Mục tiêu của BIDV đến năm 2025

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc tỉnh bắc ninh​ (Trang 94 - 99)

CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Định hướng phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng BIDV đến năm

4.1.2. Mục tiêu của BIDV đến năm 2025

Phương châm hoạt động của BIDV là “Kỷ cương - Trách nhiệm - Hiệu quả - Bứt phá”. BIDV xây dựng chương trình hành động với quyết tâm thực hiện tốt kế hoạch nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh đến năm 2025 với những mục tiêu chính như: tín dụng và huy động vốn tăng trưởng 14%; thu dịch vụ ròng đạt 6.300 tỷ đồng; tổng thu nợ ngoại bảng và nợ bán VAMC đạt 6.000 - 6.500 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%, chênh lệch thu - chi đạt 30.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế riêng ngân hàng đạt 10.000 tỷ đồng, hợp nhất đạt 10.500 tỷ đồng… Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu trên, BIDV xác định sẽ tập trung khắc phục những hạn chế về chất lượng tài sản, năng lực tài chính; đồng thời tiếp tục kiên định với các mục tiêu định hướng chiến lược, tái cơ cấu đã đề ra,... tạo dựng những nền tảng then chốt cho phát triển bền vững, hội nhập quốc tế.

Theo đó, BIDV đề ra những nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai đến năm 2025 như sau:

Thứ nhất: ưu tiên phát triển chiến lược ngân hàng số một cách toàn diện để bắt

nhịp với xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0; trong đó tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án thành lập Trung tâm Ngân hàng số.

Thứ hai: nâng cao năng lực tài chính với trọng tâm là tăng vốn điều lệ từ bán

chiến lược, phấn đấu gia tăng mức vốn tự có, đảm bảo hệ số an toàn vốn theo chuẩn mực của Basel II và đáp ứng yêu cầu theo lộ trình quy định tại Thông tư 41.

Thứ ba: tập trung xây dựng, ban hành và triển khai Chiến lược phát triển của

BIDV; Chiến lược phát triển đối với phân khúc khách hàng bán lẻ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Thứ tư: duy trì tăng trưởng quy mô gắn liền với chất lượng, củng cố vị trí dẫn

đầu trên các phân khúc thị trường chủ đạo; đồng thời nâng cao chất lượng tài sản, đặc biệt là chất lượng tín dụng.

Thứ năm: đẩy mạnh các nguồn thu phi lãi theo đúng định hướng tại Đề án phát

triển hoạt động dịch vụ; triển khai có hiệu quả Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016 - 2020 theo định hướng của NHNN, gia tăng nền khách hàng bền vững bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ và phương thức phục vụ khách hàng.

Thứ sáu: cấu trúc lại toàn diện hoạt động đầu tư.

Thứ bảy: gia tăng hiệu quả sử dụng chi phí, cân đối khả năng tài chính để có

điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời kiểm soát đầu tư tài sản thông qua kế hoạch đầu tư tài sản cố định phù hợp định hướng.

Thứ tám: nâng cao năng lực quản trị, phát triển thể chế, cơ chế, chính sách nội

bộ; hoàn thiện và nâng cấp hệ thống quản trị rủi ro theo đúng lộ trình áp dụng Basel II tại BIDV.

Thứ chín: kiện toàn hệ thống nhân sự các cấp, thực hiện cơ cấu, sắp xếp lao

động đảm bảo tính dân chủ, khách quan, công khai, theo lộ trình Đề án quản trị nhân tài BIDV.

Thứ mười: quán triệt nội dung Chỉ thị 07 của NHNN để lường tránh các sai

sót, vi phạm; gia tăng tính tuân thủ trong kỷ cương, kỷ luật điều hành và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát, kiểm tra nội bộ.

Mười một: tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động các điểm mạng

lưới truyền thống và hiện đại; phát huy vai trò mũi nhọn của các phòng giao dịch.

Mười hai: xây dựng và triển khai chiến lược phát triển thương hiệu gắn với việc

Bên cạnh đó, BIDV cũng sẽ nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, khẩn trương sắp xếp kiện toàn mô hình tổ chức Đảng theo quy định của Bộ Chính trị, hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương; các tổ chức, đoàn thể chú trọng phát động các phong trào thi đua nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao…

4.2. Định hƣớng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Kinh Bắc đến năm 2025

Trong điều kiện tình hình nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới sẽ có nhiều biến động, nắm bắt được những thời cơ, cơ hội cũng như nhận biết được những khó khăn, thách thức, BIDV Kinh Bắc đã lựa chọn mục tiêu cho những năm tiếp theo là: Ổn định, tập trung mọi nguồn lực để vượt qua thử thách, chuẩn bị cho sự tăng trưởng. Do vậy, bên cạnh các giải pháp tăng cường kiểm soát, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh, BIDV Kinh Bắc đã và đang nỗ lực để cải tổ và tái cấu trúc, tăng năng lực tài chính, năng lực quản trị, tiếp tục đầu tư công nghệ, xây dựng BIDV Kinh Bắc hướng tới sự tăng trưởng bền vững, lành mạnh. Dựa vào định hướng phát triển hệ thống Ngân hàng Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ, định hướng phát triển hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam của Ban điều hành, BIDV Kinh Bắc cũng xây dựng định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đến năm 2025, như sau:

− Phấn đấu tạo sự dịch chuyển quan trọng nhằm khai thác tối đa hiệu quả hoạt động từ mô hình TA2, từng bước đưa BIDV Kinh Bắc trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu của BIDV trong lĩnh vực bán lẻ, góp phần tạo nên sự ổn định và phát triển vững chắc của toàn ngành.

− Xây dựng kế hoạch, lộ trình để gia tăng thị phần bán lẻ trong khu vực và trên địa bàn hoạt động. Kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn tiền gửi và cân đối vốn của BIDV Kinh Bắc dựa trên chỉ tiêu mà Hội sở chính giao.

− Tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất, tạo việc làm, thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Kiểm soát tín dụng đối với khách hàng chứng khoán, bất động sản nhằm hạn chế nợ quá hạn và nợ xấu phát sinh.

− Tiếp tục kiện toàn mô hình tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ, thực sự phát huy hiệu quả của công tác giám sát, kiểm tra của BIDV Kinh Bắc.

− Rà soát các điểm giao dịch kinh doanh không hiệu quả để có biện pháp xử lý dứt điểm tránh gây lãng phí về nguồn lực. Bên cạnh đó, tiếp tục tìm kiếm và phát triển mạng lưới tại các khu vực dân cư, địa bàn có tiềm năng và hiệu quả. Qua đó phát triển các kênh phân phối, đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư, đẩy mạnh đầu tư các dự án có ưu thế trong cạnh tranh.

− Nâng cao chất lượng và đổi mới đào tạo gắn với mục tiêu kinh doanh, xây dựng đội ngũ cán bộ vừa có năng lực chuyên môn vừa có đạo đức nghề nghiệp tinh thông nghiệp vụ để bán và giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến khách hàng, góp phần giữ vững, duy trì và bồi đắp giá trị thương hiệu, uy tín của BIDV Kinh Bắc nói riêng và BIDV nói chung.

Cụ thể:

− Ngân hàng cần đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng; tích cực tìm kiếm các nguồn vốn mới, trong đó chú trọng các nguồn tiền gửi ổn định từ các tổ chức kinh tế và dân cư; phát triển mở rộng cơ sở khách hàng, thực hiện tốt công tác chăm sóc, tiếp thị đặc biệt là những khách hàng có nguồn tiền gửi lớn; chủ động triển khai sản phẩm huy động vốn, mở rộng thị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh.

− Tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo an toàn và hiệu quả; tập trung vào công tác bán hàng, nâng cao chất lượng công tác phân tích, đánh giá, dự báo để có định hướng tín dụng rõ ràng với từng nhóm khách hàng và từng ngành hàng.

− Ngân hàng cần cơ cấu lại danh mục đầu tư; thực hiện tăng trưởng đi cùng với đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm quản lý tốt rủi ro thanh khoản, lãi suất, tối đa hóa khả năng sinh lời; phát triển các sản phẩm đầu tư mới như phái sinh và cấu trúc, áp dụng phương pháp quản lý danh mục đầu tư, kỹ thuật quản lý hiện đại và chuyên nghiệp. − Việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ là cần thiết. Bên cạnh đó, ngân hàng nên tiếp tục tiếp cận và đẩy mạnh tiếp thị sản phẩm ngoại hối cho khách hàng

tiềm năng, tập trung vào các khách hàng lớn; tăng cường hoạt động bán chéo ngoại tệ, tín dụng, tiền gửi, tài trợ thương mại nhằm gia tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường.

− Ngân hàng cần nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, giữ vững thị phần và tăng hiệu quả hoạt động; tích cực quan tâm đẩy mạnh các hoạt động nhằm giữ vững thị phần và phát triển cơ sở khách hàng, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử và các hoạt động kiều hối. − Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần tích cực hoàn thiện hệ thống chính sách quản trị rủi ro, hệ thống cảnh báo sớm tự động; kiện toàn bộ máy; kiểm tra kiểm soát nội bộ nhằm quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của cả hệ thống. − Ngân hàng tích cực đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ như hệ thống mạng lưới ngân hàng, chuẩn hóa công tác cán bộ, cơ chế lương và khen thưởng,… và các hoạt động an sinh xã hội.

− BIDV Kinh Bắc cần tích cực triển khai các hoạt động quảng bá hình ảnh ra thị trường, ra tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn.

− Ngân hàng phải tăng cường đầu tư vào việc nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại để quản lý nghiệp vụ phù hợp với tiến trình đổi mới quản lý kinh tế ở Việt Nam và thông lệ quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

− Ngân hàng cần củng cố, sắp xếp lại hệ thống mạng lưới theo hướng tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với mô hình hoạt động của một ngân hàng hiện đại, phát triển các tổ chức mạng lưới mang tính chất trọng điểm, tập trung vào các khu vực kinh tế sôi động, nhiều tiềm năng phát triển.

− Ngân hàng sẽ tích cực đào tạo và đào tạo lại cán bộ vì con người là nhân tố chính quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh; đào tạo theo hướng cán bộ có đủ những kiến thức, tư duy và kỹ năng về kinh tế thị trường hiện đại.

− Ngân hàng sẽ tiến hành cải cách thủ tục hành chính trong mọi hoạt động ngân hàng, thực hiện giao dịch một cửa, áp dụng những quy trình công nghệ mới vào công tác quản lý kinh doanh dịch vụ ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc tỉnh bắc ninh​ (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)