỷ đồng; gấp 1,09 lần so với năm 2014. Điều này đã khẳng định được nỗ lực của ngân hàng trong hoạt động huy động vốn, vượt qua những khó khăn, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đến Việt Nam. Đồng thời sự tăng trưởng về nguồn vốn, PVcombank đã duy trì lượng khách hàng lớn trong các năm qua.

Về hoạt động kinh doanh vốn, năm 2014 PVcomBank tái cấu trúc toàn diện cả về tổ chức và hoạt động của Khối Nguồn vốn và Thị trường tài chính theo mô hình chuẩn mực . Hoạt động bán hàng (Sales) và hoạt động tự doanh (Trading) được Ngân hàng tổ chức một cách độc lập qua việc thành lập Trung tâm bán hàng và Trung tâm giao dịch lãi suất, Sản phẩm phái sinh; được tổ chức độc lập nhằm phát huy vai trò của từng phân khúc giao dịch, đảy mạnh công tác bán hàng. Qua đó, PVcombank lấy khách hàng làm trọng tâm, công tác bán hàng trong hoạt động kinh doanh vốn được gắn liền và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong ngân hàng nhằm cung cấp cho khách hàng sản phẩm trọn gói, phù hợp với nhu cầu với tốc độ nhanh nhất. Theo đó, hiệu quả hoạt động của từng mảng kinh doanh trong nghiệp vụ kinh doanh vốn được nâng cao một cách rõ rệt, đeo lại sự tiện lợi cho khách hàng và các đơn vị.

Hoạt động tự doanh của PVcombank được tổ chức theo từng phân khúc sản phầm, ngoài chức năng đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng, hoạt động này còn tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng. Để đảm bảo an toàn nguồn vốn và tối ưu lợi nhuận, PVcombank xác định khẩu vị rủi ro, thiết lập các hạn mức bao gồm hạn mức trạng thái, hạn mức giao dịch, hạn mức lỗ, Var… theo tiêu chuẩn Basel II. Mục tiêu và cơ chế hoạt động rõ ràng cùng đội ngũ giao dịch viên được đào tại bài bản, có trình độ và kinh nghiệm đã giúp hoạt động tự doanh phát triển mạnh và đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Tăng đầu tư trái phiếu, công trái Chính phủ, tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN phát hành, các loại chứng

khoán, giấy tờ có giá khác được NHNN chấp nhận cho tái chiết khấu hoặc lưu ký, giao dịch thực hiện thị trường tiền tệ nhằm mục đích tăng tính thanh khoản.

Ngoải các sản phẩm cơ bản trong năm tới, PVcombank sẽ tiếp tục thiết kế và phát triển các sản phẩm phái sinh tỷ giá, lãi suất và hàng hóa nhằm cung cấp them cho khách hàng công cụ để quản lý rủ ro trong hoạt động kinh doanh.

2.2.2 Hoạt động tín dụng

Các sản phẩm cho vay của PVcombank được chuyên biệt hóa theo ngành và tập trung vào đối tượng khách hàng mục tiêu nhằm giảm thiểu thủ tục hồ sơ và mang đến những ưu đãi riêng với mục tiêu cam kết:

Thời gian phê duyệt nhanh chóng Hồ sơ đơn giản

Lãi suất tối ưu

Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo cạnh tranh Tỷ lệ cho vay tín chấp phù hợp với ngành nghề

Hỗ trợ quản lý và sửa dụng các khoản phải thu của khách hàng Cung cấp dịch vụ quản lý dòng tiền hiệu quả

Các sản phẩm phái sinh và giải pháp tài chính đa dạng cũng sẽ giúp khách hàng cân đối được nguồn vốn một các kịp thời, nhanh chóng.

Ngoài ra, để tri ân khách hàng, PVcombank ban hành rất nhiều các chính sách chăm sóc, hỗ trợ gói lãi suất ưu đãi, giảm phí cho các khách hàng thường xuyên và thân thiết.

Đến năm 2015, Kinh tế vĩ mô diễn biến theo hướng tích cực, lạm phát được kiểm soát, tuy nhiên tổng cầu của nền kinh tế tăng còn chậm, tồn kho hàng hóa... tác động đến việc thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu hấp thụ vốn của nền kinh tế. Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và Chỉ thị số 01/CT- NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2015, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, PVcombank quán triệt và xây dựng kế hoạch triển khai trên toàn hệ

thống phù hợp với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng; đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm tăng trưởng dư nợ và các văn bản mới về chính sách tín dụng theo hướng đơn giản thủ tục vay vốn để khơi thông dòng tín dụng.

Trong nền kinh tế thị trường, cho vay là chức năng kinh tế cơ bản của ngân hàng. Đối với các hầu hết các ngân hàng, dư nợ tín dụng chiếm tới hơn 50% tổng tài sản có và thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm khoảng từ 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng. Mặt khác rủi ro trong hoạt động cho vay có xu hướng tập chung chủ yếu vào danh mục cho vay. Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn nghiêm trọng, thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động cho vay của ngân hàng, việc ngân hàng không thu hồi được vốn, có thể là do ngân hàng buông lỏng quản lý, cấp tín dụng không minh bạch, áp dụng một chính sách tín dụng kém hợp lý, hay do nền kinh tế đi xuống không lường trước hay do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng.

Hoạt động cho vay là hoạt động chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhưng nó lại là hoạt động chính của ngân hàng cho vay. Bên cạnh rủi ro tiềm ẩn thì ngân hàng cho vay thu đươc lãi suất phù hợp với các khoản vay đó và đó cũng là thu nhập chính của ngân hàng cho vay.

Bảng 2.3: Bảng kết quả hoạt động tín dụng của PVcombank (ĐVT: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm So sánh 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Mức tăng giảm Tỷ lệ tăng giảm (%) Mức tăng giảm Tỷ lệ tăng giảm (%) 1. Cho vay các tổ chức kinh tế cá nhân trong nước 41.780 43.044 40.170 1.264 3,02% (2.874) 93.3% 2. Dự phòng khoản phải thu khó đòi (1.423) (1.081) (588) (342) 75.9% 493 54.3% Tổng doanh số cho vay 40.357 41.964 39.582 922 (2.381)

(trích nguồn: Bảng cân đối kế toán của PVcombank giai đoạn 2013-2015)

Năm 2014, cho vay các tổ chức kinh tế cá nhân trong nước là 43.044 tỷ đồng, tăng 1.264 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2013. Đến năm 2015, cho vay các tổ chức kinh tế cá nhân trong nước là 40.170 tỷ đồng, giảm so với năm 2014 với số tiền 2.874 tỷ đồng. Điều nảy chứng tỏ năm 2015, PVcombank đang trong giai đoạn tái cơ cấu, hoàn thiện bộ máy, bổ sung nguồn nhân lực nên việc cho vay còn thấp so các năm trước. Bên cạnh đó, PVcombank vẫn có những cải tiến tích cực cơ cấu tín dụng, nâng cao tỷ lệ cho vay trung và dài hạn, mạnh dạn hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhiều hình thức tín dụng cho vay khá phong phú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam CN HCM (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)