5. Kết cấu của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn trong quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước trong hoạt động khai thác khoáng sản (than) tại các địa phương
Tỉnh Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú đƣợc phân bố đều trên toàn Tỉnh, trong đó tài nguyên than có trữ lƣợng rất lớn, đây cũng là nguồn tài nguyên đƣợc Chính Phủ phê duyệt quy hoạch duy trì và phát triển khai thác đảm bảo chiến lƣợc an ninh năng lƣợng Quốc gia. Do đó, trong khuôn khổ đề tài đƣợc nghiên cứu về “Tăng cƣờng quản lý hoạt động khai thác than trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh”, nên luận văn tập trung nghiên cứu quản lý nhà nƣớc trong hoạt động khai thác khoáng sản là khoáng sản Than.
a. Kinh nghiệm quản lý của thành phố Cẩm Phả
tế - xã hội địa phƣơng tăng trƣởng, phát triển nhanh, bền vững. Tuy nhiên song song với sự phát triển còn có nhiều nguy cơ tiềm ẩn, phức tạp tác động, ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc về tài nguyên khoáng sản và môi trƣờng, trong đó có hoạt động than, cần phải đƣợc quan tâm.
Với tiềm năng lợi thế, xác định rõ tầm quan trọng công tác quản lý nhà nƣớc về tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển của địa phƣơng, hàng năm Thành uỷ, UBND thành phố ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các phƣờng, xã ở địa phƣơng triển khai thực hiện nhiều giải pháp quản lý nhà nƣớc về tài nguyên khoáng sản. Đồng thời, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền phƣờng, xã tập trung đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phòng ngừa; tuần tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm pháp luật về tài nguyên khoáng sản; thành lập đoàn liên ngành từ thành phố đến phƣờng, xã tổ chức tuần tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật vềtài nguyên khoáng sản ngay tại cơ sở, không để phát sinh thành điểm nóng, phức tạp. Phối hợp với các đơn vị thuộc Vinacomin và Tổng công ty Đông Bắc tăng cƣờng quản lý chặt nguồn than trong và ngoài ranh giới mỏ của đơn vị; bố trí lực lƣợng nắm tình hình, điều tra cơ bản các ổ nhóm đối tƣợng hình sự liên quan đến than, phát hiện ngăn chặn kịp thời các địa bàn tiềm ẩn, phức tạp về hoạt động vi phạm khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, kinh doanh than trái phép, cũng nhƣ hoạt động trộm cắp, thông đồng để mua bán, tiêu thụ than trái phép trong, ngoài doanh nghiệp ngành Than. Cùng với đó, Cẩm Phả đặc biệt coi trọng việc phối hợp với các ngành chức năng, đoàn thể trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động ngƣời dân địa phƣơng tích cực vào cuộc quản lý, tố giác, đấu tranh với các hành vi vi phạm tài nguyên khoáng sản; khai thác, vận chuyển, lập bến bãi và kinh doanh than trái phép…
Sự quyết liệt, đồng bộ các biện pháp nên tình trạng vi phạm về tài nguyên khoáng sản; hoạt động khai thác, chế biến, tiêu thụ, kinh doanh than
trái phép ở TP Cẩm Phả cơ bản đƣợc kiểm soát và kiềm chế. Đặc biệt 6 tháng đầu năm 2015, Công an thành phố đã kiểm tra, xử lý 27 vụ, 31 đối tƣợng vi phạm trong hoạt động than. Tạm giữ trên 345 tấn than các loại. Trong số các vụ việc này, đã khởi tố 1 vụ, 3 bị can về hành vi thông đồng trộm cắp than; 12 vụ, 12 đối tƣợng vận chuyển than trái phép; số vụ và đối tƣợng còn lại là vi phạm lập bến bãi, thu gom than trái phép...
b. Kinh nghiệm quản lý của thành phố Hạ Long
Thành phố coi trọng bảo vệ môi trƣờng, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trƣờng nhằm phát triển kinh tế “xanh” từ những áp lực về đô thị hóa, phát triển kinh tế đang gây ra vấn đề cần phải giải quyết. Tăng cƣờng công tác quản lý bảo vệ tài nguyên và khai thác tốt, chấm dứt tình trạng khai thác, vận chuyển, kinh doanh, chế biến than trái phép trên địa bàn.
Từ năm 2014 UBND Thành phố đã quán triệt chỉ đạo các đơn vị chức năng trên địa bàn nhiều giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc trong hoạt động kháng sản, ngăn chặn, xử lý các hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến than trái phép, nhƣ Đẩy mạnh hoạt động của kiểm tra liên ngành; tổ chức và kiểm soát các trạm chốt hoạt động 24/24h kiểm tra các phƣơng tiện vận chuyển than không rõ nguồn gốc trên các tuyến đƣờng bộ, đƣờng thủy; Thông báo rộng rãi trong dân về đƣờng dây nóng của Tỉnh, Thành phố, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, khoáng sản đến quần chúng nhân dân. Phối hợp chặt chẽ với Vinacomin và Tổng công ty Đông Bắc trong tác quản lý, bảo vệ tài nguyên than; kịp thời hỗ trợ về kinh phí, phƣơng tiện và nhân lực để phối hợp với địa phƣơng kiểm tra, ngăn chặn và xử lý hoạt động khai thác than trái phép. Bằng sự quyết liệt vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các doanh nghiệp trên địa bàn chỉ 07 tháng đầu năm 2014 toàn thành phố triệt phá 56 lƣợt cửa lò khai thác than trái phép; kiểm tra và xử lý yêu cầu hoàn nguyên 4 điểm bốc xúc đất đồi trái phép
có dấu hiệu khai thác than; xử lý 2 vị trí có hiện tƣợng khai thác than tận thu; tổ chức khám nghiệm 3 cửa lò cũ; bắt giữ nhiều xe có hành vi vận chuyển than và xử phạt vi phạm hành chính các trƣờng hợp hoạt động than trái phép...
c. Kinh nghiệm quản lý của Thành phố Uông Bí
Trong những năm qua, bên cạnh những thuận lợi cơ bản mà ngành Than mang lại, là những khó khăn, tồn tại, bất cập nhƣ: Ô nhiễm môi trƣờng sống do khai thác, vận chuyển than tuy đã đƣợc quan tâm đầu tƣ nhƣng cũng chƣa đƣợc cải thiện nhiều (ô nhiễm bụi, tiếng ồn, nước thải công nghiệp ở mức cao, rừng bị tàn phá, các bãi thải chậm hoàn nguyên, đường giao thông xuống cấp...). Bên cạnh đó, việc khai thác than lộ thiên chiếm diện tích rộng trên 600ha rất khó kiểm soát tình trạng đào bới, khai thác trái phép. Tình trạng ngƣời dân bao gồm cả dân trong và ngoài địa phƣơng vào các hiện trƣờng, bãi thải thu gom, vận chuyển than làm cho tình hình an ninh trật tự có thời điểm diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý.
Trƣớc thực trạng trên, Thành phố đã chỉ đạo các UBND phƣờng chủ động tổ chức triển khai quán triệt, học tập các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch của Đảng, Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Cùng với việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển KT- XH địa phƣơng, điển hình là phƣờng Vàng Danh luôn quan tâm chỉ đạo việc tuyên truyền phổ biến và thực hiện Luật môi trƣờng, Luật khoáng sản, các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác bảo vệ môi trƣờng thông qua vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân tới cán bộ đoàn viên, hội viên và nhân dân để thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn. Tổ các đoàn kiểm tra, đoàn công tác của thành phố, xã kiểm tra, giám sát việc đổ thải, xây dựng các công trình bảo vệ môi truờng, việc trồng cây hoàn nguyên môi trờng của các đơn vị khai thác, vận chuyển than, tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc, khí bụi đã giảm so với trƣớc thải, nâng cấp đƣờng vận chuyển.
Thực hiện tốt Chỉ thị 11- CT/TU ngày 9/4/2008 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ về “Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý các hoạt động khai thác, vận chuyển chế biến và tiêu thụ than trên địa bàn”, các công văn chỉ đạo của UBND tỉnh, ngành than, Thành uỷ, UBND thành phố... Tăng cƣờng công tác tuyên truyền sâu rộng cho các tổ chức, đội ngũ cán bộ, nhân dân khu thôn, các trƣờng học; tổ chức tuyên truyền, đối thoại trực tiếp với đồng bào dân tộc để ngăn chặn tình trạng vào khai trƣờng nhặt than làm mất trật tự an ninh khu vực, tăng cƣờng kiểm tra chấn chỉnh các nhà thầu với các công ty về quản lý tạm trú, tạm vắng. Tổ chức ký cam kết giữa chính quyền với các khu thôn, cơ quan đơn vị doanh nghiệp; ký cam kết với hộ dân sát với địa bàn khai thác than. Đồng thời, phối hợp với các doanh nghiệp đơn vị ngành Than, các ngành chức năng của thành phố xây dựng quy chế phối hợp, quy định rõ trách nhiệm cụ thể để tăng cƣờng kiểm tra xử lý giảm tối thiểu vụ việc thất thoát tài nguyên, đảm bảo an ninh chính trị trật tự xã hội. Hàng năm đều tổ chức sơ kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện, rút ra những bài học kinh nghiệm, gắn với công tác đảm bảo môi trƣờng. Đối với Uỷ ban nhân dân, công an phƣờng và các cơ quan doanh nghiệp có chƣơng trình kế hoạch công tác, quy chế phối hợp cụ thể thƣờng xuyên tăng cƣờng kiểm tra trên các khai tr- ƣờng, vùng giáp ranh các tuyến đƣờng vận chuyển, kho bãi, cửa lò, bãi thải, các điểm khai thác, thu gom, lập lán trại trái phép; những vụ việc phức tạp báo cáo thành phố tăng cƣờng lực lƣợng để truy quét, xử lý kịp thời, kiên quyết không để điểm nóng, để vụ việc phức tạp đến an ninh chính trị, trật tự xã hội; lập lại trật tự trong việc quản lý, khai thác, thu gom, vận chuyển tiêu thụ than.
1.2.2. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước trong hoạt động khai thác than đối với thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về hoạt động khoáng sản của các địa phƣơng có hoạt động khai thác khoáng sản, trọng tâm là hoạt động khai thác than đã và đang thực hiện theo sự chỉ đạo của Tỉnh Ủy, UBND Tỉnh Quảng
Ninh. Tuy nhiên mỗi khu vực cũng còn có những nét văn hóa vùng miền địa phƣơng mang tính đặc thù cần phải có hình thức quản lý phù hợp. Đối với thị xã Đông Triều định xác đƣợc bài học kinh nghiệm sau:
Tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong việc quản lý, khai thác, vận chuyển, chế biến và kinh doanh than trên địa bàn thị xã, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thƣờng xuyên. Duy trì công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân các Luật: Tài nguyên khoáng sản, Đất đai, Bảo vệ môi trƣờng, Bảo vệ và phát triển rừng để nhân dân tự giác chấp hành và trực tiếp tham gia bảo vệ tài nguyên than.
Tăng cƣờng trách nhiệm của ngƣời đứng đầu địa phƣơng, đơn vị: Bí thƣ Đảng uỷ, Chủ tịch UBND, Trƣởng Công an xã, phƣờng, thủ trƣởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm nếu để xảy ra việc khai thác, vận chuyển, chế biến và lập bến bãi kinh doanh than trái phép trên địa bàn đơn vị, địa phƣơng mình quản lý; phân định rõ trách nhiệm của ngƣời đứng đầu địa phƣơng, đơn vị có liên quan.
UBND các cấp của thị xã thực hiện tốt quy chế phối hợp với các đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc, tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực tài nguyên, đất đai, công tác quản lý hộ tịch hộ khẩu trên địa bàn thị xã; chỉ đạo các hộ dân có đất trong ranh giới quản lý mỏ thực hiện nghiêm túc các cam kết đã ký.
Xử lý nghiêm các vi phạm và kịp thời khen thƣởng, biểu dƣơng những tập thể, cá nhân điển hình, tích cực trong công tác quản lý khai thác vận chuyển, chế biến và kinh doanh than trái phép trên địa bàn.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng quản lý Nhà nƣớc về khai thác than trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh nhƣ thế nào?
- Nhƣ̃ng yếu tố nào tác đô ̣ng đến quản lý khai thác than trên đi ̣a bàn thi ̣ xã Đông Triều trong thời gian qua ?
- Để tăng cƣờng công tác quản lý khai thác than trong thời gian tới , cấn phải có những giải pháp gì đối với thị xã Đông Triều?
2.2. Phƣơng phá p nghiên cƣ́u
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Đông Triều là thị xã thuộc khu vực cửa ngõ phía tây tỉnh Quảng Ninh, đây cũng là vùng có nguồn tài nguyên than phân bố lớn đƣợc quy hoạch phát triển khai thác, tham gia ổn đinh an ninh năng lƣợng Quốc gia và phát triển kinh tế khu vực. Trên địa bàn thị xã có 07 đơn vị hoạt động khai thác than, trong đó có 03 đơn vị đƣợc Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam giao ranh giới quản lý mỏ gồm: Công ty than Mạo Khê, Công ty than Hồng Thái, Công ty than Uông Bí; 03 đơn vị thuộc Tổng Công ty Đông Bắc gồm: Công ty TNHH MTV 91, Công ty TNHH MTV 397 và Công ty TNHH MTV 618; Xí nghiệp khai thác, kinh doanh than Đông Triều trực thuộc Công ty cổ phần xây dựng và xi măng Quảng Ninh đƣợc UBND tỉnh cấp phép khai thác và cho thuế đất để hoạt động tại xã Nguyễn Huệ. Đến nay có 6/7 đơn vị đang hoạt động sản xuất khai thác than, còn lại Xí nghiệp khai thác, kinh doanh than Đông Triều tạm dừng khai thác từ năm 2011 do trữ lƣợng than ít, chất lƣợng kém, khai thác không hiệu quả.
Ranh giới quản lý nằm trải trên địa bàn 08 xã, phƣờng là: Mạo Khê, Yên Thọ, Hoàng Quế, Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây, Bình Khê, Tràng
khu dân cƣ, nằm trong các vùng diện tích trồng rừng, trồng cây ăn quả... nên công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động khai thác, vận chuyển than trái phép gặp nhiều khó khăn.
Về quản lý hoạt động khai thác than trên địa bàn thi xã Đông Triều của Đề tài đặt ra tập trung chính là 07 đơn vị. Tuy nhiên để tìm hiểu cụ thể, tác giả lựa chọn 01 đơn vị khai thác than đại diện cho 07 đơn vị đang hoạt động khai thác than trên địa bàn thị xã để khảo sát nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp liên quan đến quản lý nhà nƣớc trong hoạt động khoáng sản từ các Nghị định, Quyết định, Thông tƣ,... của Trung ƣơng, tỉnh Quảng Ninh, thị xã Đông Triều và tập trung các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, các số liệu về quan đến quản lý nhà nƣớc trong hoạt động khoáng sản, khai thác than tại thị xã Đông Triều; các tài liệu, báo cáo, các công trình nghiên cứu khoa học, website viết về quản lý khai thác than và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực khoáng sản than.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin
Sử dụng các phƣơng pháp bảng thống kê, phân tổ thống kê để tổng hợp số liệu sơ cấp và thứ cấp theo chỉ tiêu phân tích đáp ứng yêu cầu phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác than tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp sau để phân tích số liệu về tình hình quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác than tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh:
2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập đƣợc tiến hành thống kê, phân tích lại toàn bộ các tài liệu, xử lý số liệu và thông qua các số bình quân, số tuyệt đối, số tƣơng đối để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu.
2.2.4.2. Phương pháp so sánh
Tổng hợp số liệu theo yêu cầu, sau đó tiến hành so sánh giữa các thời kỳ để đánh giá các động thái phát triển của hiện tƣợng, bản chất kinh tế, xã hội theo thời gian, không gian. Từ số liệu tính toán đƣợc nhận xét, đánh giá